quan trọng nữa của nền dân chủ, đó là quyền con người và
trình độ hiểu biết của những cá nhân trong xã hội đó, hay
còn gọi là dân trí. Các yếu tố đó kết hợp với nhau như
thế nào để tạo thành một xã hội dân chủ thực sự, mời
độc giả Dân Luận cho ý kiến...</div>
Thưa quý vị,
Trong những năm qua việc hô hào và tham luận về Dân Chủ thì
nhiều lắm, nhưng một đặc điểm tiêu biểu của những thảo
luận đó là chung chung, trừu tượng, có vẻ hàn lâm, nặng về
trích dẫn; đặc biệt là trích dẫn các tác giả Tây Phương,
hơn là những tìm hiểu cụ thể, mạch lạc và có hệ thống.
Một số không ít các bậc thức giả vẫn còn mang bệnh phô
trương kiến thức, mà ít chú trọng đến việc đi sâu phân
tích những vấn đề thực tiển, cần thiết để khởi phát
quá trình dân chủ hoá cho Quê hương.
Một trong những vấn đề thực tiễn vẫn thường được hô
hào là vấn đề Dân Chủ-Đa Nguyên, nhưng chưa thấy ai đề
cập nghiêm chỉnh thế nào là Đa Nguyên? Nguyên nào? Thành hình
ra sao? Cơ sở kinh tế-xã hội của các Nguyên là như thế nào?
Nếu nói Đa Nguyên là Đa đảng, vậy thì Chính đảng là gì?
Và liệu rằng điều kiện kinh tế-xã hội hiện nay của VN
hiện nay đã chín mùi cho sự hình thành các chính đảng?
Mặt khác nói đến Dân Chủ thì không thể không nói đến
Luật Pháp. Ai cũng mơ hồ cảm thấy có một mối tương quan
rất quan trọng giữa hai lãnh vực đó, nhưng nỗ lực để
thảo luận mối tương quan đó thì dường như chưa có nhiều.
Mọi người có vẻ chú ý nhiều đến yếu tố phát triển kinh
tế của nền Dân Chủ. Có lẽ là vì hệ thống truyền thông
Tây Phương đã không ngớt gắn chặt nền kinh tế thị trường
và toàn cầu hoá với DC chăng? Thiết nghĩ chúng ta nên thận
trọng đối với khía cạnh này. Bởi vì một cách căn bản, DC
là một vấn đề nội bộ của từng quốc gia, từng dân tộc.
Việc quốc tế hoá DC, về thực chất, mang lại lợi ích cho
các cường quốc hơn là cho các nước đang phát triển. Cũng
một thể như tinh thần quốc tế vô sản chỉ có lợi cho
Kremlin hơn là cho Hà Nội hay cho Vientiane vậy. Bằng chứng của
điều vừa nói là trường hợp của Ấn Độ và Trung Quốc. So
ra thì Ấn Độ hiện còn nghèo, trước đây còn nghèo hơn nữa,
nhưng dân Ấn đã có chế độ DC từ lâu. Trong khi đó TQ đang
có nền kinh tế đứng hàng thứ hai trên thế giới, nhưng lại
chưa có nnề DC đúng nghĩa.
Một mối tương quan quan trọng khác cũng ít được đi sâu phân
tích; đó là mối tương quan Văn hoá-Dân Chủ. Vắn tắt thì
chính yếu tố Văn hoá đã tạo nên những khác biệt nổi bật
giữa các nền DC trên thế giới; đặc biệt là giữa Đông và
Tây. Một ví dụ có liên quan đến yếu tố Văn hoá trong DC là
quan điểm về vai trò của chính quyền (government).Văn hoá Đông
phương tôn trọng và đề cao vai trò của chính quyền, vì vậy
trong con mắt của người dân thì việc kính trọng các viên
chức chính phủ là điều đương nhiên. Trong khi đó Tây
phương, như người Mỹ chẳng hạn, thì khác. Do nghĩ rằng
quyền lực làm băng hoại mọi sự (Power corrupts) nên người
Mỹ luôn nghi ngờ chính quyền và luôn tìm cách kìm hảm không
trao cho nó nhiều quyền. Vì vậy họ lập ra nguyên tắc cân
bằng và kiểm tra (Check and Balance) dùng để tam quyền không
những chỉ phân lập mà còn kiểm soát lẫn nhau.
Một nét khác trong Văn hoá cũng ảnh hưởng mạnh đến việc
hình thành DC; đó là tính chất Cộng Đồng và tính cách Cá
nhân. Văn hoá Trung Hoa và VN là văn hoá Cộng Đồng; đề cao
lợi ích chung trên lợi ích cá nhân. Trong khi đó văn hoá
Âu-Mỹ đề cao Cá nhân. Đây là nguyên nhân không nhỏ sự khác
biệt giữa nền DC Mỹ và DC Nhật Bản. Mặt khác, tính chất
Cộng Đồng còn dẫn đến hệ quả là người ta rất khó thỏa
hiệp với nhau, bởi vì đề cao Cộng đồng gần đồng nghĩa
với tính tuyệt đối trong mọi lưạ chọn, một loại zero-sum
game, như người Mỹ hay nói. Và đó là một khuyết điểm đối
với việc xây dựng DC. Văn hoá đề cao Cá nhân của Âu-Mỹ
thì khác, sự thoả hiệp là một thói quen, và vì vậy họ
thiên về win-win game hơn. Và đó là ưu điểm trong việc xây
dựng DC. Và cũng chính phần nào do tính cách ấy mà chủ
trương Đấu Tranh Giai cấp Không Khoan nhượng không được ưa
chuộng ở Âu-Mỹ như đã được chấp nhận dễ dàng ở TQ và
VN.
Ngoài những yếu tố trên, còn có những yếu tố khác không
kém quan trọng đối với việc hình thành nền DC. Đó là các
yếu tố: Lịch sử, Địa lý, Chủng tộc và Ngôn ngữ. Quan
trọng nhất trong đó là yếu tố địa lý. Bởi vì yếu tố
địa lý sẽ quyết định phương thức quốc phòng-an ninh của
một quốc gia, và quy định mối tương quan của một nước
với các quốc gia bên cạnh về các mặt giao thương văn
hoá-kinh tế.
Tóm lại, những yếu tố và tương quan trên đây là rất căn
bản khi bàn về DC. Ước mong sao các bậc thức giả quan tâm đi
sâu phân tích các yếu tố đó và mối tương quan với nền DC,
và vận dụng vào thực tế VN, để chúng ta có được những
tham luận sâu sắc và bổ ích hơn khi bàn về DC cho VN.
Trân trọng kính chào.
Trương Đình Trung
***********************************
Entry này được tự động gửi lên từ trang Dân Luận
(http://danluan.org/node/8791), một số đường liên kết và hình
ảnh có thể sai lệch. Mời độc giả ghé thăm Dân Luận để
xem bài viết hoàn chỉnh. Dân Luận có thể bị chặn tường
lửa ở Việt Nam, xin đọc hướng dẫn cách vượt tường lửa
tại đây (http://kom.aau.dk/~hcn/vuot_tuong_lua.htm) hoặc ở đây
(http://docs.google.com/fileview?id=0B_SKdt9lFNAxZGJhYThiZDEtNGI4NC00Njk3LTllN2EtNGI4MGZhYmRkYjIx&hl=en)
hoặc ở đây (http://danluan.org/node/244).
Dân Luận có các blog dự phòng trên WordPress
(http://danluan.wordpress.com) và Blogspot (http://danluanvn.blogspot.com),
mời độc giả truy cập trong trường hợp trang Danluan.org gặp
trục trặc... Xin liên lạc với banbientap(a-còng)danluan.org để
gửi bài viết cho Dân Luận!
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét