<ul>
<li><a
href="http://www.tienphong.vn/Van-Hoa/536510/Toi-ac-rung-xanh.html">Tội ác
rừng xanh</a></li>
</ul></div>
(TBKTSG) - Nếu loài thú biết nói, chúng sẽ đồng thanh: Nếu
được chọn nơi sinh ra, lớn lên và chết, chúng tôi sẽ không
chọn chốn ác độc này! Đầu tiên là chú voi vừa bị giết
ở Đà Lạt, đến bao loài khỉ, rắn, chó, mèo, sếu, cò…
thậm chí chim sẻ ngày ngày phải phơi thây trên các bàn nhậu!
Ác! Từ ngữ đó đủ để mô tả hành vi bức tử chú voi vốn
dĩ đã hiền hòa sống chung với loài người, cho dù trong cảnh
"tù tội" bên hồ Tuyền Lâm (Đà Lạt).
Không cần đến một trạng từ nào để bổ nghĩa, tỉ như
"ác quá"! Ác, để mô tả mọi hành vi bức tử cầm thú
một cách "khơi khơi" chỉ để thỏa mãn thú ăn nhậu hoặc
vì lý do nào chưa rõ, như trong trường hợp voi Beckham. Ác đối
lập với hiền lành.
Có thể phần nào đổ thừa ác là do bản tánh. Song, trong một
xã hội tự hào "mấy ngàn năm văn hiến", đổ thừa như
thế là phủ định giá trị của nền giáo dục xã hội. Có
thể không chấp lắm những người vì miếng cơm, manh áo, song
nhất định phải trách những ai dư tiền, dư của và dư hư
danh để khiến người khác thủ ác cho mình no say. Rõ ràng nền
giáo dục mà họ đã thừa hưởng còn thiếu một mảng rất
lớn là tình yêu thiên nhiên, trong đó có loài cầm thú và cây
cỏ.
Nói cho ngay, tuần trước đọc báo đã có thể thở phào nhẹ
nhõm khi lễ hội anh đào ở Hà Nội đã không diễn ra cảnh
vùi hoa dập liễu như nhiều lần trước. Nghĩa là đã có thay
đổi trong hành vi của những người đến ngắm hoa. Phải chăng
tình yêu thiên nhiên cùng lòng tự trọng dân tộc đã giúp họ
vừa thưởng ngoạn vừa cùng bảo vệ sự thưởng ngoạn đó?
Phải chăng tác động của các phương tiện truyền thông xã
hội, trong đó có cả các mạng xã hội, đã góp phần vào sự
thay đổi hành vi này? Không rõ, nhà trường có đóng góp gì
vào sự điều chỉnh hành vi này hay không?
Thú thật, trong lòng không hề muốn phải đặt câu hỏi sau
cùng này chút nào. Bởi lẽ, khi còn phải đặt câu hỏi nghĩa
là vẫn còn hoài nghi giá trị nhân văn của nền giáo dục. Khi
xem nội quy hoặc "hướng dẫn đánh giá xếp loại đạo đức
học sinh" , không thấy có chỗ nào dành cho tình yêu thiên
nhiên và đồng loại? Sở dĩ phải thêm hai chữ "đồng
loại" là bởi người ta đang giết người, thậm chí ngay từ
trong nhà trường! Có khi không giết người song cũng ác không
kém, khi khơi khơi lôi một nữ sinh ra đánh đập, lột áo, quay
phim rồi tung lên mạng!
Xã hội nào cũng có những vụ án, những kẻ giết người,
những kẻ bạo hành người khác. Song, những kẻ gây ác ở các
xã hội đó thường thuộc các băng đảng hoặc bị bệnh tâm
thần, chớ ít khi là người bình thường, thậm chí là học
sinh vị thành niên. Mỗi cuối học kỳ hai, giáo viên, nhà
trường đều loay hoay đếm lượt vi phạm nội quy, so với
điểm học lực để "xếp hạng đạo đức" học sinh. Có
còn thì giờ nào để tự hỏi: Ta đã dạy học trò yêu thiên
nhiên, đồng loại, yêu tha nhân được mấy phút trong cả năm
học? Và phải chăng xã hội đang hái những gì mình đã gieo?
***********************************
Entry này được tự động gửi lên từ trang Dân Luận
(http://danluan.org/node/8657), một số đường liên kết và hình
ảnh có thể sai lệch. Mời độc giả ghé thăm Dân Luận để
xem bài viết hoàn chỉnh. Dân Luận có thể bị chặn tường
lửa ở Việt Nam, xin đọc hướng dẫn cách vượt tường lửa
tại đây (http://kom.aau.dk/~hcn/vuot_tuong_lua.htm) hoặc ở đây
(http://docs.google.com/fileview?id=0B_SKdt9lFNAxZGJhYThiZDEtNGI4NC00Njk3LTllN2EtNGI4MGZhYmRkYjIx&hl=en)
hoặc ở đây (http://danluan.org/node/244).
Dân Luận có các blog dự phòng trên WordPress
(http://danluan.wordpress.com) và Blogspot (http://danluanvn.blogspot.com),
mời độc giả truy cập trong trường hợp trang Danluan.org gặp
trục trặc... Xin liên lạc với banbientap(a-còng)danluan.org để
gửi bài viết cho Dân Luận!
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét