viết "<a href="http://www.rfavietnam.com/node/579">Thư ngỏ gửi bạn
ở Hải ngoại nhân ngày 30-4</a>" của tôi đăng trên trang blog
RFA ngày 28/4/2011. Bài viết này đã có sức truyền tải nhanh,
được nhân rộng và có rất nhiều các phản hồi dưới dạng
thư ngỏ bài viết hay comments của các blogger và độc giả trên
mọi trang web site trong nước và nước ngoài, có lẽ vì vấn
đề nhạy cảm của nó. Để đáp lại, tác giả xin được
phản hồi chung cho các đóng góp nói trên dưới dạng một bài
viết.
Trân trọng.</div>
*
<h2>Phần I: Vì sao tôi viết bài "Thư ngỏ gửi bạn ở Hải
ngoại nhân ngày 30-4″?</h2>
Khác với mọi năm, thời tiết những ngày vừa qua ở Hà nội,
mát mẻ dễ chịu khác thường. Nhưng ngược lại, cộng đồng
mạng lại nóng bỏng xung quanh chủ đề bài viết "Thư ngỏ
gửi bạn ở Hải ngoại nhân ngày 30-4" của tôi, đăng trên
blog RFA. Nếu bạn thử search cụm từ "Thư ngỏ gửi bạn ở
Hải ngoại nhân ngày 30-4″ trên Google, thì chỉ sau 0.45′
(giây) sẽ có trên dưới 1 triệu kết quả. Không chỉ các trang
website hay blog lề bên trái mà cả lề phải cũng không thể bỏ
qua bài viết này, với nhiều bài viết mang tính trao đổi của
các bloggers có tên tuổi là bạn bè như: <a
href="http://dailyvnews1.wordpress.com/2011/06/01/2011/05/01/th%c6%b0-tr%e1%ba%a3-l%e1%bb%9di-b%e1%ba%a1n-nhan-ngay-3004/">Lê
Minh</a>, <a
href="http://dailyvnews1.wordpress.com/2011/06/01/2011/04/30/th%c6%b0-ng%e1%bb%8f-g%e1%bb%adi-b%e1%ba%a1n-kami-nhan-ngay-30-4/">Lê
Quốc Tuấn</a>, <a
href="http://dailyvnews1.wordpress.com/2011/06/01/2011/04/30/th%c6%b0-ng%e1%bb%8f-c%e1%bb%a7a-blogger-th%e1%ba%b1ng-nong-dan-g%e1%bb%adi-blogger-kami-nhan-ngay-30-4/">Thằng
Nông Dân</a>. Hay cũng có blogger chắc giận dữ quá, nên đã tự
coi lá thư ngỏ trên là của Kami gửi cho mình (!?), được xếp
trong chồng thư lưu trữ cá nhân và yêu cầu Kami <a
href="http://dailyvnews1.wordpress.com/2011/06/01/2011/05/02/xin-d%e1%bb%abng-g%e1%bb%8di-chung-toi-la-b%e1%ba%a1n/">Xin
đừng gọi chúng tôi là bạn bè?</a>, và ngoài ra còn có tới
cả ngàn comments ủng hộ, phản đối vì tính nhạy cảm của
lá thư.
Bên cạnh đó còn có không ít bạn đọc tốt bụng, chắc là
vì lo lắng đã gửi nhiều tư liệu, dẫn chúng giúp cho Kami
phản biện các bài viết và phản hồi xung quanh bài viết này.
Đặc biệt, là không ít bạn kêu gọi và yêu cầu Ka mi phải
lên tiếng, hồi đáp chứ đừng có hợm hĩnh trong sự im lặng
đáng sợ. Nhưng mong bạn đọc rộng lòng thông cảm, vì đang
là kỳ những ngày nghỉ dài ngày, hơn nữa, các bài viết và
các comments phản hồicủa các bloggers và các members vẫn còn
tiếp tục, không có chiều hướng chấm dứt.
<center><img src="http://danluan.org/files/u1/sub01/10994008_DSC_0137.jpg"
width="380" height="249" alt="10994008_DSC_0137.jpg" /></center>
<center><img
src="http://danluan.org/files/u1/sub01/55212336-vtc_260055_Image_26.jpg"
width="450" height="294" alt="55212336-vtc_260055_Image_26.jpg" /></center>
<center><strong><em>Xin đừng chủ quan & xem thường với những
hiện tượng kiểu này.</em></strong></center>
Thường ngày, tôi có cái thú thích xem đánh cờ tướng, vì cụ
ông thân sinh ra tôi dù đã cao tuổi nhưng có thể nói là cụ
nghiện đánh cờ. Bạn đánh cờ của cụ là các bác, các chú
bạn bè hàng xóm đã nghỉ hưu, nhiều thời gian rảnh rỗi.
Trong vườn nhà tôi có một gốc sấu to, tán rộng mát cả ngày
là nơi tụ tập của các cụ cao niên. Mọi người tới đây
để uống nước chè và nói chuyện chính trị, xã hội. Tất
nhiên là không thể thiếu món cờ tướng.
Tôi chơi cờ cũng không mấy cao, nhưng so với các cụ già thì
hơn, vì mình nghĩ nhanh hơn, nên khi rỗi rãi hay ra ngồi xem các
cụ đánh cờ, khi ngồi xem thì tôi hay xúi cho một bên nào đó
vào lúc thế cờ đang bí. Phần lớn, bên được tôi xúi
thường lật được ngược thế cờ, và thắng lại đối thủ
của họ. Khi đó các cụ tấm tắc khen tôi, nhưng không thể
thiếu câu "Đúng là cờ ngoài, bài trong". Nghĩa là người
trong cuộc chơi thì khó mà tỉnh táo, nhất là mấy ông bên thua
mà còn hay cay cú, thì hay đánh bừa, đánh ẩu, mà dân chơi cờ
họ gọi là loại chơi cờ "vồ". Đánh cờ mà không tính
việc được thua làm trọng, mà chì tìm mọi cách để "vồ"
(ăn) quân của đối phương cho hả giận, đỡ cay cú thì bao
giờ mới thắng được đối phương.
Thâm tâm tôi luôn nghĩ, những vị ấy chỉ phù hợp với những
công việc dùng cơ bắp, chứ mấy công việc dùng tới tri
thức, trí tuệ như công việc vận động cho công cuộc dân
chủ ở Việt nam chẳng hạn thì e không hợp. Đó cũng chính là
lý do thứ nhất, vì sao tôi viết bài "Thư ngỏ gửi bạn ở
Hải ngoại nhân ngày 30-4″.
Con người ta ai cũng vậy, khi mình quan tâm hay đặt niềm tin
của mình vào một cái gì, thì cái đó luôn là ước vọng, là
mối quan tâm và luôn mong cái đó trở thành hiện thực. Với
tôi cũng vậy, tôi đặt niềm tin của mình về một chế độ
tự do, dân chủ (người dân là chủ), một nhà nước cai trị
bằng luật pháp, nơi đó mọi công dân đều bình đẳng về
mọi mặt sẽ hiện diện ở Việt nam trong tương lai không xa.
Cách đây khoảng một năm, trước Đại hội đảng XI, trong
một lần nói chuyện với blogger AnhBaSG, khi ấy tôi còn rất
lạc quan. Khi đó tôi có nói với anh ta rằng, chắc trong vòng 5
năm nữa chính trị Việt nam sẽ có thay đổi sâu rộng, nghĩa
là sẽ có sự chấp nhận đa nguyên, đa đảng. Nhưng rồi, tình
hình đàn áp phong trào đấu tranh đòi dân chủ của các nhà
bất đồng chính kiến của chính quyền trong nước ngày càng
khốc liệt, hễ cứ nhú lên cái mầm mống chống đối nào
tức thời bị triệt hạ không thương tiếc. Tình hình trong
nước là như thế, ngày càng bế tắc, tưởng chừng như đi
vào ngõ cụt khiến nhiều người trong đó có tôi ngày một
thất vọng. Với những người đang nuôi sự hy vọng như tôi
chắc chắn phải dành thời gian để chiêm nghiệm và đánh giá
vì sao phong trào vận động dân chủ cho Việt nam lại lâm vào
bế tắc như vậy? Phải chăng, lý do chính là do chưa tập hợp
được lực lượng đông đảo quần chúng nhân dân trong nước?
Đó là lý do thứ hai, khiến tôi viết lá thư ngỏ gửi bạn
ở Hải ngoại nhân ngày 30-4.
Cá nhân tôi luôn nghĩ, một thể chế chính trị dân chủ sẽ
không tự nhiên mà đến, bởi lẽ không có một kẻ cầm quyền
nào dễ dàng từ bỏ quyền lực của họ và đồng bọn. Muốn
có nó thì mọi người phải cùng góp sức và đồng lòng để
giành lấy, nhất là đối với thành phần trí thức thì luôn
luôn phải là lực lượng tiên phong, đi đầu trong công việc
vận động cho một nền dân chủ thông qua việc lên tiếng để
mở mang dân trí và xã hội trong khả năng của mình. Đặc
biệt là lĩnh vực truyền thông, thông qua đó để tuyên
truyền, giải thích về những lợi ích, sự bất cập của một
xã hội dân chủ đa đảng để người dân trong nước, đặc
biệt là thành phần trí thức cấp tiến, hiểu quyền và nghĩa
vụ của mình theo quy định của hiến pháp và pháp luật hiện
hành.
Ngoài bạn bè trong nước, tôi cũng có nhiều bạn bè ở Hải
ngoại, có cùng ước vọng kể trên giống như tôi. Họ cũng ở
mọi miền và mọi quốc gia trên thế giới, với đủ thành
phần: vượt biên, du học trước và sau giải phóng Miền Nam
rồi ở lại v.v…, nhưng quan trọng nhất họ là những trí
thức có tâm huyết với đất nước. Một điều băn khoăn và
mong muốn nữa của tôi là hoà hợp, hoà giải dân tộc, nhất
là đối với bạn bè người Việt ở Hải ngoại. Tôi đã thử
nghiệm, trong việc mời anh Nguyễn Xuân Châu, một Việt kiều
quốc tịch Úc hợp tác mở một trang blog chính trị xã hội,
khá nổi tiếng có tên <a
href="http://dailyvnews1.wordpress.com/2011/06/01/">TIN TỨC HÀNG
NGÀY</a>, với tiêu chí "Thông tin vì sự tiến bộ của Dân
trí & Xã hội". Qua công việc này cho thấy việc những người
Việt, sống dưới hai chế độ khác nhau, có cái nhìn khác nhau
nhưng vẫn có thể hợp tác vì một mục đích chung, trên tinh
thần trao đổi thẳng thắn và cầu thị.
Tuy là người sáng lập, nhưng tôi đã tin tưởng giao cho anh
Châu chịu trách nhiệm điều hành chung, tuy bước đầu không
tránh khỏi những bất đồng, do hai người sinh ra và lớn lên
trong hai chế độ xã hội khác nhau, chịu ảnh hưởng của hai
nền giáo dục khác nhau, với tư tưởng khác nhau nhưng cùng
một mục đích. Ví dụ quan điểm về lãnh tụ của mỗi bên
(tôi và anh Châu) có khác nhau, đối với tôi ông Hồ Chí Minh,
ông Ngô Đình Diệm, ông Lê Duẩn, ông Nguyễn Văn Thiệu v.v…
là những con người của lịch sử Việt nam, hãy để cho họ
yên chỉ đơn giản họ là người nhiều tuổi và đã quá cố.
Nhưng anh Châu thì khác, anh ta với tư cách Admin nhưng ra sức
bảo vệ lãnh tụ phía bên kia (VNCH) và hết lời xỉ vả lãnh
tụ phe cộng sản, với những lời lẽ nặng nề, thô bạo.
Thử hỏi như vậy có công bằng không? Tuy nhiên qua trao đổi,
anh Châu cũng đồng ý với tôi trong việc dùng đúng và rạch
ròi các chức trách của mình trong các vai: độc giả người
Việt Hải ngoại, Chính trị gia và Admin trang TTHN, vì mục
đích chung.
Nói tóm lại, việc hoà giải, hoà hợp dân tộc không phải là
một việc khó, nếu mỗi bên biết tôn trọng và lắng nghe các
ý kiến của phía bên kia một cách nghiêm túc. Chưa cần nói
tới sự hoà giải giữa những người cộng hò và cộng sản,
mà hãy bắt đầu từ ngay giữa chúng ta, nhưng người Việt nam
trong nước và nước ngoài có chung một lý tưởng. Đó là lý
do thứ ba, khiến tôi viết lá thư ngỏ gửi bạn ở Hải
ngoại nhân ngày 30-4, để gửi cho các bạn bè tôi, những
bloggers, những members đang sống, đang viết hay đang tham gia các
diễn đàn ở Hải ngoại, cần có một suy nghĩ sâu và rộng
hơn cho đại cuộc, để cổ vũ phong trào vận động dân chủ
ở Việt nam.
Bài viết "Thư ngỏ gửi bạn ở Hải ngoại nhân ngày 30-4″,
của tôi với nội dung đại ý là: kêu gọi các tổ chức chính
trị, các members ở Hải ngoại nên có sự thay đổi triệt để
sâu sắc về tư tưởng trong việc tuyên truyền, dân vận và
lôi kéo quần chúng trong nước. Phải biết gạt bỏ hận thù
cá nhân sang một bên, để tập trung tinh lực để chuẩn bị
cho một cuộc xuống đường đồng loạt, đồng lòng của số
đông dân chúng để tạo áp lực buộc chính quyền phải chấp
nhận đối thoại, đó là mục đích lớn nhất, đó là đại
cục. Còn việc hạ bệ thần tượng, lãnh tụ Hồ Chí Minh hay
việc thay đổi mầu cờ, thay đổi quốc ca là những việc nhỏ
(nhưng không đơn giản) khi đại cuộc đã thành công. Đó là
quyết định của số đông dân chúng. Trước một công việc
lớn, bao gồm những việc nhỏ mà cộng đồng người Việt
hải ngoại đã và đang làm như hôm nay, thử hỏi là người có
lý trí và suy nghĩ, họ sẽ chọn công việc lớn hay những
việc nhỏ để làm trước? Xin đừng quên, nếu tiếp tục làm
những việc nhỏ sẽ không bao giờ thu phục được lòng đa số
người dân trong nước, đặc biệt là những người trong lực
lượng vũ trang đang trung thành tuyệt đối với chế độ.
Trong toàn bộ bài viết, tôi không hề đả phá hay phê phán cờ
vàng ba sọc đỏ, lá quốc kỳ của chế độ VNCH cộng hoà, nay
là biểu tượng của người Việt quốc gia ở Hải ngoại, đơn
giản vì tôi hiểu mỗi người có một niềm tin và biểu
tượng quốc gia của họ, dù nó đã là quá khứ. Vấn đề là
mỗi người có dứt bỏ những cái riêng tư của cá nhân mình
vì sự nghiệp chung cho cả dân tộc Việt nam hay không?
Nhưng với cá nhân tôi và đông đảo người dân Việt nam, thì
quan điểm "Nước Việt nam phải là một, dân tộc Việt nam
phải là một" là bất di bất dịch, Việt nam phải là một
quốc gia thống nhất vĩnh viễn, cho dù nó theo bất kể thể
chế chính trị nào. Giang sơn này là do cha ông ta từ ngàn đời
khai phá, để lại cho con cháu, dứt khoát không thể mang ra chia
chác bởi các thế lực chính trị. Thử tưởng tượng, khi
đất nước bị chia cắt, cùng là người Việt nam, sống trên
mảnh đất Việt nam, nhưng khi người phía Nam đi thăm họ hàng
ruột thịt của mình, là kẻ ở phía Bắc phải dùng passport
thì bạn sẽ nghĩ ra sao, có hổ thẹn với tiền nhân hay không?
Tất nhiên sẽ có những kẻ tầm thường, coi đó là chuyện
bình thường chấp nhận được vì họ chỉ mưu cầu lợi ích
cho cá nhân của họ.
Phải hiểu, trong trò chơi hay chiến tranh cũng thế, đã chơi là
phải biết chấp nhận, chiến tranh là một canh bạc lớn giữa
các phe phái. Đã thua là thua, thua là phải mất hết, phải
chăng những người còn mang nặng hận thù, họ đã quên câu
"Được làm vua, thua làm giặc" và "Tiên trách kỷ, hậu
trách nhân hay sao" hay sao? Từ muôn đời nay, chính trị là là
một canh bạc lớn, buộc phải xảo quyệt, bịp bơm và lường
gạt. Chính Tổng thống VNCH đã từng tuyên bố câu nói
"Đừng tin những gì Cộng sản nói, hãy xem những gì họ
làm", trong khi chủ trương công khai của những người cộng
sản là "Đánh cho Mỹ cút, đánh cho Nguỵ nhào". Vậy mà còn
dại dột ký kết Hiệp định Paris năm 1973, để Mỹ rút rồi
tự thất bại vì nhiều lẽ. Phải chăng do dại dột, ngây thơ
hay thiếu hiểu biết về chiến lược chính trị, để rồi
mắc lừa? Vậy mà 36 năm chưa tỉnh, đáng tiếc có không ít
người vẫn đổ lỗi cho đối phương không tôn trọng Hiệp
định đã ký để cưỡng chiếm Miền Nam.
Nhớ chuyện khi xưa ở xứ Tàu, Hàn Tín người nước Sở,
thấy Hàn Tín gầy gò yếu đuối, có gã bán thịt làm nhục
bắt Tín luồn qua háng (trôn) của hắn. Mọi người thấy Hàn
Tín bị nhục đều chê cười cho ông ta là người thấp kém,
hèn hạ. Không những thế, Hàn Tín không có gì ăn, thường đi
xin ăn của bà giặt lụa và hứa hẹn sau này làm nên sự
nghiệp sẽ trả ơn ngàn vàng, cũng bị bà ta mắng cho. Vậy mà
với ý chí của mình, ông trở thành là một danh tướng của
Hán Cao Tổ Lưu Bang thời Hán Sở tranh hùng, có công rất lớn
giúp Lưu Bang đánh bại Hạng Vũ lập nên nhà Hán kéo dài 400
năm. Vậy mà, khi công thành danh toại, ông ta đã đền ơn bà
giặt lụa và không báo oán anh hàng thịt
Chuyện kể trên, âu cũng là một tấm gương và bài học cho
những ai còn mang nặng và không quên được nỗi thù hận. Giá
mà họ còn nhớ câu ca, có từ hơn 300 năm trước, khi cha ông ta
đi mở nước xuống phía Nam:
<em>Làm trai cho đáng nên trai.
Phú xuân cũng trải, Đồng nai cũng từng</em>
(Còn nữa)
Xin xem tiếp Phần II: Phản hồi những ý kiến xung quanh bài
viết
Ngày 02/5/2011
***********************************
Entry này được tự động gửi lên từ trang Dân Luận
(http://danluan.org/node/8687), một số đường liên kết và hình
ảnh có thể sai lệch. Mời độc giả ghé thăm Dân Luận để
xem bài viết hoàn chỉnh. Dân Luận có thể bị chặn tường
lửa ở Việt Nam, xin đọc hướng dẫn cách vượt tường lửa
tại đây (http://kom.aau.dk/~hcn/vuot_tuong_lua.htm) hoặc ở đây
(http://docs.google.com/fileview?id=0B_SKdt9lFNAxZGJhYThiZDEtNGI4NC00Njk3LTllN2EtNGI4MGZhYmRkYjIx&hl=en)
hoặc ở đây (http://danluan.org/node/244).
Dân Luận có các blog dự phòng trên WordPress
(http://danluan.wordpress.com) và Blogspot (http://danluanvn.blogspot.com),
mời độc giả truy cập trong trường hợp trang Danluan.org gặp
trục trặc... Xin liên lạc với banbientap(a-còng)danluan.org để
gửi bài viết cho Dân Luận!
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét