<ul>
<li><a
href="http://tuanvietnam.vietnamnet.vn/2011-06-04-shangri-la-khi-trung-quoc-choi-ran">Shangri-La
khi Trung Quốc chơi rắn</a></li>
<li><a
href="http://tuanvietnam.vietnamnet.vn/2011-06-03-da-i-tuo-ng-le-du-c-anh-ne-u-so-thi-ma-t-chu-quye-n">Đại
tướng Lê Đức Anh: Nếu sợ thì mất chủ quyền</a></li>
<li><a
href="http://tuanvietnam.vietnamnet.vn/2011-06-02-ai-dang-lam-noi-song-o-bien-dong-">Ai
đang làm nổi sóng ở biển Đông?</a></li>
</ul></div>
<em><strong>Bài viết phân tích động thái của Trung Quốc trong
thời gian gần đây, trong không gian ngoài phạm vi Biển Đông,
từ đó đề xuất một số giải pháp để bảo vệ chủ quyền
trên Biển Đông và có tham khảo tới các giải pháp của các
quốc gia khác đang tiến hành chống lại sự bành trướng của
Trung Quốc trên Biển Đông.</strong></em>
<div class="special_quote"><strong>LTS:</strong> Tuần Việt Nam giới
thiệu bài viết của nhóm tác giả Quỹ Nghiên cứu Biển Đông
Lê Vĩnh Trương, Dư Văn Toán, Nguyễn Đức Hùng, Nguyễn Trọng
Bình, Đàm Quang Minh, Phạm Thu Xuân như một góc nhìn riêng để
tham khảo.</div>
Trong những năm gần đây Trung Quốc tiếp tục có những hành
động xâm phạm nghiêm trọng đến vùng đặc quyền kinh tế và
thềm lục địa của Việt Nam và của các nước khác trên
Biển Đông. Trung Quốc đơn phương tuyên bố một đường phân
định ranh giới trên biển không có cơ sở pháp lý và chiếm
gần hết Biển Đông. Trung Quốc đơn phương cho các tàu hải
giám và kiểm ngư, những tàu thuyền quân sự và cảnh sát trá
hình, vào những khu vực thuộc vùng đặc quyền kinh tế và
thềm lục địa của Việt Nam và các nước khác.
Sự kiện gần đây nhất là một đội tàu hải giám đã đi
vào vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam
ở vị trí (vĩ độ, kinh độ) nằm cách đường cơ sở của
Việt Nam chưa tới 120 hải lý, phá hoại và cản trở hoạt
động thăm dò địa chấn của Việt Nam. Hành động này vi
phạm nghiêm trọng trọng Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật
biển (UNCLOS 1982) và Hiến chương liên hợp quốc.
Sự việc không chỉ ở tầm Biển Đông sát bên cạnh yết hầu
kinh tế và quân sự của Việt Nam!
Sự việc nằm ở chiến lược Chuỗi Ngọc Trai đầy toan tính
của Trung Quốc nhằm gia tăng sức mạnh năng lượng, kinh tế
và quân sự của mình.
Không gian chiến lược này sẽ khởi đầu từ đảo Hải Nam
của Trung Quốc, tiến ra đảo Phú Lâm (Hoàng Sa), và một số
đảo tại quần đảo Trường Sa (của Việt Nam đang bị Trung
Quốc chiếm), xuống kênh đào Kra, ôm lấy Myanmar và dừng
bước tại cảng Karachi của Pakistan. Con đường trên biển này
sẽ bảo đảm về mặt tiếp liệu, vận tải nhiên liệu, sản
phẩm và quân đội khi cần thiết. (Hình 1)
<center><img src="http://danluan.org/files/u1/sub01/1_1307193562.jpg"
width="480" height="334" alt="1_1307193562.jpg" /></center>
<center><em>Vòng cung Chuỗi Ngọc Trai: từ giao thông vận tải sang
liên hoàn quân sự (Nguồn: String of Pearls: Meeting the challenge of
china's rising power across the Asian littoral - Christopher J.
Pehrson)</em></center>
Bài này sẽ phân tích động thái của Trung Quốc trong thời gian
gần đây, trong không gian ngoài phạm vi Biển Đông, từ đó
đề xuất một số giải pháp để bảo vệ chủ quyền trên
Biển Đông và có tham khảo tới các giải pháp của các quốc
gia khác đang tiến hành chống lại sự bành trướng của Trung
Quốc trên Biển Đông.
<h2>Những gì đang diễn ra liên quan Trung Quốc?</h2>
Những bất ổn liên tục xảy ra tại Trung Quốc từ cuối tháng
tư 2011 đến nay như cuộc đình công năm ngày của các tài xế
xe tải tại Thượng hải, tiếp theo đó là các vụ đánh bom
tại Giang Tây và những cuộc biểu tình tại Nội Mông.
Thời gian đó, Trung Quốc liên tục cử những phái đoàn quân
sự đi ra nước ngoài trong tháng 5 năm 2011.
Ngày 26/05/2011, Trung Quốc ngang ngược cắt đứt cáp thăm dò
của tàu Bình Minh 02 ngày 26/05/2011 mặc dầu đã có sự phản
đối của tàu biên phòng hộ tống và chính tàu Bình Minh 02
thuộc PVN.
Bộ Ngoại giao Trung Quốc ra tuyên bố rằng họ chỉ hoạt
động trên vùng biển Trung Quốc một cách ngụy biện. Vậy
chúng ta phải chỉ rõ cho nhân dân toàn thế giới thấy rằng
họ đã nói không đúng sự thật bằng các bản đồ và các
bài viết của chúng ta.
Vào ngày 31/05/2011, 3 tàu quân sự Trung Quốc đã nổ sung uy
hiếp, ngăn cản 4 tàu cá của tỉnh Phú Yên trên vùng biển
thuộc chủ quyền của Việt Nam. Bộ tư lệnh Bộ đội biên
phòng tỉnh Phú Yên, Việt Nam đã đề nghị Bộ Ngoại giao can
thiệp.
Những hành động này là một hành động có tính toán Trung
Quốc để vừa giảm nhiệt trong nước vừa phục vụ ý đồ
tiến xuống phía nam để phục vụ cho chiến lược Chuỗi Ngọc
Trai nhằm khống chế cả Biển Đông và Ấn Độ Dương.
<center><img src="http://danluan.org/files/u1/sub01/2_1307193579.jpg"
width="480" height="270" alt="2_1307193579.jpg" /></center>
<center><em>Từ "China Garlands India with String of Pearls" (Nguồn:
Militarisation of China's Energy Security Policy - Defence Cooperation and
WMD Proliferation Along its String of Pearls in the Indian Ocean, Tiến Sĩ
Christina Y. Lin)</em></center>
Do những nhu cầu bức thiết trên, Trung Quốc đã tạm thời hy
sinh hình ảnh phát triển hòa bình để lấn xuống biển Đông
một cách mạnh bạo. Không phải Trung Quốc không biết rằng
họ đang đứng trên luật pháp quốc tế, nhưng họ đang tận
dụng thời cơ hiện tại bên ngoài và giải quyết những bất
ổn nội bộ để đi nhanh hơn trên con đường bá quyền của
mình.
Trung Quốc liên tục tác động đến Lào, Campuchia, Thái Lan,
Myanmar để phá vỡ nguyên tắc đồng thuận phát ngôn của
ASEAN, mặt khác luôn muốn trói các nước trong tranh chấp biển
Đông vào "khung giải quyết" là "thương lượng song phương" cho
một vấn đề quốc tế. Trước hội nghị thượng đỉnh Trung
Quốc - ASEAN vào tháng 10/2009 tại Huahin (Thailand), bà Tiết Hán
Cần, đại sứ Trung Quốc tại ASEAN đã phát biểu: "Trung Quốc
cho rằng đây là bất đồng giữa Trung Quốc và các nước
riêng rẽ xung quanh Biển Đông, chứ không phải giữa Trung Quốc
và Asean... Và bà cũng nói thêm: "Cuộc họp này của ASEAN phải
là trong khuôn khổ hợp tác, chứ không phải là để tranh cãi".
Đây là động tác hạn chế người khác nói, còn chính Trung
Quốc thì vừa nói vừa hành động thô bạo.
Sau tuyên bố tại Hội nghị ARF tháng 7/2010 của Ngoại trưởng
H. Clinton, Trung Quốc đã phản ứng quyết liệt. Ngoại trưởng
Trung Quốc Dương Khiết Trì cho rằng phát biểu của Ngoại
trưởng Mỹ là "Đưa vấn đề song phương thành vấn đề quốc
tế, hoặc đa phương sẽ chỉ làm trầm trọng thêm tình hình
và gây thêm khó khăn trong việc giải quyết vấn đề này".
Đây chỉ là một ngụy biện nhằm bẻ đũa từng chiếc.
Tháng 11/2010, Việt Nam đã tổ chức Hội thảo khoa học quốc
tế về biển Đông lần 2, Hội thảo này là cơ hội cho Việt
Nam để tìm kiếm những tiếng nói đa phương cho việc giải
quyết tranh chấp. Trong Hội nghị có tính cách kênh hai lần này
Trung Quốc đã làm giảm nhẹ tuyên bố "lợi ích cốt lõi" của
mình. Tuy nhiên, việc không khẳng định và không phủ nhận
tuyên bố vô lý này cho thấy ASEAN, Ấn Độ và thế giới cần
cảnh giác cao hơn nữa.
<center><img src="http://danluan.org/files/u1/sub01/3_1307193593.jpg"
width="480" height="323" alt="3_1307193593.jpg" /></center>
<center><em>Những căn cứ của Trung Quốc trong vòng cung Chuỗi
Ngọc Trai (Nguồn: Militarisation of China's Energy Security Policy -
Defence Cooperation and WMD Proliferation Along its String of Pearls in the
Indian Ocean, Tiến Sĩ Christina Y. Lin)</em></center>
Như tác giả Dương Danh Huy đã nhận xét, đây không phải hành
động đầu tiên và không phải cuối cùng tại biển Đông.
Chúng tôi bổ sung, những hành động này sẽ không chỉ xảy ra
trên biển Đông và biển Nhật Bản mà sẽ sắp sửa xảy ra
tại Ấn Độ Dương và các vùng nước khác trong tương lai rất
gần.
Ngẫu nhiên không may mắn cho Việt Nam là ở ngay tâm điểm của
chiến lược Chuỗi Ngọc Trai của Trung Quốc, tuy nhiên nếu
chúng ta biết vận động sâu rộng đến nhân dân và chính phủ
các nước ASEAN, Ấn Độ, Bangladesh và cả Pakistan, Afganistan,
thì nguy cơ có thể sẽ biến thành cơ hội.
Việt Nam chúng ta sẽ cô độc nếu chỉ dừng sự đấu tranh
tại biển Đông mà không mở rộng sang các nước vẫn đang
nắm tình hình nhưng trù trừ không lên tiếng như ASEAN và cả
Mỹ và Ấn Độ.
<h2>Những biện pháp bảo vệ chủ quyền trên Biển Đông</h2>
<h3>Về Ngoại Giao</h3>
Ngoại giao nhân dân: Phổ biến thông tin về sự ngang ngược
của Trung Quốc đến tất cả các tầng lớp nhân dân, hội
đoàn dân sự trong một chiến lược lâu dài bằng tiếng Việt
và nhiều thứ tiếng khác. Những hoạt động khoa học, văn hóa
thể thao của Việt Nam tại các nơi trên thế giới sẽ được
bổ sung nội dung bị ức hiếp của ngư dân và các công ty
Việt Nam. Trong đó nêu bật thái độ bất chấp UNCLOS 1982 và
DOC 2002 của Trung Quốc.
Không giới hạn công việc bảo vệ chủ quyền quốc gia chỉ
tại trong nước mà cần phải có một sự vận động sâu rộng
có tầm mức quốc tế. Không giới hạn việc tác động đến
chính giới mà còn mở rộng ra đông đảo các tầng lớp nhân
dân và học giả Trung Quốc bằng truyền thông và ngoại giao
kênh hai.
<h3>Về kinh tế và đối nội</h3>
Ưu tiên dùng các nhà thầu và đối tác kinh tế khác Trung
Quốc. Dĩ nhiên những hành động này cần tránh đi ngược lại
các cam kết WTO và ký kết tự do thương mại đa phương hay song
phương và nên diễn ra khi những hành vi ức hiếp hiển nhiên
ít có khả năng ngừng lại.
Trung Quốc dùng chiêu bài hải giám và ngư chính để ngụy trang
cho các hành động bạo lực của mình. Vậy Việt Nam cũng cần
có những đội tàu dân sự nhưng được trang bị đủ sức
mạnh để phản ứng lại tàu dân sự giả hiệu của Trung
Quốc.
<h3>Về hợp tác quốc tế</h3>
Chiến lược biển của Việt Nam sẽ không tách rời các hoạt
động hợp tác xây dựng các khu bảo tồn thiên nhiên, sinh thái
hay công viên đại dương xuyên quốc gia với láng giềng.Và
nếu cần thì các công tác khảo sát địa chấn và thềm lục
địa có thể thuê các công ty nước ngoài kết hợp thực
hiện. Cần có một bộ có đủ chức năng liên ngành để lo
việc bảo vệ chủ quyền và phát triển và khai thác biển.
<h3>Về sức mạnh tổng hợp</h3>
Ðẩy mạnh và nhanh cùng quyết tâm hơn nữa trong việc hiện
đại hoá nền kinh tế, quân sự, vũ trang toàn dân song song với
việc tổ chức một xã hội và nền chính trị hiện đạị,
tạo ra một sức mạnh vững chắc và đầy đủ thế và lực
trên trường quốc tế, đủ sức đối phó với nước xâm
lấn.
Kiên quyết hơn trong sử dụng sức mạnh răn đe, nếu chúng ta
chưa đủ sức mạnh như Nhật Bản để bắt giữ tàu Trung
Quốc thì Việt Nam cũng phải có khả năng dùng máy bay chiến
đấu để xua đuổi tàu Trung Quốc vi phạm chủ quyền như
Philippines đã từng thực hiện..
Nhanh chóng và dài hạn thực hiện một chiến lược liên kết
toàn cầu, nhất là với các cường quốc kinh tế và quân sự
với và sách lược từng vùng, từng giai đoạn để tự phá
vỡ vòng vây ngày càng thắt chặt này. Việc vận động nhân
dân và chính phủ của các đất nước nằm trong Chuỗi Ngọc
Trai sẽ do một cơ quan chuyên trách của Chính phủ thực hiện
cùng với sự đóng góp ý kiến của người dân Việt Nam. Cảnh
báo cho nhân dân thế giới và nhân dân Ấn Độ về những tham
vọng này của Trung Quốc cũng sẽ là một phần của ngoại giao
nhân dân.
<h2>Kết luận</h2>
Tất cả những giải pháp đều có những mặt cần phải bổ
sung và chuyển hướng chiến lược nhanh, đáp ứng, phản công
kịp thời với sự biến động những biến động của tình
thế. Để có một tổng thể các giải pháp, cần có một sự
động não toàn dân, vận động toàn dân cùng sức người sức
của khắp nơi trên thế giới.
Sự "trỗi dậy" của Trung Quốc và sự bộc lộ tham vọng to
lớn của họ qua chiến lược Chuỗi Ngọc Trai chứng tỏ họ
đã bỏ qua giai đoạn giấu mình chờ thời khiến cả thế
giới lo ngại, không chỉ ASEAN, và Ấn Độ mà Mỹ, Nhật Bản
và các nước có lợi ích trong giao thông hàng hải trên toàn
thế giới.
Thực chất của tình trạng căng thẳng trên biển Đông, dẫn
đến cuộc chiến về hoạt động đối ngoại vừa qua chính là
việc Trung Quốc muốn gia tăng ảnh hưởng lên khu vực, đè
bẹp các nước ASEAN, thăm dò phản ứng của Mỹ và Ấn Độ.
Do vậy, việc Trung Quốc sử dụng vũ lực hay không một phần
cũng sẽ do các nước có thái độ nhân nhượng quá đáng hay
không và người Mỹ người Ấn có thực hiện đúng tư thế
của những nước có lợi ích quốc gia về hàng hải hay không.
[*] Nhóm tác giả: Lê Vĩnh Trương, Dư Văn Toán, Nguyễn Đức
Hùng, Nguyễn Trọng Bình, Đàm Quang Minh, Phạm Thu Xuân (Quỹ
Nghiên Cứu Biển Đông)
***********************************
Entry này được tự động gửi lên từ trang Dân Luận
(http://danluan.org/node/8942), một số đường liên kết và hình
ảnh có thể sai lệch. Mời độc giả ghé thăm Dân Luận để
xem bài viết hoàn chỉnh. Dân Luận có thể bị chặn tường
lửa ở Việt Nam, xin đọc hướng dẫn cách vượt tường lửa
tại đây (http://kom.aau.dk/~hcn/vuot_tuong_lua.htm) hoặc ở đây
(http://docs.google.com/fileview?id=0B_SKdt9lFNAxZGJhYThiZDEtNGI4NC00Njk3LTllN2EtNGI4MGZhYmRkYjIx&hl=en)
hoặc ở đây (http://danluan.org/node/244).
Dân Luận có các blog dự phòng trên WordPress
(http://danluan.wordpress.com) và Blogspot (http://danluanvn.blogspot.com),
mời độc giả truy cập trong trường hợp trang Danluan.org gặp
trục trặc... Xin liên lạc với banbientap(a-còng)danluan.org để
gửi bài viết cho Dân Luận!
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét