anh hùng.
Anh hùng trong quá trình dựng nước: Trải qua các cuộc nổi
dậy của Hai Bà Trưng, Bà Triệu, Lý Bí, Dương Đình Nghệ…
đến khi Ngô Quyền xưng nền tự chủ.
Anh hùng trong quá trình giữ nước: những chiến thắng của Lê
Hoàn, Lý Thường Kiệt, Trần Hưng Đạo…
Nhưng xem xét ra, tiền nhân của chúng ta anh hùng thì có anh
hùng, nhưng vẫn còn kém nếu so với sự mềm dẻo và linh hoạt
của lãnh đạo ngày nay. Cũng đúng thôi, cái anh hùng, cái yêu
nước trước đây là tự phát, trong bối cảnh quan hệ quốc
tế chưa phức tạp như bây giờ. Ngày nay, dưới sự lãnh đạo
tài tình của Đảng, cùng với tinh thần quốc tế vô sản bất
diệt, các hành động, suy nghĩ yêu nước cần phải được
định hướng. Chúng ta phải yêu nước ở đẳng cấp cao hơn
tiền nhân.
Sau khi Ngô Quyền dựng nước thì cuộc kháng chiến của Lê
Đại Hành chống quân Tống có thể xem là cuộc kháng chiến
đầu tiên của nước ta. Trận cọc dưới sông Bạch Đằng là
một bài học về sự thông minh của tiền nhân. Nhưng nếu có
tinh thần thế giới đại đồng, ngài có thể mời vua Tống qua
đàm phán, tuyên bố với họ là "<em>Đại Cồ Việt có đầy
đủ bằng chứng về chủ quyền, quyền chủ quyền…</em>".
Họ tiến đến đâu, ta lùi đến đấy nhưng không bao giờ
ngưng câu "<em>Đại Cồ Việt có đầy đủ…</em>" Họ
chiếm núi, chiếm đảo mặc họ, ta tiếp tục "<em>Đại Cồ
Việt có đầy đủ..</em>"… Đến một lúc thì quân Tống sẽ
không đánh mà tan và biết đâu tránh được một cuộc chiến!
Đến thời Lý, người anh hùng Lý Thường Kiệt với bài thơ
bất diệt trên sông Như Nguyệt đã khẳng định chủ quyền
của nước ta. Nhưng nếu chỉ dừng lại ở… ngâm thơ thì hay
quá. Ngâm thơ rồi mà quân Tống vẫn kéo qua thì tiếp tục
ngâm thơ chứ sao! Nếu chúng quyết tâm xâm chiếm đất đai
của tổ tiên thì cứ… ngâm thơ. Tiếc rằng anh hùng Lý
Thường Kiệt thiếu một sự chỉ đạo sáng suốt từ cấp
trên nên nóng lòng giết giặc, cũng may là thành công. Cách hay
nhất để đối phó với ngoại xâm có thể là ngâm thơ. Thay
vì đánh giặc, anh hùng Lý Thường Kiệt nên phổ biến bài thơ
cho toàn triều đình nhà Lý, yêu cầu các quan cùng ngâm. Tuy
nhiên, không nên tuyên truyền ra dân chúng. Thậm chí cấm dân
chúng ngâm bài thơ này. Việc dân chúng ngâm bài thơ trên có
thể gây mất lòng quân Tống, khó khăn cho việc hòa giải giữa
hai nước.
Có thể coi thời Trần là thời kỳ thịnh vượng nhất của
chế độ trung ương tập quyền. Vua sáng, tôi hiền, kinh tế,
văn học, nghệ thuật phát triển. Nhắc đến thời Trần, không
thể bỏ qua ba cuộc kháng chiến chống Nguyên – Mông, đế
quốc hùng mạnh nhất thời ấy. Ai mà không tự hào về Hội
nghị Diên Hồng? Ai không cảm khái trước cái chết của Trần
Bình Trọng? Ai không yêu quý hình ảnh Trần Quốc Toản 16 tuổi
bóp nát quả cam? Tuy nhiên, nhìn lại thì thấy các hành động
thời kỳ ấy thiếu hẳn một cái tầm lãnh đạo sáng suốt và
tài tình(?). Trường hợp hội nghị Diên Hồng là một ví dụ.
Trước một tình thế ngàn cân treo sợi tóc lúc bấy giờ, vua
Trần quyết định hỏi ý kiến các bô lão. Thật là một sai
lầm tai hại! Đúng ra, vua Trần phải chứng tỏ quyền uy của
mình, nếu có hỏi, thì chỉ bàn bạc nội bộ giữa nhà vua và
14, 15 vị đại thần mà thôi. Kiểu dân chủ trực tiếp, hành
động trưng cầu dân ý như vậy là hoàn toàn sai lầm về biện
chứng pháp. Đặt bên cạnh hình thức dân chủ tập trung theo
quan điểm của Mác thì quả thật nhà vua còn quá non nớt. Giả
dụ lúc bấy giờ dân trí ta còn thấp, cộng với sự xúi giục
của các thế lực thù địch… thì nguy biết bao nhiêu. Cũng may
là sau đó ta thắng trận. Nếu sáng suốt và tài tình hơn hơn,
vua quan nhà Trần đã thương lượng với quân Nguyên, một mặt
cứ giao cho họ khai thác khoáng sản, đánh bắt cá quanh biển
Đông, mặt khác khẳng định chủ quyền của Đại Việt thì
đã không có hội nghị Diên Hồng và không có cuộc chiến
chống Nguyên. Đằng nào thì họ cũng phải rút lui. Bằng chứng
là đế quốc Nguyên – Mông rồi cũng sụp đổ đấy thôi.
Trường hợp của Trần Quốc Toản cũng cần phải bàn. Do còn
ít tuổi, cậu đã không phân biệt được thế nào là yêu
nước tự phát và yêu nước có định hướng. Hành động bóp
nát quả cam có thể gây ra những hậu quả nghiêm trọng. Vì
hành động này mà vua Trần muốn quyết định "hòa" thì
cũng khó thực hiện được. Sẽ rất khó xử cho nhà vua nếu
quân Nguyên yêu cầu phải bắt Trần Quốc Toản vì đã có hành
vi chống đối "thiên triều". Nhà vua có chống chế rằng
Quốc Toản chưa phạm tội thì giặc cũng ép cho bằng được.
Sau cùng thì Toản cũng phải đi tù vì một tội gì đó như
"gây rối trật tự công cộng", "xả rác (cam) ra
đường"… May cho Quốc Toản là nhà vua quyết định đánh,
không thì Toản đã bị một tay bóp cổ, tay xách quần lôi đi!
Với trường hợp này, cần thiết phải yêu cầu Toản giải
trình: tại sao bóp quả cam? Làm vậy để được cái gì? Ai xúi
giục? Có thế lực nào đằng sau không?
Dân tộc ta anh hùng, không còn phải bàn cãi. Nhưng do những
hạn chế về tư tưởng, chưa được trang bị học thuyết Mác
– Lê, cũng như chưa hiểu được 16 chữ vàng nên xem ra tiền
nhân chúng ta còn… kém lắm.
<em><strong>Bùi Tính – Nghệ An</strong></em>
Cúi lạy tiền nhân tha thứ cho. Vài năm nữa, xuống suối vàng,
kẻ hèn này xin đeo mo vì không dám nhìn mặt những Lê Đại
Hành, Lý Thường Kiệt, Trần Quốc Toản…
***********************************
Entry này được tự động gửi lên từ trang Dân Luận
(http://danluan.org/node/9101), một số đường liên kết và hình
ảnh có thể sai lệch. Mời độc giả ghé thăm Dân Luận để
xem bài viết hoàn chỉnh. Dân Luận có thể bị chặn tường
lửa ở Việt Nam, xin đọc hướng dẫn cách vượt tường lửa
tại đây (http://kom.aau.dk/~hcn/vuot_tuong_lua.htm) hoặc ở đây
(http://docs.google.com/fileview?id=0B_SKdt9lFNAxZGJhYThiZDEtNGI4NC00Njk3LTllN2EtNGI4MGZhYmRkYjIx&hl=en)
hoặc ở đây (http://danluan.org/node/244).
Dân Luận có các blog dự phòng trên WordPress
(http://danluan.wordpress.com) và Blogspot (http://danluanvn.blogspot.com),
mời độc giả truy cập trong trường hợp trang Danluan.org gặp
trục trặc... Xin liên lạc với banbientap(a-còng)danluan.org để
gửi bài viết cho Dân Luận!
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét