src="http://danluan.org/files/u1/sub01/283804_107468259349740_100002596980002_64399_819605_n.jpg"
width="600" height="397"
alt="283804_107468259349740_100002596980002_64399_819605_n.jpg" /></center>
Cũng mới tham gia mạng xã hội FaceBook độ từ cuối năm ngoái
đến nay, vốn ẩn danh, lại hay thay đổi Blog với tên của Blog
lắm nên bạn bè không ổn định. Rồi từ hơn 10 ngày trước
tình cờ "đi lạc" vào Blog trên FaceBook của anh Lê Diễn Đức,
rồi comment, rồi kết nối Blog.
Thực ra cũng đã biết đến bút danh Lê Diễn Đức từ lâu
rồi trên các trang mạng đấu tranh cho Dân chủ ở Việt Nam,
thấy có những quan điểm có hệ thống, hợp lý hợp thời,
thái độ hiếu khách.
<center><img
src="http://danluan.org/files/u1/sub01/269174_107173059379260_100002596980002_61855_4095769_n.jpg"
width="600" height="450"
alt="269174_107173059379260_100002596980002_61855_4095769_n.jpg" /></center>
<center><em>Lê Diễn Đức những ngày của tháng 11 năm 2010 ở
Seattle, Washington, tiểu bang mang tên "Evergreen". Ảnh lấy từ
FaceBook của anh Đức.</em></center>
Nay nhân Blog có kết nối với Blog của anh trên mạng xã hội,
và nhân có những bài viết, những trạng thái chia sẻ của anh
trên Blog, đã vào Comment bày tỏ, trao đổi, giờ tổng hợp
lại những Comments có cùng nội dung về một số vấn đề liên
quan đến quá trình chuyển tiếp Dân chủ và xây dựng Thể
chế cho Việt Nam hiện nay, thành một bài.
Bài có bổ sung vào một số đoạn cho câu đối thoại của
Buông Lơi để làm rõ ngữ cảnh hơn từ các Comments mà nguyên
văn vốn bỏ qua ngữ cảnh khi viết trong các bài viết, các
trạng thái chia sẻ cụ thể của Blog Lê Diễn Đức mặc nhiên
đã có ngữ cảnh; và có bỏ, hoặc thay đổi những đoạn trò
chuyện mang tính "chọc vui thân thiện khi Online".
Các đoạn trả lời của anh Lê Diễn Đức vẫn giữ nguyên
văn.
Và sau đây là bài trò chuyện "tựa như phỏng vấn".
<strong>Buông Lơi:</strong> Xin anh Đức cho biết, khi anh viết:
"Ngay sau khi nhà nước dân cử thiết lập, các Câu lạc bộ Tài
chính quốc tế Paris và London đã xoá cho Ba Lan phân nửa số
nợ do chế độ cộng sản để lại, trị giá hơn 20 tỷ đôla.
Còn Liên minh châu Âu (EU) đã và đang chi viện cho Ba Lan phát
triển kinh tế với 67 tỷ € (69 tỷ € tính theo vật giá cố
định) trong tài khoá 2007-2013. Một số tiền khổng lồ!".
Thì tôi cũng đã thấy, việc này đã rõ như ban ngày rồi. Anh
không cần trích dẫn nguồn nữa.
Tuy nhiên cách chứng minh quan điểm về viện trợ mang tính
chất ủng hộ Dân chủ hay Dự thảo được chấp thuận về
phát triển thị trường thống nhất EU, cầu thị mong anh Đức
làm rõ thêm.
Xin anh trả lời ngắn gọn đỡ mất thời gian, vì người vào
Blog của anh ít nhiều "có máu mặt"!
Mỗi lời anh viết (gõ) là Sinh viên đọc. Ngôn ngữ thuyết
phục là cần.
Lưu ý: Sinh viên VN trong nước, được đào tạo theo chủ
trương "vừa hồng vừa chuyên", chương trình như thế nào và
kết quả sao anh chắc biết.
(Mỉm cười)
<strong>Lê Diễn Đức:</strong> "Quan điểm về viện trợ mang
tính chất ủng hộ Dân chủ hay Dự thảo được chấp thuận
về phát triển thị trường thống nhất EU, cầu thị mong anh
Đức làm rõ thêm".
- Trả lời: Cả hai.
Tất cả các nước cựu CS đều được Mỹ và Tây Âu chi viện
cho phát triển kinh tế sau khi chế độ CS sụp đổ vào năm
1989, trong đó hai Câu lạc Bộ tài chính quốc tế quan trọng là
Paris và London đã xoá ngay lập tức phần lớn nợ cho Ba Lan và
một số nước khác. Có nghĩa rằng, các nền Dân chủ non trẻ
được ủng hộ thực sự bằng vật chất ngay từ những ngày
đầu tiên, chứ không chỉ tinh thần, nói suông.
Mãi tới năm 2005 Ba Lan và nhiều nước cựu CS khác mới gia
nhập EU. Các thành viên EU được hưởng tiền cho phát triển
kinh tế trong khuôn khổ ngân sách chung của EU, có đàm phán
dựa vào tiềm năng của từng quốc gia, nhưng các nước cựu CS
được nhiều ưu đãi hơn trong lĩnh vực xây dựng hạ tầng và
bảo vệ môi trường (xử lý ô nhiễm), nâng cao mức sống
nhằm rút ngắn dần khoảng cách giữa các thành viên cũ giàu
và mới nghèo - là một trong những mục tiêu của EU. Trong
chương trình chung, các nền dân chủ non trẻ còn được thêm
tiền từ các thứ quỹ khác, gọi là quỹ gắn kết, quỹ đoàn
kết...
Có nghĩa là xoá bỏ chế độ CS, xây dựng dân chủ được quá
nhiều, quá đã!
Tuy nhiên không phải mỗi nước đều biết sử dụng đồng
tiền của EU có hiệu quả như nhau. Cái này phụ thuộc vào tài
năng và chính sách của quốc gia đó. Vì thế có nước đạt
thành quả tốt, như Ba Lan, có có nước tệ hơn.
(Mỉm cười)
<strong>Buông Lơi:</strong> Một trong nghững vấn đề không kém
phần... được quan tâm là: Nếu VN chế độ này không còn
nữa, thì Tư bản đỏ vẫn lại là... tiếp tục cầm quyền
trong thời gian đầu, vì họ áp đảo về vốn, chứ Công dân
bình dân, Trí thức cũng chỉ là kẻ làm thuê. Và môi trường
Luật pháp mới TẠO CƠ HỘI BÌNH ĐẲNG cho mọi công dân thì
từ lý thuyết đến hiện thực lại còn là một quá trình.
Biết anh chưa lâu, anh có bài viết nào về vấn đề này chưa
xin anh cho Link!
<strong>Lê Diễn Đức:</strong> Nước Nga bỏ chế độ CS thực
hiện có đa đảng (ĐCS Nga, đảng Yablko, đảng dân tộc cực
đoan... có chân trong quốc hội), bầu cử tự do, truyền thông
có tư nhân (nhưng bị kiểm soát và khống chế rất mạnh, các
nhà báo chỉ trich chính quyên bị ám sát, thủ tiêu).
Trong một số bài viết mình đã đề cập đến mối lo ngại
về một khuôn mẫu của nước Nga chuyên chế do KGB và tài
phiệt đỏ nắm quyền mà rất có thể VN sẽ gặp phải trong
tương lai.
Tuy nhiên để tránh vấn đề này và những bất ổn tương tự
như ở Ukraine, Georgia, Iraq,... chính phủ dân chủ đầu tiên và
toàn dân, đặc biệt là giới trí thức, phải xây dựng một
bản Hiến pháp tốt để bảo vệ thành quả dân chủ và xây
dựng các định chế dân chủ bền vững để kiểm soát xã
hội và sân chơi ngay từ đầu, mà trong đó tuyệt đối bảo
vệ báo chí tự do, hoạt động của các tổ chức phi chính
phủ, dân sự hoá lãnh đạo quốc phòng, an ninh, độc lập hoá
và phi chính trị ngành Tư pháp (các thẩm phán không được
nằm trong đảng phái chính trị), v.v... – là những điều rất
quan trọng.
Đây là một đề tài lớn, các chính trị gia có thể tìm
hiểu, học hỏi rất nhiều từ xây dựng xã hội dân sự ở
các nước thành công như Ba Lan và rất phức tạp nhưng tiến
dần đến ổn định và hoà hợp dân tộc như Iraq.
<strong>Buông Lơi:</strong> Vấn đề Dân sự hoá lãnh đạo Quốc
phòng, An ninh như Mỹ như Pháp.v.v.. từ lâu tôi cũng đã thấy
hay.
<strong>Lê Diễn Đức:</strong> Một số người thoạt đầu không
hiểu cho rằng sao lại dân sự hoá lãnh đạo quân đội, an
ninh.
Ba Lan ngay từ khi có chế độ dân chủ đã thực hiện điều
này. Nó sẽ ngăn ngừa quân đội, an ninh áp lực lên chính
quyền (mà Thái Lan là một bài học gần) và đưa quân đội, an
ninh về đúng chức năng của họ là người lính, công cụ
độc lập với đảng cầm quyền (vì các đảng cầm quyền thay
đổi qua các kỳ bầu cử), thực hiện nhiệm vụ "đánh đấm"
của họ trên mặt trận bảo vệ đất nước và trật tự xã
hội theo các chính sách chính trị của nhà nước dân sự.
<strong>Buông Lơi:</strong> Chuyển tiếp Cách mạng, về Chính trị
thì đã có nhiều kinh nghiệm từ các nước, và sẽ có những
nghiên cứu cụ thể hơn. Càng ổn thoả hơn khi chuyển tiếp
từ ngay trong chính hàng ngũ lãnh đạo (Liên Xô, Đông Âu), cũng
dễ thở hơn chút khi chuyển tiếp bằng biểu tình của dân
chúng như Bắc Phi Ả rập, dù sao cũng có mấy lãnh tụ Hồi
giáo phe này phái nọ có uy tín trong tín đồ, nói dân còn nghe.
Nhưng VN, nếu nói chuyển tiếp từ trong chính giới, e khó, vì 2
phe, lại tương quan quan hệ Mỹ Tàu, Mỹ luôn cân bằng quan
hệ, nhưng Tàu đối với VN quyết không để mất "phe thân
Tàu". Vậy còn cách biểu tình tự phát bùng phát của công
chúng.
Song, như đã nói ở trên, VN không thuần nhất Tôn giáo, khái
niệm Dân chủ nhiều người còn mờ nhạt (hoặc còn vương tư
tưởng Thiên mệnh cực đoan của Khổng giáo), thì tuy vấn đề
Chính trị là một việc, còn vấn đề xã hội, vâng, vấn đề
xã hội nảy sinh ở cái đất nước mà tội phạm, tệ nạn xã
hội v.v.. đầy rẫy thì nạn hôi của, kích động gây rối
trộm cắp, nạn kẻ xấu nhân cơ hội trả thù cá nhân quan
chức, doanh nghiệp (bị cho là tư bản đỏ)... sẽ giải quyết
ra sao.
Tôi đã trao đổi chuyện này với ít nhất một người gần
nhà, cử nhân Văn khoa thời Việt Nam CH... nay miễn cưỡng mang
quốc tịch Mỹ vì lý do riêng, nói là khi chính biến sẽ có
các Tôn giáo, các Hội tự nguyện lập ra các Tổ nhóm tự
quản để ổn định xã hội dân cư khỏi nạn lưu manh côn
đồ tư thù cá nhân v.v...
Nghe cũng có lý, nhưng thấy chưa thấu đáo, ở cái xã hội mà
đạo đức con người đã xuống cấp như hiện nay.
Liệu anh có cho đây là vấn đề cũng nóng hổi và nếu cho là
như vậy thì anh đã có quan điểm giải pháp gì cho chuyện này
chưa?
(Không có trả lời, hic, đợi lâu quá chắc anh ấy bận lắm,
Đáng ra sau khi anh ấy trả lời, định xin hỏi thêm câu cuối.
Thôi đành đăng từng này. Nếu có bỏ sung thêm. Giờ có bao
nhiêu xài bấy nhiều, đoạn sau ai nấy tự luận).
(Nếu anh Đức trả lời câu hỏi sau, thì câu hỏi cuối cùng
mong anh trả lời là: " Vậy theo quan điểm của anh, các thể
chế Dân chủ Tư sản thịnh hành nay trên trường Quốc tế,
theo như ngôn ngữ Luật định của Nhà nước VN, gồm Cộng hoà
Tổng thống, Cộng hoà Lưỡng tính, Quân chủ Đại nghị, Cộng
hoà Đại nghị, thì VN khi chuyển tiếp Dân Việt ta nên chọn
theo mô hình nào là phù hợp?).
***********************************
Entry này được tự động gửi lên từ trang Dân Luận
(http://danluan.org/node/9310), một số đường liên kết và hình
ảnh có thể sai lệch. Mời độc giả ghé thăm Dân Luận để
xem bài viết hoàn chỉnh. Dân Luận có thể bị chặn tường
lửa ở Việt Nam, xin đọc hướng dẫn cách vượt tường lửa
tại đây (http://kom.aau.dk/~hcn/vuot_tuong_lua.htm) hoặc ở đây
(http://docs.google.com/fileview?id=0B_SKdt9lFNAxZGJhYThiZDEtNGI4NC00Njk3LTllN2EtNGI4MGZhYmRkYjIx&hl=en)
hoặc ở đây (http://danluan.org/node/244).
Dân Luận có các blog dự phòng trên WordPress
(http://danluan.wordpress.com) và Blogspot (http://danluanvn.blogspot.com),
mời độc giả truy cập trong trường hợp trang Danluan.org gặp
trục trặc... Xin liên lạc với banbientap(a-còng)danluan.org để
gửi bài viết cho Dân Luận!
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét