Nguyễn Hữu Quý - Lãi suất ngân hàng nói lên điều gì?

Chỉ là người bình thường, không có nghiệp vụ về Ngân
hàng; nhưng qua việc theo dõi tình hình lãi suất huy động và
cho vay của hệ thống ngân hàng nước ta; tôi tin rằng, sẽ có
rất nhiều người đang trong tâm trạng lo lắng như tôi, lo cho
nền kinh tế và từ đó cho cả nền chính trị nước nhà.

Trong bài "<a
href="http://www.tamnhin.net/Canhbao/10924/Doanh-nghiep-doi-von-NH-lach-luat-vuot-rao-de-tang-lai-suat.html">Doanh
nghiệp đói vốn; NH lách luật, vượt rào để tăng lãi
suất</a>", được báo điện tử Tamnhin.net đăng tải ngày
14/5/2011; theo đó, bài báo nhấn mạnh:

<em>Trần huy động vốn được Ngân hàng Nhà nước (NHNN) luật
hóa là 14%/năm, thế nhưng rất nhiều ngân hàng đã đẩy lãi
suất lên 18-19%. Cuộc đua giữa các ngân hàng không chỉ là
cuộc đua tăng lãi suất mà còn là cuộc đua lách quy định
trần lãi suất.</em>

Nghĩ cũng lạ, Ngân hàng "huy động vốn" với lãi với lãi
suất 18-19%; thì doanh nghiệp phải vay lại từ ngân hàng, phải
là 22-25%/ năm, thì lấy đâu ra kinh doanh lãi mà lắm người
vẫn vay thế nhỉ?

Theo tôi, tình hình lãi suất từ hệ thống ngân hàng cho thấy:

- Việt Nam đang trong một giai đoạn mà không có doanh nghiệp
thực sự lo sản xuất; vì không thể sản xuất có lãi với
lãi vay như thế; cho nên, hiện tại, đây đang là khoản vay
của các doanh nghiệp chỉ lo để đáo hạn; nghĩa là, nếu
không lo đáo hạn, thì tình hình thua lỗ của doanh nghiệp bị
lộ tẩy và việc công bố phá sản là điều không ai muốn.

- Lãi suất ngân hàng ở tầm 20%/ năm là một sự bất thường,
phản ánh một nền sản xuất bất thường?! Việc ngân hàng
Nhà nước có muốn hạ lãi suất như ý kiến của các chuyên
gia cũng không thể được; bởi vì, lãi suất ngân hàng phản
ánh một nền sản xuất ổn định, lành mạnh… trong khi thực
tại nền kinh tế nước nhà là một nền kinh tế "bong bóng
xà phòng" (?!); việc mất cân đối giữa xuất và nhập khẩu
chỉ tính riêng đối với Trung Quốc là một ví dụ (không có
cái để bán, mà có bán cũng chủ yếu từ tài nguyên đang
"tranh thủ" khai thác; không sản xuất ra để đáp ứng nhu
cầu trong nước (do lãi cao, không cạnh tranh được) nên vẫn
phải nhập về, kể cả từ cái tăm tre…).

- Hiện tại nước ta có 39 ngân hàng thương mại; tức là ngân
hàng cổ phần; trong số đó sẽ có những ngân hàng do những
"quan tham" góp vốn bằng tiền tham nhũng. Việc giữ lãi
suất huy động cao, bên cạnh là ngoài ý muốn như đã nói
trên; thì việc đem tiền tham nhũng vào gửi ở ngân hàng cũng
là hình thức kinh doanh "tiền đẻ ra tiền"; nhanh "thu hồi
vốn" theo cách hiểu của người Việt Nam về tình trạng mua
chức, bán quyền đã thành bệnh mãn tính.

- Thực tế cho thấy, với lãi suất cho vay của ngân hàng từ
22-25%/ năm thì chỉ có doanh nghiệp kinh doanh Bất động sản
(BĐS) và kinh doanh chứng khoán mới dám vay, và họ đánh cược
vào may rủi; hoặc theo kiểu "đâm lao thì phải theo lao" (?!).
Như vậy, hoạt động kinh tế của Việt Nam trong giai đoạn
hiện nay chủ yếu là KINH DOANH ĐẤT ĐAI, với nhiều sự bất
hợp lý, vô lý… mà tình trạng dân oan khiếu kiện do mất
đất sản xuất đã phản ánh tình hình này.

Điều gì đang đến với nền kinh tế Việt Nam?

***********************************

Entry này được tự động gửi lên từ trang Dân Luận
(http://danluan.org/node/8811), một số đường liên kết và hình
ảnh có thể sai lệch. Mời độc giả ghé thăm Dân Luận để
xem bài viết hoàn chỉnh. Dân Luận có thể bị chặn tường
lửa ở Việt Nam, xin đọc hướng dẫn cách vượt tường lửa
tại đây (http://kom.aau.dk/~hcn/vuot_tuong_lua.htm) hoặc ở đây
(http://docs.google.com/fileview?id=0B_SKdt9lFNAxZGJhYThiZDEtNGI4NC00Njk3LTllN2EtNGI4MGZhYmRkYjIx&hl=en)
hoặc ở đây (http://danluan.org/node/244).

Dân Luận có các blog dự phòng trên WordPress
(http://danluan.wordpress.com) và Blogspot (http://danluanvn.blogspot.com),
mời độc giả truy cập trong trường hợp trang Danluan.org gặp
trục trặc... Xin liên lạc với banbientap(a-còng)danluan.org để
gửi bài viết cho Dân Luận!

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét