Bằng Công - Báo công an đưa một bút danh lạ hoắc chửi hai trí thức chính danh và thành danh (bài 2)

<h2>Về bút danh Quý Thanh và bài của ông (bà) này trên tờ An
Ninh Thế Giới</h2>

Quý Thanh - người viết bài trên báo An Ninh Thế Giới phê GS
Ngô Bảo Châu là "ngộ nhận" - là ai?

Sau khi tìm kiếm, có thể trả lời: Công luận và ngay cả ngàn
nhà báo (có thẻ) đến nay vẫn không biết là ai. Liệu sau
đây, có hy vọng biết là ai không? Trả lời: Khó.

Vào mạng, tra từ "quý thanh", sau đó tra thêm "an ninh" kèm
theo (để khu trú lại) thì – trong nhiều ngàn kết quả - thấy
4 vị là Quý Thanh. Trong đó có ba vị chính danh nhưng hoàn toàn
không liên quan tới bài báo và tờ báo: TS Nguyễn Quý Thanh,
giảng viên đại học (nhiều công trình và sách), TS Trần Quý
Thanh (doanh nhân năng động, tạo được một thương hiệu khả
tín) và ông Nguyễn Quý Thanh bị bắt do tham gia nhóm chỉ đạo
nông dân chống mất đất ở huyện Sóc Sơn. Các vị này đều
lương thiện, đáng kính. Bài này không dám làm phiền họ.

Còn lại, Quý Thanh là bút danh lần đầu xuất hiện ở bài duy
nhất trên An Ninh Thế Giới (không kể bài đăng lại ở các
báo khác). Vậy, chính thức mà nói, chỉ có ông trung tướng
Hữu Ước - tổng biên tập báo này - là biết rõ tên thật, lai
lịch, lập trường, trình độ, nhân cách, bản chất… của
bút danh này, khi ông chấp nhận bài của Quý Thanh xứng đáng
đăng lên báo của ông vốn được đảng tin tuyệt đối.

Vậy Quý Thanh là ai? Chỉ có thể trả lời về nguyên tắc,
nhưng dứt khoát: Đó là con người được đánh giá cao về
lập trường, quan điểm, bản chất, trình độ… đủ năng
lực viết bài phê phán một giáo sư (dù đang được đảng CS
trọng đãi), xứng đáng đăng trên tờ báo trung thành tuyệt
đối, phát hành rộng rãi vào loại nhất ở nước ta, ra cả
quốc tế, đề cập tới vấn đề ở tầm vóc vượt khỏi VN.
Bài của Quý Thanh là một bài tiêu biểu nhất cho tờ báo này.

<h2>Liệu bút danh Quý Thanh có còn xuất hiện lại?</h2>

Chỉ có thể suy đoán để có câu trả lời. Phê phán hai trí
thức có họ, tên, lai lịch rõ ràng (chính danh), đã thành danh
(thế giới biết), đang nổi danh, trong đó có một người
được chế độ nể trọng, mà tờ báo chính danh lại để tác
giả dùng một bút danh lạ hoắc… là điều rất bất thường.
Người ta nhớ ngay tới bài của TS Nguyễn Quang A về <a
href="http://www.nghebao.com/forum/showthread.php/16310-Ch%C3%ADnh-danh-b%C3%BAt-danh-n%E1%BA%B7c-danh-v%C3%A0-m%E1%BA%A1o-danh">Chính
danh, bút danh, nặc danh và mạo danh</a>, dường như vị TS viết
bài này chính vì cái cách dùng bút danh rất bất thường này.

Hai chữ "nếu": a) Nếu bài báo thành công, thì xác xuất
rất cao là bút danh này sẽ xuất hiện lại, mà không ai dám
mạo danh. Vậy chúng ta kiên nhẫn chờ tới khi ông Hữu Ước
về hưu. b) Nếu bài báo gây tác dụng ngược hẳn lại với
kỳ vọng ban đầu của tờ báo, thì hiếm ai "điên" tới
mức dùng lại cái bút danh này, kể cả tác giả bài báo. Dù
trường hợp nào, mọi người vẫn nhớ lâu cái bút danh này và
không sao quên được rằng nó gắn với bản chất tờ An Ninh
Thế Giới.

<h2>Phê phán giáo sư Châu thế nào?</h2>

<h3>1- Về nội dung phê phán</h3>

Bài đủ dài, với số chữ gấp 6-7 lần bài của GS Châu, ai
chẳng nghĩ rằng phen này bạn đọc (kể cả GS Châu) sẽ bị
Quý Thanh thuyết phục rằng ông GS toán học quả là đã "ngộ
nhận" Cù Huy Hà Vũ là anh hùng. Càng không thể anh hùng như 3
huyền thoại lịch sử mà vị GS nêu ra để so sánh.

Thật ra, với 2000 chữ, Quý Thanh mới chỉ chạm tới phần ít
quan trọng - mà lảng tránh tuyệt đối phần quan trọng nhất -
bài của GS Châu.

Một lý do quan trọng Quý Thanh nêu ra để không thể so sánh TS
Hà Vũ với 3 huyền thoại lịch sử là thời đại đã khác
hẳn nhau (cách nhau đã nhiều ngàn năm). Tuy nhiên, có những
hành vi và thái độ dù xảy ra ở bất cứ thời đại nào, dù
ở bất cứ đâu, vẫn cứ được đánh giá là anh hùng - nếu
là bạo quyền vẫn còn. GS Châu đã nêu rõ quan điểm trong bài
của ông: Đó là chống đàn áp, bảo vệ chân lý, coi đó là
sứ mạng cả đời, bất chấp số phận, bất chấp nguy nan, đe
doạ…

Vậy, muốn kết luận GS Châu đã ngộ nhận, Quý Thanh (hay Hữu
Ước) hãy tranh luận vào quan điểm này, không nên lái sang
chuyện "thời đại". Hãy tập trung vào nội dung bài của GS
Châu (và những việc làm của TS Hà Vũ mà toà án coi là chứng
cứ để kết tội: hai bao cao su và 10 bài), chứ không nên đi
vào những gì thuộc cuộc sống riêng; như nhấn mạnh rằng GS
Châu đã sống quá lâu ở nước ngoài nên không sâu sát tình
hình VN. Quý Thanh cứ làm như GS Châu chưa biết gì về quá khứ
của TS Hà Vũ, nên bỏ công cung cấp. Thật bi hài, lố bịch.
Có cơ sở để tin rằng GS Châu đi đến kết luận của mình
sau khi đã tìm hiểu đầy đủ <em>lý lẽ</em> và <em>hành vi</em>
của TS Hà Vũ (lý lẽ: thuyết phục, dù tới mức đặc biệt;
hành vi: thể hiện là con người không tầm thường). Nó nằm
ngay các câu mở đầu bài <a href="http://danluan.org/node/8403">Về
sự sợ hãi</a>. Tóm lại, ông khẳng định mà bất cần các
chứng cứ "bôi nhọ" của Quý Thanh.

Nhưng nội dung chủ yếu trong bài <a
href="http://danluan.org/node/8403">Về sự sợ hãi</a> chính là nêu
lên sự sợ hãi của ông chánh án - vị đại diện và nhân danh
nước – trong phiên toà xử TS Hà Vũ. Đó cũng là nỗi sợ
của cả một nền tư pháp, một thể chế, một hệ thống cai
trị.

Trong bài, ít nhất có 3 điều được nêu lên để chứng minh
sự sợ hãi này:
- nền tư pháp "bắt người bằng 2 bao cao su đã qua sử
dụng";
- phiên toà về danh nghĩa là công khai, nhưng lại "nửa
kín";
- chánh án - đại diện công lý và quốc gia - thì lại
"không tuân theo thủ tục".

Trọng Thanh đã lờ tịt mà không nói rằng GS Châu đã "ngộ
nhận" về phiên toà này.

<h3>2- Về thái độ phê phán</h3>

Như đã thấy, đây là bài báo đặc biệt, đăng trên một tờ
báo có số in cao đặc biệt, được đảng tin tưởng và kỳ
vọng đặc biệt, phê phán một nhân vật đặc biệt, tại
thời điểm nhạy cảm đặc biệt, do vậy toà soạn phải đầu
tư công sức đặc biệt. Nghĩa là không thể dùng loại văn
phong cố hữu (rất đặc biệt, thể hiện giọng điệu đặc
trưng công an). Chúng ta thấy tác giả có lời lẽ đủ mềm
mại và cố gắng kiềm chế. Tuy nhiên, thái độ tức tối, sợ
hãi dù cố che dấu vẫn cứ lộ liễu (không phải một vài
chỗ, mà) ở nhiều chỗ, thậm chí cả bài. Bạn đọc có thể
kiểm tra được.

Chỉ xin nêu 2 chỗ.

Ngay ở đoạn mở đầu, tác giả Quý Thanh đã nói (ý): Đang có
một luồng thông tin về Hà Vũ và GS Bảo Châu với những mỹ
từ lấp lánh (giả hiệu), khiến niềm tin dễ bị ngộ nhận
(về 2 người này!?). Và GS Châu cũng… ngộ nhận về Hà Vũ
như vậy.

Bạn đọc thấy kinh chưa?

<div class="special_quote"><em><strong>Nguyên văn</strong></em>: Giờ
đây, hình ảnh về Cù Huy Hà Vũ và GS Ngô Bảo Châu xuất hiện
dày đặc trên một số luồng thông tin với những mỹ từ cao
cả nhất. Nhưng sẽ chỉ là một sự ngộ nhận của niềm tin
nếu chỉ nhìn nhận bằng sự lấp lánh của ngôn từ. Điều
đó cũng giống như sự ngộ nhận về "anh hùng" Cù Huy Hà Vũ
của GS Ngô Bảo Châu vậy. </div>

Một câu khác (nguyên văn): <em>Có những kẻ muốn biến Vũ
thành anh hùng.</em>

Vậy thì, "kẻ" (danh xưng khinh thị) nào muốn biến Vũ thành
anh hùng? Xin nói ngay: Cái "kẻ" dẫn đầu và mạnh mẽ
nhất, hiệu quả nhất – không những muốn biến – mà còn
khẳng định "Vũ là anh hùng" chính là GS Ngô Bảo Châu.

<h2>Hình minh hoạ</h2>

Không phải bài nào của báo An Ninh Thế Giới cũng có hình minh
hoạ do hoạ sĩ sáng tác dành riêng cho bài. Có được một-vài
cái ảnh minh hoạ đã là may.

Vậy cái hình (không chú thích) rất hài hước (vẽ một hiệp
sĩ, kiểu Don Quichotte) - mà tác giả và ông tổng biên tập đã
duyệt này - là nhằm chỉ ai mà không chú thích cho rõ?

<center><img
src="http://www.cand.com.vn/Uploaded_CANDONLINE/anhtu1/nguyenbinh/5_ve2113-450.jpg"
/></center>

Trong bài của Quý Thanh chỉ có 3 nhân vật:

a) Các vị anh hùng huyền thoại. Họ đáng được nhân loại
tôn trọng; do vậy mà không ai "ngu" tới mức vẽ hình châm
biếm họ…

b) TS Hà Vũ. Rất có thể, người ta thể hiện ông như một con
người hoang tưởng, đáng nực cười. Tuy nhiên, điều này
không hợp với đầu bài - chỉ đích danh GS Châu.

c) GS Châu. Cũng rất có thể. Vừa phù hợp với tên bài báo,
vừa phù hợp với những ý không úp mở trong bài, nói vị GS
này được "đám đông" nống lên thành "hình tượng"
nhưng chớ có chủ quan, tưởng bở.

Thế mới đỡ tức tối.

Mong quý vị đọc lại bài của Quý Thanh để kiểm tra thêm.


***********************************

Entry này được tự động gửi lên từ trang Dân Luận
(http://danluan.org/node/8865), một số đường liên kết và hình
ảnh có thể sai lệch. Mời độc giả ghé thăm Dân Luận để
xem bài viết hoàn chỉnh. Dân Luận có thể bị chặn tường
lửa ở Việt Nam, xin đọc hướng dẫn cách vượt tường lửa
tại đây (http://kom.aau.dk/~hcn/vuot_tuong_lua.htm) hoặc ở đây
(http://docs.google.com/fileview?id=0B_SKdt9lFNAxZGJhYThiZDEtNGI4NC00Njk3LTllN2EtNGI4MGZhYmRkYjIx&hl=en)
hoặc ở đây (http://danluan.org/node/244).

Dân Luận có các blog dự phòng trên WordPress
(http://danluan.wordpress.com) và Blogspot (http://danluanvn.blogspot.com),
mời độc giả truy cập trong trường hợp trang Danluan.org gặp
trục trặc... Xin liên lạc với banbientap(a-còng)danluan.org để
gửi bài viết cho Dân Luận!

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét