Lưu Mạnh Anh - Nếu không muốn bọn đầu sỏ Bắc Kinh "bán đứng, bán ngồi, bán nằm"?!

<div class="special_quote"><em>(viết nhân Tân Quốc hội chuẩn bị
nhóm họp)</em></div>


Tưởng cần nhắc lại, những vụ án tham nhũng, hối lộ "vĩ
đại" đã và đang trong vòng săm soi của báo chí và dư luận
như: Đại lộ Đông Tây, PMU18, in tiền Polymer, Vinashin... đều
liên quan đến các nước phương Tây, Mỹ, Nhật Bản. Tất cả
các vụ án động trời này, buộc người dân Việt Nam phải
gọi tên: QUỐC NHỤC!

Thật hổ thẹn, Nhà cầm quyền Việt Nam chỉ buộc phải lên
tiếng khi những khuất tất, mờ ám đấy bị dư luận phanh phui
nát bét đến mức không tài nào còn có thể dùng mo cau mà bụm
mặt thì cái chính thể này mới phải "xử lý thích đáng" (!).
Điều càng hổ thẹn, hầu như những "vụ án mo cau" trên chỉ
được đem ra ánh sáng khởi sự từ phía nước ngoài, chứ
không phải từ các trang báo, cơ quan chức năng tại Việt Nam.

Càng nhắc càng nhục. Càng nhục càng phải nói. Nói cho đến
khi nào cái mo cau của Nhà cầm quyền Việt Nam bị búa rìu dư
luận đập thẳng vào cho be bét đến mức không còn che đậy
được để lồ lộ trước mặt trời chân lý những bộ mặt
phổng phao với "canh thừa(*), sâm cặn".

<center><strong>***</strong></center>
Con số 90% các dự án trọng điểm của Quốc gia (1) thường
đấu thầu theo dạng hợp đồng EPC (Engineering Procurement and
Construction) còn gọi là hợp đồng dạng "chìa khóa trao tay",
đều rơi vào tay các nhà thầu Trung Quốc, không khiến người
ta ngạc nhiên mà chỉ làm tăng thêm sự ngờ vực hiển hiện
về tình trạng tham nhũng hết thuốc chữa, thật sự hết
thuốc chữa!!!

Móc ngoặc, kiếm chác từ "mấy thằng tư bổn" coi bộ chẳng
bao giờ an toàn, chẳng chóng thì chày cũng bị lôi ra mà bằng
chứng mới nhất là sự hạ cánh an toàn của Lê Đức Thúy
(vụ Polymer) là một ví dụ (2). Phải chăng móc ngoặc, chia chác
nhau xuất phát từ "thằng anh em môi hở răng lạnh" an toàn, kín
đáo hơn nhiều? Chắc là "mấy thằng tư bổn" sẵn sàng bán
đứng bạn hàng, nhưng mấy thằng "anh em 4 tốt" không bao giờ
bán đứng "anh em chiến hữu"? Đừng mơ! khi nó bán là bán "cả
đứng, cả ngồi, cả nằm" luôn đấy!

<strong><span class="underlined-text">Bán nằm</span></strong>: Phạm Văn
Đồng đã nằm lâu rồi và nó vẫn tiếp tục lôi "công hàm
năm 1958" để Nhà cầm quyền Việt Nam hiện nay vẫn buộc phải
"câm như hến"!

<strong><span class="underlined-text">Bán ngồi</span></strong>: khi Lê
Khả Phiêu vẫn còn ngồi ghế TBT, nó "bán cho một phát" bằng
"16 chữ vàng" (3) đấy, và một trong các nguyên nhân Phiêu phải
rời ghế TBT là đã mang tiếng "quá thân" Trung Quốc (3)

<strong><span class="underlined-text">Bán đứng</span></strong>: cái án
tử hình vắng mặt của Việt Nam mà Hoàng Văn Hoan <em>"tố cáo
chính quyền Việt Nam đã đối xử với người Việt gốc Hoa
còn tệ hơn cả cách Hitler đối xử với người Do Thái"
</em>còn sờ sờ ra đấy! Một cán bộ cao cấp quan trọng
người Việt gốc Hoa đã xáng thẳng vào mặt các "đồng chí"
đấy, nhớ chứ!(4)

Vậy ra, một câu hỏi lớn phải đặt ra cho người dân đang
đóng thuế: TẠI SAO CHO ĐẾN NAY CHƯA CÓ MỘT VỤ THAM NHŨNG NÀO
TỪ CÁC HỢP ĐỒNG EPC MÀ PHÍA TRUNG QUỐC VỚI TƯ CÁCH NHÀ
THẦU TRÚNG THẦU ĐƯỢC PHANH PHUI??? Không thể nói với dân
chúng là không có!

<em>Nếu có dịp, tôi xin đề cập chi tiết tại sao loại thầu
EPC là loại đáng sợ và lỏng lẻo nhất Việt Nam hiện nay, mà
lẽ ra nó phải được nghiên cứu cẩn trọng nhất (do quy mô,
tính chất, giá trị). Theo tiêu chí Quốc tế, loại thầu EPC
chỉ nên dùng trong trường hợp, nước sở tại chưa có khả
năng thực hiện hoặc các phần thực hiện cho dự án mà các
doanh nghiệp nước sở tại đủ khả năng đảm nhận, lại
chiếm tỉ trọng quá nhỏ so với toàn bộ dự án. Chỉ xin nói
trước, một trong các nguyên nhân chính, đó là trình độ Anh
ngữ (chuyên ngành & học thuật) của những người soạn thảo
hồ sơ mời thầu EPC tại Việt Nam hiện nay quá kém, hầu như
họ chỉ copy lại những hồ sơ mời thầu của nước ngoài về
dự án tương tự trước đây, sau đó thêm mắm dặm muối cho
đủ bộ lễ, rồi trình cấp thẩm quyền phê duyệt. Cấp thẩm
quyền phê duyệt hiện nay (tùy theo quản lý ngành dọc có thể
là: bộ, các vụ, cục, các sở ngành, Tập đoàn, Tổng công ty
Nhà nước).</em>

<em>Cần nhớ, các thuật ngữ chuyên môn và kỹ thuật trong
đấu thầu EPC không hề giản đơn như họ nghĩ. Đó là một
trong các nguyên nhân mà thầu EPC ở Việt Nam hiện nay, thường
các cơ quan chức năng như: Bộ KH- ĐT, Bộ Xây dựng, các Sở,
ngành liên quan hầu như đều né và đẩy về cho các đơn vị
trực tiếp chịu trách nhiệm, sau khi văn vẹo hồ sơ mời thầu
mà không thấy an tâm (vì những người trực tiếp ngồi đọc
hồ sơ mời thầu và làm tờ trình cho cấp có thẩm quyền phê
duyệt hồ sơ mời thầu có thể nói rất yếu cả chuyên môn
và Anh ngữ, có bao giờ một ông hay một bà Bộ Trưởng, vụ
trưởng, cục trưởng hay giám đốc Sở, ngành... ngồi đọc
đâu! Xin lỗi, các ông (bà) này cũng chưa chắc có đủ khả
năng. Đây không phải đánh giá thấp, đó là thực tế tại VN
hiện nay).</em>

<em>Những người đấy, trong đó có không ít sinh viên vừa tốt
nghiệp vài năm từ các ngành kinh tế, hành chánh quản trị,...
không tìm được việc làm ưng ý mà phải vào các cơ quan
đấy. Một thực tế cay đắng khác, những sinh viên làm trong
các bộ, vụ, cục, UB, sở, ngành tại địa phương đều do quen
biết đưa vào hay chấp nhận "mua chỗ", vì thu nhập ban đầu
trong các cơ quan đó khá thấp, người ta chấp nhận vào những
nơi đấy để tính chuyện năm mười năm sau tiến thân theo cái
cách "phe nhóm + sống lâu lên lão làng + đảng viên". Vì vậy,
trong các cơ quan nhà nước nói chung, cơ quan chịu trách nhiệm
thẩm định, phê duyệt hồ sơ mời thầu nói riêng, trình độ
chuyên môn, Anh ngữ của những người trực tiếp làm (chuyên
môn), có thể nói đa số rất kém.</em>

Nói cho công bằng, bên cạnh yếu tố tham nhũng đó là tính
"tiểu nông, tầm lùn, trình còi" khi soạn thảo Luật nói chung
và Luật Đấu Thầu nói riêng, độc giả nào có thời gian rỗi
có thể xem qua Luật Đấu Thầu và các Nghị định hướng dẫn
sẽ thấy(4). Luật soạn thảo và thông qua quá sơ sài, đó như
là một văn bản thỏa ước giữa bên mua (Quốc hội) và bên
bán (chính phủ) ở dạng hợp đồng thì đúng hơn là bộ
luật!

<em>Ăn nhanh, đi chậm hay cười
Hay mua đồ cũ là người Việt Nam (!)</em>

Nghe mà đau, mà nhục!

Bạn tôi, với kinh nghiệm trên 15 năm làm trong lĩnh vực đấu
thầu tại một cơ quan quan trọng và nổi tiếng Việt Nam, đã
tóm gọn một câu: "QUÂN XANH QUÂN ĐỎ, CÓ CỎ CHO TRÂU, GIÁ
MỀM NHƯ RAU, CỐ BÂU LÀ THẮNG".

Võ Hồng Phúc - Bộ trưởng Bộ Kế Hoạch - Đầu Tư, kẻ hầu
như ít bị báo chí lôi ra trước công luận, thật ra phải
chịu trách nhiệm lớn vì y chính là nơi "đầu têu" cho: LUẬT
ĐẤU THẦU và các Nghị định dưới Luật (5).

Trong khi, cái gọi là "Ủy Ban thường vụ Quốc hội" mà trong
đó các ông (bà): Lê Thị Thu Ba, Hà Văn Hiền, Phùng Quốc
Hiển, Đặng Vũ Minh, Nguyễn Văn Thuận... những người mang danh
Chủ nhiệm này kia lại chẳng cho thấy khả năng và tầm ảnh
hưởng của họ trên các bộ luật liên quan đến kinh tế, môi
trường, tài chính... Đôi khi, tôi tự hỏi, không biết cả
nhiệm kỳ 5 năm vai trò của họ là gì mà các bộ Luật ảnh
hưởng quan trọng đến Quốc gia, Dân tộc cứ được thoăn
thoắt thông qua.

Cái kiểu làm luật của Việt Nam, ai cũng biết. Luật chuyên
ngành do Bộ chuyên môn soạn thảo (Luật đấu thầu do Bộ KH-
ĐT, Luật Xây Dựng do Bộ Xây dựng, Luật Lao Động do Bộ LĐ -
TB- XH...) trình Chính Phủ, Chính phủ đưa ra Quốc hội, Quốc
hội thì toàn nghị gật là chủ yếu, cứ thế là giơ tay biểu
quyết thông qua, sau khi cũng ra vẻ bàn thảo, góp ý... Thế mới
chết! Vì vậy, người dân không lấy làm lạ các loại Luật
cứ thấy chỉnh sử, bổ sung liên miên, chỉ riêng Luật Đấu
Thầu, từ 6 năm qua, năm nào cũng có Nghị định, thông tư
hướng dẫn mới liên tục.

Các cơ quan hành pháp soạn thảo Luật, tất nhiên họ soạn
thảo sao cho có lợi và thuận tiện cho họ nhất. Vai trò của
Quốc hội là chất vấn, phản biện các Luật. Nếu Chính phủ
chịu sửa thì tốt, không sửa thì thôi???!!! Trừ khi căng
thẳng quá (như Luật Thủ Đô vừa qua) thì Chính phủ mới
về... xem lại và tiếp tục chỉnh sửa để lần sau trình
nữa... :(

Đã đến lúc, nếu không nói quá muộn, phải sửa ngay cái cơ
chế: cơ quan hành pháp soạn thảo Luật, cơ quan lập pháp chỉ
có mỗi nhiệm vụ chất vấn, yêu cầu chỉnh sửa, nhưng lại
không mang tính chế tài.

Cần chấm dứt tư duy: ăn cây nào rào cây nấy. Luật là ta, ta
là luật.

Nhiều người đã nêu ý kiến từ lâu: PHẢI TRẢ LẠI VAI TRÒ
LẬP PHÁP ĐÚNG NGHĨA VỀ CHO QUỐC HỘI. Đúng vậy, nếu người
CSVN không muốn chính từ những bộ luật "cứ rẻ là chơi"
(như Luật đấu thầu) sẽ tiếp tục bán đứng cái đất
nước này cho bọn đầu sỏ Bắc Kinh.

Lẽ nào cái xứ sở này sẽ biến thành những hồ chứa bùn
đỏ đặc quánh màu máu của người Việt Nam và những cánh
rừng xanh mướt chỉ còn lại màu nắng cháy, xác xơ trải dài
trên cái thân hình mảnh mai hình chữ S?!

<em>Lưu Mạnh Anh</em>
____________

(*) Người Trung Hoa rất quan trọng món canh. Khi nấu canh hay
tiềm món ăn, họ quý phần nước hơn phần cái (thịt, rau,
sâm...) vì theo quan niệm của họ, tất cả phần tinh túy, bổ
dưỡng đã nằm trong nước.

http://www.baomoi.com/Hiem-hoa-quoc-gia-90-goi-thau-trong-diem-roi-vao-tay-doanh-nghiep-Trung-Quoc/45/4671075.epi
(1)

http://www.danchimviet.info/archives/33360 (2)

http://vi.wikipedia.org/wiki/Ph%C6%B0%C6%A1ng_ch%C3%A2m_16_ch%E1%BB%AF_v%C3%A0ng
(3)

http://www.bbc.co.uk/vietnamese/vietnam/story/2006/03/060322_lekhaphieu.shtml
(3)

http://vi.wikipedia.org/wiki/Ho%C3%A0ng_V%C4%83n_Hoan (4)

http://www.chinhphu.vn/portal/page?_pageid=578,33345598&_dad=portal&_schema=PORTAL&docid=29535
(5)

http://www.thongtinluat.org/?frame=product_detail&id=188 (6)

***********************************

Entry này được tự động gửi lên từ trang Dân Luận
(http://danluan.org/node/9374), một số đường liên kết và hình
ảnh có thể sai lệch. Mời độc giả ghé thăm Dân Luận để
xem bài viết hoàn chỉnh. Dân Luận có thể bị chặn tường
lửa ở Việt Nam, xin đọc hướng dẫn cách vượt tường lửa
tại đây (http://kom.aau.dk/~hcn/vuot_tuong_lua.htm) hoặc ở đây
(http://docs.google.com/fileview?id=0B_SKdt9lFNAxZGJhYThiZDEtNGI4NC00Njk3LTllN2EtNGI4MGZhYmRkYjIx&hl=en)
hoặc ở đây (http://danluan.org/node/244).

Dân Luận có các blog dự phòng trên WordPress
(http://danluan.wordpress.com) và Blogspot (http://danluanvn.blogspot.com),
mời độc giả truy cập trong trường hợp trang Danluan.org gặp
trục trặc... Xin liên lạc với banbientap(a-còng)danluan.org để
gửi bài viết cho Dân Luận!

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét