viết về việc một số người bị giữ tại những nơi thuộc
cơ quan chính quyền (nhưng không nhất thiết phải là trại giam)
trong vài giờ đến vài ngày để "làm làm việc" với công
an. Một số người khác bị công an mặc thường phục bắt
trong các cuộc biều tình chống Trung Quốc và đưa về trụ sở
công an hay các đơn vị hành chánh (Phường) và bị giữ lại
trong nhiều giờ đống hồ để "làm việc" trước khi
được thả cho ra về. Trước đây, rất nhiều người đả bị
"mời làm việc" với công an ban ngày, tối được về nhà,
như trường hợp của G.S. Nguyễn Huệ Chi, nhà thơ Bùi Chát,
cũng như một số người thường được gọi là "bất đồng
chính kiến". Vậy bản chất cuả các việc "mời làm
việc" có khác gì với việc "bắt giữ" và do đó có trái
với tinh thần của nguyên tắc quốc tế Nhân Quyền, Hiến Pháp
và luật pháp Việt Nam hay không?
<h2>Luật Pháp Về Bắt Giữ (Arrest)?</h2>
Các điều qui định trong các văn bản quốc tế liên quan đến
nhân quyền (human rights), dân quyền (cvil rights), cũng như Hiến
Pháp nước CHXNCN Việt Nam và luật pháp Việt Nam (Luật Hình
Sự Tố Tụng) không đề cập đến khái niệm "làm việc"
với công an như các truờng hợp nêu trên, mà chỉ có qui định
vế bắt giữ (arrest). Việc bắt, giữ, và khám xét liên quan
trực tiếp đến dân quyền (civil rights) và nhân quyền (human
rights).
Theo Điều 9 của Bản Tuyên Ngôn Nhân Quyền:
<div class="special_quote">không ai có thể bị bắt, giam giữ, và
đầy ải một cách độc đoán
(Article 9: No one shall be subjected to arbitrary arrest, detention or
exile.)
Nguồn: http://www.un.org/en/documents/udhr/index.shtml</div>
Điều 9 (1) của Qui Uớc Quốc Tế vế Quyến Dân Sự và Chính
Trị (the International Covenant on Civil and Political Rights) cũng qui
định tương tự:
<div class="special_quote">Mỗi người có quyền tự do và an toàn
bản thân. Không ai có thể bị bắt giữ một cách độc đoán.
Không ai có thể bị tước đoạt quyền tự do trừ khi có lý do
và theo các thủ tục qui định bởi luật pháp.
Everyone has the right to liberty and security of person. No one shall be
subjected to arbitrary arrest or detention. No one shall be deprived of his
liberty except on such grounds and in accordance with such procedure as are
established by law.
Nguồn:
http://www.ohchr.org/Documents/Publications/training9chapter5en.pdf</div>
Quyền tự do và an toàn bản thân cũng có một chỗ đứng trang
trọng trong Hiến Pháp và luật pháp Việt Nam.
<div class="special_quote"><strong>Điều 71 Hiến Pháp nước CHXHCN
Việt Nam qui định</strong>:
Công dân có quyền bất khả xâm phạm về thân thể, được
pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khoẻ, danh dự và nhân
phẩm.
Không ai bị bắt, nếu không có quyết định của Toà án
nhân dân, quyết định hoặc phê chuẩn của Viện kiểm sát
nhân dân, trừ trường hợp phạm tội quả tang. Việc bắt và
giam giữ người phải đúng pháp luật.
Nghiêm cấm mọi hình thức truy bức, nhục hình, xúc phạm
danh dự, nhân phẩm của công dân.</div>
Bộ luật Tố tụng hình sự nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa
Việt Nam cũng xác nhận quyến bất khà xâm phạm vế thân thể
của công dân theo như tinh thần của các bản văn quốc tế về
nhân quyền và dân quyền.
<div class="special_quote">
<strong>Điều 6. Bảo đảm quyền bất khả xâm phạm về
thân thể của công dân</strong>
Không ai bị bắt, nếu không có quyết định của Toà án,
quyết định hoặc phê chuẩn của Viện kiểm sát, trừ trường
hợp phạm tội quả tang.
Việc bắt và giam giữ người phải theo quy định của Bộ
luật này.
Nghiêm cấm mọi hình thức truy bức, nhục hình. </div>
<h2>"Mời Làm Việc" Với Công An Ở Việt Nam</h2>
Theo Người Buôn Gió (Nguồn: http://danluan.org/node/9026), ngày 02
tháng 06 năm 2011, khi anh vừa đến sân bay Tân Sơn Nhất thì có
công an chờ sẵn và đưa anh về trụ sở một công an Phường
(đường Lê Văn Sĩ) để nói chuyện. Người Buôn Gió (Bùi Thanh
Hiếu) bị giữ tại đây 3 ngày cho đến chiều ngày 06 tháng 06
mới được ra về. Tương tự, theo như Mẹ Nấm (nguồn:
http://danluan.org/node/9057), chị cũng bị giữ ở đồn công an
(Phường Tân Thới Nhất, Quận 12) hơn 30 tiếng. Một số thanh
viên tham gia cuộc "tụ tập" ở Saigon ngày 5/6/2011 cũng bị
đưa về trụ sở UBND Quận và bị giữ lại để "làm
việc" trong nhiều giờ. Những người "làm việc" với
Người Buôn Gió, Mẹ Nấm, và các thanh niên tham gia "tụ tập"
không cho rằng những người trên bị bắt giữ. Như Người
Buôn Gió đã tường thuật:
<div class="special_quote"> Hết ngày 03/06, tính ra đã được 24
giờ. Mình đề nghị gửi giấy tạm giữ, lệnh bắt hoặc
triệu tập gì gì đó. Các anh nghe thế cười hềnh hệch như
là mình nói chuyện đùa, một anh bảo:
- Chú cứ nói bắt, ai bắt chú đâu, chú ở khách sạn chứ
ở nhà giam đâu mà kêu bắt. Sao lại cứ nghĩ nặng nề
thế.</div>
Theo lời của Mẹ Nấm:
<div class="special_quote"> Trong đồn công an, hễ mỗi lần tôi
nhắc đến chữ "tạm giữ", "bắt giam" là các anh, chị ấy có
phản ứng quyết liệt lắm.
- Tại sao chị cứ nói quá lên thế, chúng tôi chỉ mời
chị hợp tác làm việc chứ có tạm giam, tạm giữ gì đâu?
Nếu giữ người phải có lệnh của Viện kiểm sát, và nếu
thực sự tạm giữ chị thì chị không được phép đi ra đi
vô, thoải mái trao đổi với bạn chị ở phòng bên như nãy
giờ đâu.
<em>(Nguồn: http://danluan.org/node/9057)</em> </div>
Theo lời kể của một thanh niên tham gia "tụ tập" ngày
05/06/2011 tại Saigon:
<div class="special_quote"> Ngay khi cháu vừa tiến vào công viên 30/4
góc đường Alexandre De Rhodes và Phạm Ngọc Thạch thì từ bên
kia đường, 5-6 người thanh niên xông qua, tay chỉ thẳng mặt
cháu và hét to "nó đó" rồi họ chụp tay, ghì cổ đưa cháu
lên 1 chiếc xe máy vừa trờ tới và chở thẳng vào Ủy Ban
Nhân Dân Quận 1 đường Lê Duẩn trước sự chứng kiến đầy
e dè, không kịp phản ứng của một số người đứng gần
cháu ở công viên...
Ở đó, các anh an ninh không cho dùng từ bị bắt cũng như tạm
giữ mà chỉ được dùng từ "mời làm việc", một lời
mời hơi thiếu thiện chí, có chút thô bạo trong đưa đón,
không được ăn trưa và chẳng thể khước từ.
(<em>Nguồn: http://danluan.org/node/9185</em>)</div>
<h2>"Mời Làm Việc" Với Công An: Một Sự Vi Phạm Nhân
Quyền, Hiến Pháp nước CHXHCN Việt Nam và Luật Pháp Việt
Nam</h2>
Mặc dù công an không dùng chữ "bắt" hay "giữ" nhưng thực
chất những trường hợp "mời làm việc" và "bắt làm
việc" như nêu trên là các việc bắt giữ (arrest) không theo
đúng thủ tục luật pháp, một sự vi phạm trắng trợn nhân
quyền và dân quyền, cũng như vi phạm Hiến Pháp Việt Nam và
Bộ luật Tố tụng hình sự nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa
Việt Nam.
<strong>Thế nào là bắt giữ (arrest)?</strong>
Khi một người bị tước đoạt quyền tự do và bị giữ bởi
cảnh sát, người đó được coi là đã bị bắt giữ.
<div class="special_quote">An arrest is the act of depriving a person of his
or her liberty usually in relation to the investigation and prevention of
crime or harm to others and oneself as well. . . When a person is arrested
and taken into police custody, they have been seized.
Nguồn: http://en.wikipedia.org/wiki/Arrest</div>
Hãy xem trường hợp của Người Buôn Gió
<div class="special_quote">Tắm táp xong, pha trà uống, mình và hai
anh an ninh kia chuyện trò hỏi han về gia đình, vợ con. Hai cậu
ấy đều quen từ đợt bắt trước, nhiệm vụ là giám sát
chứ không phải là điều tra. Hai cậu ấy chỉ trông chừng
mình đừng sểnh mất, cho nên khi mình ngồi vui vẻ nói chuyện,
hai cậu cũng yên tâm vui vẻ chuyện cùng. Lát sau mình đi ngủ
mạch đến sáng.
Sáng 7 giờ mình dậy, hai anh an ninh dậy theo, vệ sinh xong
thì họ dẫn mình đi ăn sáng. Cháo, miến, phở, hủ tíu quanh
đó cũng phong phú, ăn gì thì tự chọn, họ ăn cùng, xong họ
trả tiền rồi ra quán cà fe. Đến giờ làm việc thì hai anh
bàn giao mình cho cán bộ điều tra.
Thời gian chính là ở khách sạn, đến bữa đi ăn có hai anh
an ninh đi cùng. Các anh thay ca nhau để nói chuyện với mình.
Không ai dùng từ canh gác, giám sát, mỗi lần thay ca họ lịch
sự bảo lát nữa có 2 anh khác đến nói chuyện với anh cho vui.
Ở khách sạn đêm ngủ mình nằm giường bên trong có chăn
gối, bên ngoài các anh ý nằm đi văng.
(Nguồn: http://danluan.org/node/9026)</div>
Trường hợp của Mẹ Nấm:
<div class="special_quote">Các anh/chị đề nghị tôi không được
nghe điện thoại, thậm chí có người đã giật lấy điện
thoại của tôi, nếu tôi không phản ứng lại vì xét thấy
mình phải "chấp hành nghĩa vụ của một công dân" có lẽ
điện thoại cũng bị tắt nguồn và niêm phong như bạn tôi bên
phòng kia rồi.
(Nguồn: http://danluan.org/node/9057)</div>
Và trường hợp của anh thanh niên đã tham gia "tụ tập"
ngày 5/6/2011 tại Saigon:
<div class="special_quote">...Sau khi trao đổi, tra hỏi, lấy tường
trình về lý lịch, về sự việc biểu tình ngày 05/06 và sự
việc sáng ngày hôm đó 12/06 thì cháu phải ngồi trong phòng cho
đến tận chiều.
(Nguồn: http://danluan.org/node/9185)</div>
Những trường hợp trên đây được coi là bắt giữ (arrest) vì
những người kể trên bị đặt dưới quyền quản lý của
nhân viên công lực. Mọi hành động của họ nhất nhất phải
có sự đồng ý và theo hướng dẫn của công an, và nhất là
họ không có quyền tự do di chuyển (tức là rời điạ điểm
tạm giữ). Sở dĩ công an không dùng hai chử "bắt giữ"
trong trường hợp này vì họ không theo đúng thủ tục đòi
hỏi cho việc bắt giữ, có nghĩa là họ không có lý do chính
đáng theo luật pháp để bắt giữ những người kể trên.
<h2>Khi Nào "Mời Làm Việc" Không Vi Phạm Nhân Quyền, Hiến
Pháp Việt Nam Và Luật Pháp Việt Nam?</h2>
Gần đây ở Mỹ phát sinh ra khái niệm "person of interest"
(người đáng quan tâm). Hai từ này đầu tiên do báo chí dùng
để chỉ nhửng người bị nghi là có thể liên quan đến một
vụ tội phạm nào đó, nhưng thực tế không hay chưa có lý do
chính đáng (probable cause) cho việc bắt giữ. Từ này sau đó
được các cơ quan điều tra hình sự tư pháp dùng một cách
rộng rãi, nhưng nó chưa được định nghĩa một cách chính
thức bởi luật pháp. Trên nguyên tắc, những "người đáng
quan tâm" chưa phải là ngưòi bị tình nghi (suspect), nhưng
cảnh sát có thể đến tư gia của họ (phải theo đúng thủ
tục) hay mời họ đền văn phòng cảnh sát để hỏi thăm tin
tức. <strong><em>Vì những người này chưa bị bắt nên họ có
quyền không trả lời các câu hỏi, hay không cần đến văn
phòng cảnh sát nếu họ không muốn. Cần nhấn mạnh là giấy
mời của cảnh sát gởi đến những "người đáng quan tâm"
không phải là "trát toà" (hay giấy mời của toà án) tức
là cái mà người dân phải tuân thủ.</em></strong>
Tương tự như vậy, <strong>giấy mời của công an hay cảnh sát
ở Việt Nam cũng không phải trát toà hay lệnh bắt của Viện
Kiểm Sát. Không một chỗ nào trong Hiếp Pháp và Bộ luật Tố
tụng hình sự nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam qui
định tính cưỡng chế của giấy mời do cảnh sát
gởi</strong>. Như vậy, khi giấy mời của cảnh sát hay công an
không có tính cưỡng chế, và khi nào người dân có quyền lựa
chọn hợp tác hay không, thì khi ấy "mời làm việc" với
công an không vi phạm tinh thần quốc tế nhân quyền cũng như
Hiến Pháp và luật pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa
Việt Nam.
***********************************
Entry này được tự động gửi lên từ trang Dân Luận
(http://danluan.org/node/9349), một số đường liên kết và hình
ảnh có thể sai lệch. Mời độc giả ghé thăm Dân Luận để
xem bài viết hoàn chỉnh. Dân Luận có thể bị chặn tường
lửa ở Việt Nam, xin đọc hướng dẫn cách vượt tường lửa
tại đây (http://kom.aau.dk/~hcn/vuot_tuong_lua.htm) hoặc ở đây
(http://docs.google.com/fileview?id=0B_SKdt9lFNAxZGJhYThiZDEtNGI4NC00Njk3LTllN2EtNGI4MGZhYmRkYjIx&hl=en)
hoặc ở đây (http://danluan.org/node/244).
Dân Luận có các blog dự phòng trên WordPress
(http://danluan.wordpress.com) và Blogspot (http://danluanvn.blogspot.com),
mời độc giả truy cập trong trường hợp trang Danluan.org gặp
trục trặc... Xin liên lạc với banbientap(a-còng)danluan.org để
gửi bài viết cho Dân Luận!
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét