giải về Nha Trang để không thể tham gia cuộc biểu tình chống
Trung Quốc, về tới Nha Trang blogger Mẹ Nấm đã trả lời
phỏng vấn của báo Người Việt.
Mẹ Nấm, tên thật là Nguyễn Ngọc Như Quỳnh, đến Sài Gòn
và tham gia vào hội thảo blogger tại dòng Chúa Cứu Thế,
đường Kỳ Ðồng ngày 3 tháng 6.
Hôm sau, cô đến thăm blogger Hồ Lan Hương tại Hóc Môn, và từ
nhà blogger Hồ Lan Hương ra, Mẹ Nấm đã bị bắt và bị giam
tại đồn công an phường. Tới chiều ngày 5 tháng 6, khi cuộc
biểu tình đã chấm dứt, Mẹ Nấm mới được thả và bị áp
giải ra thẳng ga xe lửa để bị đưa về Nha Trang.
Mẹ Nấm viết blog tại địa chỉ menam0.multiply.com. Năm 2010,
Mẹ Nấm đoạt giải nhân quyền Hellman-Hammett của tổ chức
quốc tế Human Rights Watch.
Mẹ Nấm trả lời phỏng vấn của Vũ Quí Hạo Nhiên báo
Người Việt dưới đây hôm 7 tháng 6.</div>
<h2>Công an mượn cớ bắt người</h2>
<em>Vũ Quí Hạo Nhiên (NV): Hôm bị bắt là ngày 4 tháng 6, lúc
ở nhà blogger Hồ Lan Hương đi ra, vậy xin Mẹ Nấm kể lại
chuyện gì xảy ra lúc đó.</em>
Mẹ Nấm: Trên đường từ nhà chị Hồ Lan Hương về, tôi và
một người bạn bị hai viên cảnh sát giao thông chạy từ phía
sau đến ép phải dừng xe vào lề. Khi tôi hỏi lý do thì họ
nói xe tôi phạm lỗi lấn làn đường. Tôi có chỉ tay xuống
đường và bảo, ở đoạn đường này, đường phân chia làn xe
vẽ đứt khúc, tức là có thể tạm lấn làn đường, hơn
nữa, bằng chứng đâu khi nói xe tôi lấn làn đường, nếu
lấn làn đường thì chính các anh CSGT mới là người vi phạm
vì các anh ấy ép xe tôi từ bên trái vào.
Hai anh kia không nói gì, đề nghị bạn tôi, người lái xe cho
xem giấy tờ. Bạn tôi không mang theo giấy phép lái xe vì để
ở nơi lưu trú, cũng không có giấy chứng nhận xe vì đó là xe
mượn của một người khác.
Tôi thấy trời nắng, nên có bảo bạn tôi là hãy đứng lại
để giải quyết vụ việc, còn tôi sẽ đi taxi về Dòng Chúa
Cứu Thế để kịp tham dự buổi lễ ở sự kiện Truyền thông
Công Giáo mà Viện Truyền Thông Chúa Cứu Thế tổ chức từ
ngày 2 đến ngày 4 tháng 6.
<em>NV: Ðó là nơi Mẹ Nấm thuyết trình hôm 3 tháng 6?</em>
Mẹ Nấm: Dạ đúng. Một anh CSGT thấy vậy liền gọi điện
thoại xin ý kiến, ngay lập tức có một thanh niên chạy đến
và yêu cầu cả tôi cũng phải về đồn với lý do: chiếc xe
chúng tôi đang đi bị tố cáo là xe bị mất cắp.
Ðứng giữa 5 chiếc xe mô tô, 1 xe cảnh sát có còi hụ, và hơn
10 người cảnh sát cả thường phục lẫn sắc phục, tôi có
nói rằng: Tôi biết lý do anh bắt giữ tôi, vì việc tôi sẽ
đi biểu tình chống Trung Quốc ngày mai, các anh làm sao để tôi
nể chứ làm thế này thì coi thường nhau quá. Sau đó tôi theo
họ về công an phường Tân Thới Nhất, quận 12.
<h2>Thẩm vấn liên tục</h2>
<em>NV: Mẹ Nấm bị bắt giữ như vậy là mất bao lâu trong lần
này?</em>
Mẹ Nấm: Từ 1h30 chiều Thứ Bảy ngày 4 tháng 6 cho đến 17h45
phút chiều Chủ Nhật.
<em>NV: Trong khoảng 1 ngày rưỡi đó, họ có thẩm vấn gì Mẹ
Nấm không?</em>
Mẹ Nấm: Họ thẩm vấn liên tục. Ðầu tiên khi tôi đề nghị
được xem đơn tố cáo, và đợi người tố cáo mang giấy tờ
xe đến nhận xe. Thì họ lại bắt tôi phải chứng minh mình là
ai với cơ quan công an. Tôi đưa giấy phép lái xe ra, chứng minh
họ tên Nguyễn Ngọc Như Quỳnh - địa chỉ thường trú, thì
họ đòi chứng minh nhân dân của tôi.
Tôi có bảo, tôi đã để chứng minh nhân dân tại nơi lưu trú,
vả lại luật pháp Việt Nam quy định, giấy phép lái xe cho cơ
quan công an cấp cũng là một thứ giấy tờ tùy thân. Viên công
an thẩm vấn tôi nói rằng: bây giờ anh ta không thể tin được
giấy phép lái xe bởi hiện nay bị làm giả rất nhiều.
Khi tôi đề nghị gọi cho người thân để họ đến nơi lưu
trú lấy chứng minh nhân dân của tôi đem đến thì anh này lại
bảo: đó là việc của cơ quan an ninh điều tra, các ảnh sẽ
làm chuyện đó.
Ðiều làm tôi thấy ngạc nhiên là anh công an tự xưng là cảnh
sát hình sự giải quyết vụ án "xe gian" này, có hỏi tôi,
chị có phải là blogger gì đó không?
Công an hình sự mà quan tâm đến blog thì quả là lạ!!
<em>NV: Mẹ Nấm có nói, như lúc bị chặn ở ngoài đường, là
mình biết lý do thật sự họ bắt là để ngăn chặn Mẹ Nấm
đi biểu tình chống Trung Quốc?</em>
Mẹ Nấm: Tôi biết, vì trước đó chị Hồ Lan Hương đã bị
ngăn cấm, từ sáng sớm đã có hai viên công an đến nhà chị
ấy hộ tống chồng chị đi nói chuyện và nhắn lại: nếu
chị ấy tham gia biểu tình chống Trung Quốc vào Chủ Nhật thì
chồng chị ấy sẽ bị trục xuất về Hàn Quốc. Tôi đến
thăm và chia sẻ với chị Hương về chuyện này mà.
<em>NV: Trong cuộc thẩm vấn liên tục như vậy, bao nhiêu lần
họ hỏi về chuyện viết blog hay tranh cãi chính trị với Mẹ
Nấm?</em>
Mẹ Nấm: Chỉ có khoảng 20 phút nói về lý do bắt tôi thôi,
còn khoảng thời gian còn lại là họ hỏi quan điểm của tôi
về việc đi biểu tình, về việc biết blog.
Tôi không tranh cãi với họ, tôi chỉ trả lời khi họ có thắc
mắc, còn toàn bộ thái độ và quan điểm của tôi đã thể
hiện ở bài viết rồi.
Thực ra họ đã theo dõi tôi từ rất sớm, trước khi tôi đến
thăm chị Hồ Lan Hương.
<em>NV: Có lẽ ngay từ lúc khởi hành từ Nha Trang? Họ có hỏi
gì về nội dung buổi hội thảo tại Dòng Chúa Cứu Thế Sài
Gòn?</em>
Mẹ Nấm: Dạ có, hỏi nhiều, hỏi về người tổ chức, hỏi
về bài phát biểu của tôi, hỏi về chiếc áo in hình blogger
Ðiếu Cày mà tôi mặc hôm phát biểu ở hội thảo. Hỏi về
những vật dụng như giấy bìa cứng, băng keo, bút lông mà tôi
đã mua ở nhà sách Nguyễn Huệ để chuẩn bị viết khẩu
hiệu khi tôi tham gia biểu tình chống Trung Quốc.
<center><img
src="http://danluan.org/files/u1/sub01/132187-Me%20Nam%20Uyen%20Vu-400.jpg"
width="400" height="259" alt="132187-Me Nam Uyen Vu-400.jpg" /></center>
<center><em>Blogger Mẹ Nấm (trái), mặc áo in hình blogger Ðiếu
Cày, với blogger Uyên Vũ, tại hội trường Dòng Chúa Cứu Thế,
đường Kỳ Ðồng, Sài Gòn. Blogger Ðiếu Cày hiện bị giam,
bặt tin tức, dù đã mãn án "trốn thuế" từ lâu. Blogger
Uyên Vũ bị 5 công an bao vây tại nhà không cho tham dự biểu
tình chống Trung Quốc. (Hình: Facebook)</em></center>
<h2>Cấm biểu tình</h2>
<em>NV: Trong ngày 5 tháng 6, lúc biết bên ngoài đang biểu tình
mà mình bị giữ ở đồn công an phường, Mẹ Nấm nghĩ gì,
cảm thấy thế nào?</em>
Mẹ Nấm: Các anh công an hỏi tôi: Chị có nghĩ là biểu tình
sẽ xảy ra không? Tôi nói: Chắc chắn là có, vì tôi tin sẽ có
nhiều người Việt Nam yêu nước nhận thức được hành động
xuống đường của mình, họ sẽ thể hiện rất ôn hòa.
Khi thấy công an bắt giữ tôi (mà sau này họ giải thích là
mời tôi làm việc) khá thô bạo như vậy, tôi đã nghĩ có thể
cuộc biểu tình sẽ không thể xảy ra.
Nhưng thật vui là các bạn trẻ khác đã chứng minh cho những
người bắt giữ tôi thấy rằng: chúng tôi hoàn toàn tỉnh táo
và có nhận thức với việc làm của mình trước hành vi xâm
lược của Trung Quốc.
<em>NV: Họ có nói lên ý kiến hay nhận định gì của họ về
biểu tình?</em>
Mẹ Nấm: Ý kiến của công an: Nhà nước không cho phép biểu
tình, biểu tình là vi phạm pháp luật, cho dù đó là tuần hành
ôn hòa. Có rất nhiều cách yêu nước, hãy yêu nước thiết
thực hơn như tham gia đóng góp cho phòng trào "Góp đá cho
Trường Sa" mà báo Tuổi Trẻ tổ chức. Họ nói, người Việt
Nam khắp nơi từ chị bán rau đến anh xe ôm, ai cũng phẫn nộ
Trung Quốc hết, mà không ai chọn cách thể hiện chính kiến
của mình bằng việc tham gia biểu tình như tôi.
Họ có hỏi tôi: Làm sao tôi có thể kiểm soát được đám
đông? Làm sao tôi có thể chắc chắn rằng không có chuyện gì
xảy ra?
Tôi nói: Tôi không thể kiểm soát người khác, nhưng tôi kiểm
soát được chính bản thân tôi và tôi chịu trách nhiệm về
hành vi của mình. Lúc đó họ nói, tôi không hiểu gì về sự
cộng hưởng, về hiệu ứng đám đông. "Không cần biết
biểu tình chống ai, chống Trung Quốc cũng vậy, biểu tình là
vi phạm pháp luật. Làm gì thì làm cũng phải thượng tôn pháp
luật." Một anh công an đã nói thế.
Và tôi hỏi lại: Vậy là phương thức bày tỏ lòng yêu nước
còn tùy thuộc vào thể chế? Một anh trả lời: Ðúng, nhà
nước nào cũng có thể chế.
<em>NV: Tới chiều Chủ Nhật, lúc họ thả Mẹ Nấm ra, thì họ
áp giải ra thẳng nhà ga xe lửa?</em>
Mẹ Nấm: Ngay khi buổi làm việc kết thúc, tôi được đưa về
thu dọn hành lý và đi thẳng ra ga xe lửa cùng với 4 em an ninh.
Công an có "nhờ" tôi ghi vào biên bản là tôi sẽ về thẳng
nhà, không gặp gỡ và tiếp xúc với ai.
<em>NV: Mẹ Nấm ký hay không ký?</em>
Mẹ Nấm: Tôi nghĩ mình sẽ về nhà vì đã lỡ hẹn với cuộc
biểu tình và con gái tôi đang đợi, nên tôi đồng ý với đề
nghị này và đã ký.
<em>NV: 4 người an ninh kia đi với Mẹ Nấm về tới Nha Trang, hay
chỉ đi tới nhà ga?</em>
Mẹ Nấm: Tôi lên tàu thì họ vẫn còn ở ga, và khi tôi vào
vị trí của mình trên xe lửa thì không thấy họ, có lẽ họ
chỉ có nhiệm vụ hộ tống tôi đến ga. Về đến Nha Trang thì
sẽ có người khác. Tôi vốn là người giữ lời hứa mà, nên
có lẽ cơ quan công an tin như vậy.
<h2>Phải yêu nước "chui"</h2>
<em>NV: Từ hôm về tới giờ, công an ở Nha Trang có làm việc
với Mẹ Nấm không?</em>
Mẹ Nấm: Chưa có giấy mời chính thức, nhưng có lời mời cà
phê, và vì tôi đang bận việc nên chưa đi được, có lẽ sẽ
sớm thôi.
<em>NV: Ðể kết thúc cuộc phỏng vấn này, Mẹ Nấm có muốn
nói gì với độc giả ở hải ngoại không?</em>
Mẹ Nấm: Với những gì đã xảy ra mà tôi chứng kiến một
lần nữa, công cụ chuyên chế luôn làm cho những người yêu
nước chân chính tin rằng, mình đang phải yêu nước "chui."
Một điều quan trọng hơn mà tôi nhận ra là: nhà cầm quyền
đang có biểu hiện sản xuất ra nhiều nấc thang để so sánh
lòng yêu nước. Tôi thực sự rất tiếc vì đã lỡ hẹn với
cuộc biểu tình hôm ngày 5 tháng 6 tại Sài Gòn, và tôi cũng
muốn cám ơn tất cả những người đã tham gia biểu tình phản
đối hành vi xâm lược của Trung Quốc trên khắp trái đất
này vì các bạn đã chứng minh cho nhiều người thấy rằng: dù
gì cũng phải đứng bên cạnh tổ quốc mình.
<em>NV: Cám ơn Mẹ Nấm.</em>
***********************************
Entry này được tự động gửi lên từ trang Dân Luận
(http://danluan.org/node/9029), một số đường liên kết và hình
ảnh có thể sai lệch. Mời độc giả ghé thăm Dân Luận để
xem bài viết hoàn chỉnh. Dân Luận có thể bị chặn tường
lửa ở Việt Nam, xin đọc hướng dẫn cách vượt tường lửa
tại đây (http://kom.aau.dk/~hcn/vuot_tuong_lua.htm) hoặc ở đây
(http://docs.google.com/fileview?id=0B_SKdt9lFNAxZGJhYThiZDEtNGI4NC00Njk3LTllN2EtNGI4MGZhYmRkYjIx&hl=en)
hoặc ở đây (http://danluan.org/node/244).
Dân Luận có các blog dự phòng trên WordPress
(http://danluan.wordpress.com) và Blogspot (http://danluanvn.blogspot.com),
mời độc giả truy cập trong trường hợp trang Danluan.org gặp
trục trặc... Xin liên lạc với banbientap(a-còng)danluan.org để
gửi bài viết cho Dân Luận!
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét