Bàn thêm về phương án nhất thể hóa

Kính gửi chú Trần Nhơn!

Nhận được thư chú rất nhiều, nay cháu mới có dịp trả
lời.

Về bài thơ (vè) "<a href="http://danluan.org/node/9243">Phương án
Vàng</a>" của chú, cháu không bình luận về những ông A ông B
cụ thể. Như số đông, cháu không có thông tin về họ (cũng
như họ có lẽ cũng không có thông tin gì về những người như
cháu).

Không biết thì không bình luận. Song việc gì đã biết, thì
nên nói. Chuyện Tổng bí thư cần kiêm luôn Chủ tịch nước,
báo chí đã nói, trong
đó có Tiền Phong (bài phỏng vấn nguyên Chủ tịch Quốc hội,
nguyên UVBCT - Trưởng ban tổ chức trung ương Đảng Nguyễn Văn
An, đăng cách đây khoảng dăm năm). Bên Trung Quốc, người ta
cũng đã làm việc này rồi.

Cá nhân cháu thì thấy, Tổng bí thư kiêm Chủ tịch nước, có
nhiều cái lợi:

1/ Tinh giản bộ máy giúp việc cho hai chức danh này (từ văn
phòng, đến đội ngũ bảo vệ, phục vụ). Điều này giúp
giảm biên chế, một việc những năm qua ta luôn hô hào, song
kết quả thực tế lại đi ngược với lời nói.

2/ Tăng quyền lực, trách nhiệm, hiệu quả công việc của
người đứng đầu Đảng, cũng như bộ máy giúp việc. Tổng
bí thư dường như chỉ bận rộn trong các kỳ đại hội, hội
nghị. Chủ tịch nước thường nặng về những lễ nghi đối
nội, đối ngoại. Nếu nhất thể hóa hai chức danh này, sẽ
xuất hiện một vị nguyên thủ quốc gia thật sự, vừa nắm
các đường lối chiến lược, sách lược của đất nước
thông qua các hoạt động của Đảng, vừa thường xuyên động
viên, cổ vũ dân chúng thực hiện các đường lối chính sách
đó, thông qua các hoạt động đối nội, đối ngoại.

3/ Để bầu ra một ông/ bà Tổng bí thư kiêm Chủ tịch nước,
đây là việc trước hết của Đảng, và sau hết là của dân.
Để nắm giữ chức danh này, các ứng cử viên phải do Trung
ương Đảng giới thiệu. Việc bầu chọn Chủ tịch nước trong
các ứng cử viên đó, hãy để người dân làm. Người nào
được dân bầu trúng vào chức Chủ tịch nước, Đảng cử
luôn vào chức Tổng bí thư.

4/ Khi đó, không còn thành ngữ "tứ trụ triều đình". Những
người nắm quyền lực cao nhất của đất nước (gắn liền
với tiền lương và phụ cấp, phòng làm việc, nhà ở, phương
tiện đi lại, các bộ máy giúp việc, bảo vệ, phục vụ) lần
lượt là: Tổng bí thư kiêm Chủ tịch nước; Thủ tướng
Chính phủ; Chủ tịch UBTV Quốc hội. Quyền lực, trách nhiệm,
tiêu chuẩn, chế độ... như thế nào, trong thời bình cũng như
thời chiến, cần được quy định rõ. Kể cả những việc tế
nhị, nhận quà biếu trị giá bao nhiêu tiền thì không phải kê
khai, bao nhiêu tiền thì phải kê khai để đóng thuế, cũng quy
định luôn.

5/ Đặc biệt, cần quy định ứng cử viên Chủ tịch nước
không chỉ có một kế hoạch hành động để trình bày trước
quốc dân, mà còn phải công khai tài sản của bản thân và gia
đình. Đây cũng là việc "bá hô" mãi rồi, mà không có nổi
"nhất ứng". Nay bàn đến nhất thể hóa, thì nói luôn một
lèo, cho sướng miệng.

Sâu về chuyện này, còn có thể nói nhiều nữa. Nhưng, nói có
lẽ cũng chỉ để thỏa một ao ước, không hy vọng việc này
trở thành hiện thực ngay trong khóa trung ương này.

Chúc chú Trần Nhơn mạnh khỏe và hăng hái, như thời đấu
tranh cho Thủy điện Sơn La thấp.

Cháu: Đ.A.T. (12/7/2011)

***********************************

Entry này được tự động gửi lên từ trang Dân Luận
(http://danluan.org/node/9330), một số đường liên kết và hình
ảnh có thể sai lệch. Mời độc giả ghé thăm Dân Luận để
xem bài viết hoàn chỉnh. Dân Luận có thể bị chặn tường
lửa ở Việt Nam, xin đọc hướng dẫn cách vượt tường lửa
tại đây (http://kom.aau.dk/~hcn/vuot_tuong_lua.htm) hoặc ở đây
(http://docs.google.com/fileview?id=0B_SKdt9lFNAxZGJhYThiZDEtNGI4NC00Njk3LTllN2EtNGI4MGZhYmRkYjIx&hl=en)
hoặc ở đây (http://danluan.org/node/244).

Dân Luận có các blog dự phòng trên WordPress
(http://danluan.wordpress.com) và Blogspot (http://danluanvn.blogspot.com),
mời độc giả truy cập trong trường hợp trang Danluan.org gặp
trục trặc... Xin liên lạc với banbientap(a-còng)danluan.org để
gửi bài viết cho Dân Luận!

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét