Hôm trước ở bài <a
href="http://blogmrdo.blogspot.com/2011/05/vay-nghe-ong-cu.html">Vậy nghe,
ông Cụ!</a>, tôi có đề cập đến chuyện một bác nghiên cứu
lão thành cãi nơi cụ Hồ ra đi là bến Sài Gòn chứ không
phải bến Nhà Rồng. Nhà nghiên cứu nói ông đã trình công
trình của mình lên hơn mười năm rồi, nghe đâu ra tới Bê Xê
Tê rồi, mà người ta còn phân vân chưa quyết.
Sau nhà nghiên cứu cũng có nói với tôi: "<em>Gần đây
có vẻ họ đã chấp nhận kết quả nghiên cứu của bác. Sắp
tới họ tổ chức hội thảo...</em>"
Thì bây giờ thấy hội thảo đã diễn ra. Và cái bài báo này
đã gọi là <a
href="http://vnexpress.net/gl/xa-hoi/2011/06/hoi-thao-ve-hanh-trinh-tim-duong-cuu-nuoc-cua-ho-chu-tich/">cảng
Sài Gòn</a>. Có điều chắc sẽ không có đính chính đâu. Chỉ
âm thầm thay đổi thôi.
Tôi nhớ trong Tam Quốc Diễn Nghĩa, có một tay quân sư nói với
một tay quân sư khác về chúa công của họ. "<em>Chúa công sai
nhưng chúa công không bao giờ thừa nhận sai lầm. Biết sai,
sửa sai nhưng không nhận sai</em>".
________________________________
<h2>Hội thảo về hành trình tìm đường cứu nước của Hồ
Chủ tịch</h2>
"Vào được Sài Gòn là có thể coi như đã vào được nước
Pháp", PGS.TS Hà Minh Hồng lý giải vì sao Hồ Chủ tịch lại
chọn Sài Gòn làm điểm xuất phát đi tìm đường cứu nước.
Ngày 31/5, nhân kỷ niệm 100 năm ngày Hồ Chủ tịch ra đi tìm
đường cứu nước (5/6/1911 - 5/6/2011), tại TP HCM đã diễn ra
hội thảo khoa học "Chủ tịch Hồ Chí Minh - hành trình tìm
đường cứu nước".
<center><img
src="http://vnexpress.net/Files/Subject/3b/a2/a7/b9/hoi-thao-3.jpg"
/></center>
<center><em>Toàn cảnh Hội thảo. Ảnh: Tá Lâm.</em></center>
Hội thảo đã thu hút 137 bài tham luận, trong đó có tham luận
của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, nguyên Tổng bí thư Lê Khả
Phiêu, Bí thư Thành ủy TP HCM Lê Thanh Hải và nhiều nhà khoa
học.
Lý giải việc người thanh niên yêu nước Nguyễn Tất Thành
chọn bến cảng Sài Gòn bắt đầu cuộc hành trình 30 năm
(1911-1941) tìm con đường giải phóng dân tộc, PGS.TS Hà Minh
Hồng (Trưởng khoa Lịch sử trường ĐHKHXH & NV TP HCM) cho rằng,
sự lựa chọn này dựa trên cơ sở, lúc bấy giờ Sài Gòn là
cửa ngõ của xứ Nam Kỳ có những công ty tàu biển lớn chạy
đường Pháp - Đông Dương rất thuận lợi cho việc sang Pháp.
Đây cũng là nơi tự do hơn các xứ khác ở Việt Nam trong việc
đi lại, tìm kiếm công ăn việc làm, dễ kiếm manh mối xuất
dương.
<center><img
src="http://vnexpress.net/Files/Subject/3b/a2/a7/b9/hoi-thao-1.jpg"
/></center>
<center><em>Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng trình bày tham luận.
Ảnh: Tá Lâm.</em></center>
Các nhà khoa học đều có sự đánh giá thống nhất: Sài Gòn,
nơi Hồ Chủ tịch dừng chân ngắn nhất nhưng lại có vai trò
quyết định đối với sự lựa chọn con đường cứu nước.
Người thanh niên Nguyễn Tất Thành đã đi vào các khu chợ, làm
quen với những người thợ, tiếp cận với những người đã
từng tham gia phong trào Đông Du, Duy Tân và thấy rằng ngay giữa
Sài Gòn đồ sộ, sầm uất... vẫn có những bất công giữa hai
cảnh sống của thực dân Pháp và người lao động. Điều đó
thôi thúc ý chí ra đi tìm đường cứu nước của Hồ Chủ
tịch.
Với tham luận "<em>Vững bước trên con đường Người đã
chọn, tiếp tục đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa
đất nước</em>", Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng khẳng định,
chính chủ nghĩa yêu nước và những năm tháng tìm tòi không
mệt mỏi về lý luận và hoạt động trong phong trào công nhân
quốc tế đã dẫn dắt người thanh niên Nguyễn Tất Thành bất
chấp mọi hiểm nguy đến với chủ nghĩa Mác - Lênin, trở
thành nhà hoạt động quốc tế xuất sắc Nguyễn Ái Quốc.
Tá Lâm
***********************************
Entry này được tự động gửi lên từ trang Dân Luận
(http://danluan.org/node/8921), một số đường liên kết và hình
ảnh có thể sai lệch. Mời độc giả ghé thăm Dân Luận để
xem bài viết hoàn chỉnh. Dân Luận có thể bị chặn tường
lửa ở Việt Nam, xin đọc hướng dẫn cách vượt tường lửa
tại đây (http://kom.aau.dk/~hcn/vuot_tuong_lua.htm) hoặc ở đây
(http://docs.google.com/fileview?id=0B_SKdt9lFNAxZGJhYThiZDEtNGI4NC00Njk3LTllN2EtNGI4MGZhYmRkYjIx&hl=en)
hoặc ở đây (http://danluan.org/node/244).
Dân Luận có các blog dự phòng trên WordPress
(http://danluan.wordpress.com) và Blogspot (http://danluanvn.blogspot.com),
mời độc giả truy cập trong trường hợp trang Danluan.org gặp
trục trặc... Xin liên lạc với banbientap(a-còng)danluan.org để
gửi bài viết cho Dân Luận!
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét