những ngày qua tại khu vực thềm lục địa phía Nam thuộc chủ
quyền Việt Nam có một số tàu quấy rối một tàu khảo sát
địa chấn khác của Việt Nam.
<center><img
src="http://phienbancu.tuoitre.vn/tianyon/ImageView.aspx?ThumbnailID=500523"
/></center>
<center><em>Sơ đồ tọa độ tàu Viking 2 đang khảo sát địa
chấn trên vùng biển của Việt Nam và bị tàu lạ quấy rối
sáng 31-5 - Ảnh: Eidesvik - Đồ họa: Tuổi Trẻ</em></center>
Khoảng 7g15-8g30 ngày 31-5, tàu Viking 2 đang khảo sát địa chấn
ở tọa độ 8024'8'' N - 108052'5'' E thì xuất hiện hai tàu quấy
rối. Mặc dù tàu Viking 2 đã gọi hỏi (bằng tiếng Việt và
tiếng Anh) nhưng hai tàu này không trả lời.
<div class="special_quote"><h2>PTSC xác nhận</h2>
Chiều 31-5, ông Nguyễn Hùng Dũng, tổng giám đốc PTSC, đơn vị
thành viên của PVN, xác nhận với Tuổi Trẻ trong những ngày
qua tại khu vực thềm lục địa phía Nam thuộc chủ quyền
Việt Nam có một số tàu quấy rối một tàu khảo sát địa
chấn của Việt Nam.</div>
Cũng theo nguồn tin này, tàu thứ nhất cách tàu Viking 2 gần 8
hải lý, chạy với tốc độ hơn 13 hải lý/giờ và có xu
hướng chạy cắt qua phao đuôi tàu Viking 2. Tàu bảo vệ Vạn
Hoa 731 đã áp sát, ngăn cản và chụp được tên tàu này là FEI
SHENG No. 16.
Tàu thứ hai cũng cách tàu Viking 2 hơn 8 hải lý, chạy với tốc
độ hơn 11 hải lý/giờ, cùng hướng với tàu thứ nhất nhưng
đi phía sau. Ngay lúc này, tàu bảo vệ Vạn Hoa 740 đã áp sát,
ngăn cản. Qua quan sát không thấy tên tàu thứ hai, chỉ thấy
số hiệu BI 2549.
Trước đó, khoảng 21g-23g ngày 29-5, một tàu khác đã cố tình
quấy rối, chạy vào khu vực tàu Viking 2 đang khảo sát địa
chấn. Tàu này đã chạy vào phao đuôi của Viking 2 khi tàu đang
thực hiện thu nổ khảo sát địa chấn. Khi sự việc xảy ra,
tàu Viking 2 đã điều tàu bảo vệ áp sát tàu quấy rối và
yêu cầu chuyển hướng (bằng cả tiếng Việt và tiếng Anh)
nhưng họ không trả lời.
Do đó, tàu Viking 2 tiếp tục điều thêm một tàu bảo vệ khác
tới để ép không cho tàu này vào khu vực đang khảo sát. Lúc
này, tàu quấy rối tăng tốc dần dần từ 7 hải lý đến 11
hải lý lên phía trước tàu Viking 2, buộc hai tàu bảo vệ và
tàu Viking 2 phải bắn pháo hiệu cảnh báo. Khi tàu Viking 2 đã
thu nổ xong và quay đầu thì tàu quấy rối cũng quay đầu rời
đi.
Đến khoảng 23g ngày 29-5, tàu này chạy ra khỏi khu vực khảo
sát và neo lại cách tàu Viking 2 khoảng 6 hải lý về hướng
đông nam. Vì tàu quấy rối bật đèn quá sáng nên tàu bảo vệ
không thể nhìn được tên, số hiệu tàu.
Theo tìm hiểu của chúng tôi, tàu Viking 2 (treo cờ Na Uy) là tàu
khảo sát địa chấn 3D do liên doanh CGG Veritas (Pháp) được
Tổng công ty cổ phần Dịch vụ kỹ thuật dầu khí Việt Nam
(PTSC) thuê. Trước đó ngày 19-4, PTSC và CGG Veritas đã ký hợp
đồng thành lập liên doanh khai thác tàu khảo sát địa chấn
2D& 3D để cùng tìm kiếm, thăm dò dầu khí trên thềm lục
địa Việt Nam.
Tàu Viking 2 đang thực hiện thu nổ, khảo sát địa chấn cho
IDEMITSU (Nhật), hãng có ký hợp đồng khai thác dầu khí với
Tập đoàn Dầu khí quốc gia Việt Nam (PVN) tại lô 05-1D. Vùng
biển tàu Viking 2 đang khảo sát nằm gần mỏ Đại Hùng, cách
Vũng Tàu khoảng 270km.
Sự việc trên đã được PTSC báo cáo PVN. Hiện tàu Viking 2
đang làm việc bình thường.
<center><img
src="http://phienbancu.tuoitre.vn/tianyon/ImageView.aspx?ThumbnailID=500520"
/></center>
<center><em>Ông Lê Trí Thành bên bản đồ thể hiện vùng biển
chủ quyền của Việt Nam thuộc quyền tài phán của Việt Nam -
Ảnh: Đông Hà
</em></center>
<h2>Ông LÊ TRÍ THÀNH (giám đốc Công ty TNHH một thành viên
Dịch vụ khảo sát và công trình ngầm - PTSC G&S): Quyền tài
phán đến đâu, thực hiện công việc đến đó</h2>
Trao đổi với Tuổi Trẻ, ông Lê Trí Thành cho biết PTSC G&S
được thành lập ngày 9-9-2010 với nhiệm vụ, chức năng chính
là khảo sát địa chấn, khảo sát địa chất công trình, khảo
sát địa vật lý, khảo sát và làm các công trình ngầm... Đây
là đơn vị thực hiện công đoạn đầu tiên của quá trình
thăm dò, khai thác dầu khí. Trong quá trình hoạt động của
mình, PTSC G&S sẽ khảo sát ở những vùng biển chưa có bản
đồ địa chất để từ đó hoàn thành hệ thống bản đồ
địa chất của thềm lục địa Việt Nam.
Sau khi hoàn thành khảo sát tại vùng biển thềm lục địa
miền Trung, tàu Bình Minh 02 sẽ tiếp tục làm việc tại vịnh
Bắc bộ và bồn trũng Cửu Long. "Chúng tôi hoàn toàn chủ
động và tự tin để thực hiện công việc, bởi chúng tôi làm
việc trên vùng biển chủ quyền của đất nước theo công
ước quốc tế. Toàn thể cán bộ, công nhân của công ty đều
nhận thức và ý thức rõ ràng việc làm đúng đắn của mình.
Chủ quyền biển, thềm lục địa của Việt Nam đến đâu,
quyền tài phán của Việt Nam đến đâu chúng tôi sẽ thực
hiện khảo sát địa chấn đến đó" - ông Thành nhấn mạnh.
ĐÔNG HÀ
<h2>Tàu cá Trung Quốc rất ngoan cố</h2>
Vừa trở về sau chuyến tuần tra dài ngày trên biển, trung tá
Hoàng Ngọc Quỳnh, hải đội trưởng Hải đội 2 (Bộ đội
biên phòng TP Đà Nẵng), cho biết từ đầu năm 2011 đến nay
rất nhiều tàu cá của ngư dân Trung Quốc đã xâm phạm lãnh
hải Việt Nam. Ông Quỳnh nói:
Nhiều tàu cá Trung Quốc rất ngoan cố xâm phạm vùng lãnh hải
Việt Nam khi đi vào vùng biển chỉ cách bờ biển Đà Nẵng
25-30 hải lý. Tại các vùng biển như gần đảo Cồn Cỏ cũng
thường xuyên xuất hiện tàu cá Trung Quốc xâm phạm. Các tàu
cá này có công suất lớn và thường đi từng đoàn, có khi lên
đến 60 chiếc. Tại các vùng có tàu cá Trung Quốc xuất hiện,
tàu của ngư dân Việt Nam khó khai thác hoặc khó đi ngang qua.
Nếu tàu cá của ta đi vào, họ sẵn sàng lao vào gây hấn.
Để không làm phức tạp thêm tình hình trên biển, khi phát
hiện chúng tôi chỉ việc xua đuổi. Tuy nhiên, có nhiều tàu cá
ngoan cố buộc chúng tôi phải bắt giữ, nhưng sau đó cũng
tiến hành phóng thích ngay trên biển. Từ đầu năm đến nay
chúng tôi đã xua đuổi cả trăm lượt tàu cá xâm phạm lãnh
hải. Riêng từ ngày 15 đến 26-4 chúng tôi đã xua đuổi hơn
mấy chục tàu.
Việc xua đuổi tàu cá Trung Quốc vi phạm hiện gặp không ít
khó khăn. Khi thấy chúng ta xuất hiện thì các tàu của họ
thông báo cho nhau bỏ chạy. Chúng ta đuổi họ ra khỏi vùng
biển nhưng đến đêm tối hay khi mình quay đi là cả chục tàu
họ quay lại vùng biển đó. Ngoài ra trong thời gian vừa qua
chúng tôi đi tuần còn phát hiện những thủ đoạn mới của
tàu cá Trung Quốc nhằm cản trở lực lượng tuần tra.
Khi phát hiện tàu biên phòng truy đuổi phía sau, tàu cá này
thả chướng ngại vật xuống biển, tàu tuần tra nếu không
thận trọng lách kịp thì bị hỏng chân vịt ngay. Các tàu cá
này thường trang bị nhiều vật sắc nhọn tại mũi và đuôi
tàu nên khi chúng ta tiếp cận rất dễ xảy ra hư hỏng tàu.
Còn khi bắt giữ thì các tàu này "đánh" chết máy nằm lì
trên biển cũng gây khó khăn cho lực lượng tuần tra trong việc
xử lý.
HỮU KHÁ ghi
<h2>Ngư dân lại bị Trung Quốc thu tài sản</h2>
Chiều 31-5, ông Lê Túc (44 tuổi, ở thôn Tây, xã An Hải, Lý
Sơn, Quảng Ngãi), thuyền trưởng tàu cá vừa từ Hoàng Sa về
Lý Sơn, cho hay có thêm một tàu cá của Lý Sơn vừa bị Trung
Quốc bắt giữ, thu tài sản. Đó là tàu của anh Huỳnh Công
Nhiệm (29 tuổi) ở thôn Đông, xã An Hải, trên tàu có hơn 10
ngư dân. Theo lời ông Túc, sự việc xảy ra ngày 15-5, khi tàu
cá này đang đánh bắt hải sản trên biển thuộc quần đảo
Hoàng Sa. Như vậy trong tháng 5 đã có tổng cộng bốn tàu
Quảng Ngãi bị Trung Quốc bắt giữ, thu tài sản. Theo ông Túc,
sau khi bị thu hết tài sản, anh Nhiệm đã mượn bạn nghề ngư
cụ, trang thiết bị, nhiên liệu... để tiếp tục khai thác
hải sản và sắp trở về Lý Sơn.
TRÀ GIANG
***********************************
Entry này được tự động gửi lên từ trang Dân Luận
(http://danluan.org/node/8926), một số đường liên kết và hình
ảnh có thể sai lệch. Mời độc giả ghé thăm Dân Luận để
xem bài viết hoàn chỉnh. Dân Luận có thể bị chặn tường
lửa ở Việt Nam, xin đọc hướng dẫn cách vượt tường lửa
tại đây (http://kom.aau.dk/~hcn/vuot_tuong_lua.htm) hoặc ở đây
(http://docs.google.com/fileview?id=0B_SKdt9lFNAxZGJhYThiZDEtNGI4NC00Njk3LTllN2EtNGI4MGZhYmRkYjIx&hl=en)
hoặc ở đây (http://danluan.org/node/244).
Dân Luận có các blog dự phòng trên WordPress
(http://danluan.wordpress.com) và Blogspot (http://danluanvn.blogspot.com),
mời độc giả truy cập trong trường hợp trang Danluan.org gặp
trục trặc... Xin liên lạc với banbientap(a-còng)danluan.org để
gửi bài viết cho Dân Luận!
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét