trong sạch"
Cuộc thi do dự án FACE (For A Clean Education) - Hoa Sen Unversity tổ
chức.</em>
<center><img src="http://danluan.org/files/u1/sub01/Untitled.png" width="320"
height="137" alt="Untitled.png" /></center>
Tham nhũng – vấn đề không mới những chưa bao giờ cũ. Thật
vậy, không một nước nào trên thế giới có thể tránh khỏi
nạn tham nhũng. Thế nhưng không vì vậy mà những nỗ lực
trường kỳ chống tham nhũng bị chùn bước. Trên thực tế,
đã có những nước được coi là hình mẫu "sạch" đối
với tham nhũng, các nước ấy luôn được xếp đầu bảng theo
đánh giá hằng năm của tổ chức TI. Ở Việt Nam, gần 60 năm
trước, cụ Hồ gọi tham nhũng là "giặc nội xâm" vì không
như giặc ngoại xâm có thể cảnh giác từ xa, trái lại nó len
lỏi vào những cơ quan công quyền và hậu quả ghê gớm là làm
thiệt hại tài sản của dân và nguy hiểm hơn cả, là làm vơi
dần niềm tin của xã hội đối với chế độ. Nhưng đáng
buồn là tham nhũng vào thời cụ Hồ quả thực không tinh vi,
nghiêm trọng và phổ biến như ngày nay, thời đại mà gần như
mọi thứ đều có thể quy ra bằng tiền. Giáo dục – sự
nghiệp "trồng người" cũng không thể nằm ngoài tầm vươn
của "vòi bạch tuột" tham nhũng, lĩnh vực mà đáng lý ra
phải là vườn ươm của các giá trị tốt đẹp trong đó có
sự liêm chính và công bằng.
Lâu nay, khi nhắc tới tham nhũng người ta nghĩ ngay đến những
công trình bị rút ruột của ngành xây dựng, những quan chức
nhận hối lộ từ cảnh sát giao thông cho tới cán bộ tòa án.
Nhưng khi nói tới giáo dục, chưa có nhiều người coi những
việc tiêu cực như chạy trường, mua điểm, dạy thêm, các
khoản bồi dưỡng giáo viên…là tham nhũng. Nguy hiểm hơn là
tính phổ biến của của các tiêu cực trên đã tới mức
nhiều người cho là bình thường bởi không ít người chấp
nhận sống chung với nó.
Tham nhũng tuy mỗi ngành mỗi khác nhưng đều có mẫu số chung
là: ở đâu có cơ chế "xin-cho" thì ở đó có tham nhũng.
Thật vậy, khi mà số lượng các cơ sở giáo dục không đủ
đáp ứng nhu cầu của người học thì sẽ có những đường
dây chạy trường, tuyển sinh vượt chỉ tiêu. Khi mà còn những
"trường chuyên", "lớp chọn", "trường điểm" thì
không thể ngăn phụ huynh vì mong muốn con em mình được học
tập trong môi trường tốt, họ sẵn sàng chi hàng nghìn đô-la
cho một chỗ ngồi. Khi mà lương của giáo viên không đủ để
trang trải cuộc sống, tuy không đủ sống nhưng cũng chẳng
thấy ai…chết, họ phải tìm cách dùng những gì mình có thể
"cho" được để kiếm thêm các khoản khác để bù vào. Đó
đều là những nguyên nhân chủ yếu mà một khi chưa được
giải quyết thì tình trạng tham nhũng nếu có chống cũng âu
chỉ là nhổ cỏ chưa tận gốc.
Như vậy, có bốn vấn đề nổi cộm mà tham nhũng thường phổ
biến nhất hiện nay ở cấp độ nhà trường đó là chạy
trường, dạy thêm, bồi dưỡng, thi cử, bằng cấp. Như đã
nêu, việc số lượng trường không đủ đáp ứng nhu cầu của
người học thì về nguyên tắc, các trường phải tổ chức
tuyển sinh. Nhưng tuyển sinh sẽ không thể công bằng khi những
người không đạt điểm chuẩn lại có thể dùng tiền để
"mua chỗ" trá hình dưới danh nghĩa "chỉ tiêu ngoài ngân
sách" hoặc diện "kích cầu". Đừng tưởng chỉ có học
sinh mới chạy trường, giáo viên cũng không ngoại lệ. Khi ra
trường, đa số thầy cô đều có nguyện vọng được dạy ở
những trường nội thành, bởi nhiều nguyên nhân khác nhau có
thể kể như mong muốn làm việc trong môi trường có điều
kiện tốt, lương cao hơn. Để được như vậy, họ phải chung
chi cho những cán bộ có quyền đề bạt và luân chuyển. Đó
cũng là nguyên nhân khiến bục giảng của các trường vùng sâu
luôn thiếu thầy cô giáo.
Khi lương không đủ sống, thì những thầy cô có thể dạy
thêm để bù đắp thu nhập. Dạy thêm thời nay đã biến
tướng khá nhiều khi không còn đơn thuần là những lớp dành
để phụ đạo hoặc nâng cao kiến thức. Trái lại, nó trở
thành những lớp học mà thầy cô có thể "mớm" cho học
trò đề kiểm tra vì đa số học trò học thêm chính những
thầy cô đang dạy họ trên lớp. Đó là chưa kể những món
quà biếu cho giáo viên với mục đích không còn đơn thuần
chỉ là để thể hiện truyền thống vốn tốt đẹp của
người Việt: "tôn sư – trọng đạo" vào ngày 20-11!
Khi bằng bằng cấp trở thành một căn cứ chủ yếu để đánh
giá trình độ người học thì nó trở thành một món hàng bán
chạy. Trong những vụ phanh phui về bằng giả của liên quan
đến quan chức gần đây, ở Sóc Trăng đã phát hiện 282
trường hợp cán bộ dùng bằng giả, đáng nói là có tới 40%
trong số đó công tác trong ngành giáo dục. Quả là một điều
đáng lo!
Cái giá đắt của tham nhũng và có lẽ nguy hiểm nhất chính là
đánh mất niềm tin nơi người dân. Mà mất niềm tin là mất
tất cả. Giáo dục tạo thành thái độ và hành vi đạo đức
công dân. Chính vì vậy, giáo dục phải gương mẫu và công
bằng. Tham nhũng trong giáo dục đã phản lại mục tiêu mà lẽ
ra giáo dục phải hướng tới. Mặt khác, nó gây hậu quả
khắc nghiệt đối với dân nghèo, những người vốn đã ít có
khả năng tiếp cận giáo dục thì nay họ sẽ không có nhiều
cơ hội thoát nghèo bằng nỗ lực học tập, vươn lên. Trong khi
đó, học sinh nhà khá giả không cần cố gắng học tập vì
họ nghĩ rằng tiền bạc sẽ là chìa khóa cho sự thành đạt.
Họ quen dần với dối trá, bất công ngay từ khi còn ở ghế
nhà trường và dần trở thành người luôn ỷ lại. Tham nhũng
trong đề bạt cán bộ sẽ làm cho nhiều người tin rằng sự
thăng tiến của con người là do mua bán chứ không phải là
năng lực thực sự. Do vậy, người ta sẽ không nỗ lực học
hành để nâng cao trình độ mà ỷ lại vào những gì đồng
tiền có thể làm.
Học giả, bằng thật, chạy theo thành tích, chất lượng giáo
dục không được bảo đảm, học mà không dùng được. Xã
hội sẽ đối mặt với vấn đề nguồn nhân lực yếu kém,
không đáp ứng được yêu cầu trình độ nhân lực ngày càng
cao. Và ai biết được điều gì sẽ xảy ra đối với đất
nước khi những tấm bằng có được do mua bán lại leo lên
nhiều vị trí cao trong bộ máy chính quyền!
Chưa bao giờ việc chống tham nhũng nói chung và tham nhũng trong
giáo dục lại là điều cấp thiết như hiện nay. Dựa vào
nguyên nhân đã phân tích, trước tiên phải giải quyết chế
độ lương bổng cho giáo viên để không còn tình trạng đứng
trên bục giảng mà nỗi lo về vật giá, thu nhập cứ mãi đeo
bám. Trường chuyên, lớp chọn, trường điểm đã gây ra nhiều
tiêu cực hơn là mặt tích cực mà nó mang lại. Bên cạnh đó,
chưa có nhiều người tỏ ra quyết liệt chống tham nhũng vì
mối lo ngại không mang lại lợi ích gì ngoài chuyện có thể
bị trả thù. Một thầy giáo ở quận 5, TP.HCM bị kỷ luật
chỉ vì đứng ra tố cáo đường dây chạy trường. Thầy Đỗ
Việt Khoa, giáo viên nổi tiếng chống tiêu cực trong giáo dục
cũng đã tự xin ra khỏi ngành phải chăng vì quá đơn độc
trong cuộc chiến chống tham nhũng?
Trước thực tế đó, phải có những tổ chức độc lập đủ
mạnh để bảo vệ những người dám đứng ra tố cáo tham
nhũng để tránh trường hợp đơn tố cáo tham nhũng lại
được chuyền về tay của người bị tố cáo. Hiện nay người
đứng đầu chính quyền địa phương cũng là trưởng ban phòng
chống tham nhũng ở địa phương ấy, việc này làm dấy lên
quan ngại sẽ có hiện tượng bao che. Do vậy, ta nên học hỏi
kinh nhiệm từ các nước được đánh giá là "sạch" với
tham nhũng như Thụy Điển, Nauy.
Môi trường giáo dục lành mạnh, trong sạch sẽ là một đòn
bẩy cho xã hội phát triển về nhiều mặt. Bác Hồ, một tấm
gương về tính cần-kiệm-liêm-chính, Người dạy: "Một cái
ung nhọt (tham nhũng), dẫu có đau cũng phải cắt bỏ, không
để nó lây lan nguy hiểm" . Và cái giá đắt và nguy hiểm nhất
nhất phải trả cho tham nhũng là lòng tin của người dân một
khi đã mất đi thì rất khó khôi phục. Để giáo dục xứng
đáng với thiên chức "trồng người" như Bác đã dạy,
thiết nghĩ phải huy động được sự chung tay, góp sức của
toàn xã hội để việc chống tham nhũng không còn là những
lời nói suông.
<em>Bài dự thi của Xuồng Tam Bản</em>
***********************************
Entry này được tự động gửi lên từ trang Dân Luận
(http://danluan.org/node/8985), một số đường liên kết và hình
ảnh có thể sai lệch. Mời độc giả ghé thăm Dân Luận để
xem bài viết hoàn chỉnh. Dân Luận có thể bị chặn tường
lửa ở Việt Nam, xin đọc hướng dẫn cách vượt tường lửa
tại đây (http://kom.aau.dk/~hcn/vuot_tuong_lua.htm) hoặc ở đây
(http://docs.google.com/fileview?id=0B_SKdt9lFNAxZGJhYThiZDEtNGI4NC00Njk3LTllN2EtNGI4MGZhYmRkYjIx&hl=en)
hoặc ở đây (http://danluan.org/node/244).
Dân Luận có các blog dự phòng trên WordPress
(http://danluan.wordpress.com) và Blogspot (http://danluanvn.blogspot.com),
mời độc giả truy cập trong trường hợp trang Danluan.org gặp
trục trặc... Xin liên lạc với banbientap(a-còng)danluan.org để
gửi bài viết cho Dân Luận!
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét