Thanh Lưu - Những người chẳng có gì ngoài sự thật

Cuộc tọa đàm "Thức tỉnh trách nhiệm" tổ chức sáng 26-4
tại Hà Nội (do Trung tâm Nghiên cứu truyền thông phát triển
RED tổ chức) lộ ra hai câu chuyện đáng suy nghĩ.

Trong câu chuyện thứ nhất, suốt quá trình đấu tranh để
buộc Toyota Việt Nam (TMV) phải xin lỗi khách hàng và thu hồi
về sửa chữa hơn 65.000 chiếc xe bị lỗi, có lúc kỹ sư Lê
Văn Tạch cảm thấy mình thực sự cô đơn, bởi: "<em>Tôi
chẳng có gì ngoài sự thật</em>". Nhưng kỹ sư Tạch không
chỉ có sự thật mà còn có thêm cả may mắn nữa, vì anh đã
gọi được tới phóng viên Thái Sơn (báo Thanh Niên).

Còn ở chuyện thứ hai thì sự thật lại bẽ bàng. <a
href="http://danluan.org/node/8611">Trước khi vụ sập mỏ đá Lèn
Cờ</a> xảy ra khiến 18 người thiệt mạng, một phóng viên
thực tập ở đài phát thanh truyền hình huyện Yên Thành, tỉnh
Nghệ An đã về tận nơi viết bài về nguy cơ mất an toàn của
lối khai thác đá cẩu thả ở đây. Bài và ảnh được gửi
tới hai tờ báo trung ương nhưng các báo này không đăng, anh
gửi tiếp một tờ báo tại Nghệ An. Cũng im lặng...

Giống như kỹ sư Tạch, phóng viên tập sự kia cũng có sự
thật nhưng lại thiếu may mắn. Nếu bài báo của anh được
đăng, rất có thể 18 phu đá đã không phải bỏ mạng oan uổng
và 54 đứa trẻ đã không phải mồ côi...

Ban tổ chức buổi tọa đàm đã trao tặng danh hiệu "Trách
nhiệm" cho kỹ sư Tạch (người đã bỏ ra hơn năm năm để
tố giác những sai phạm của Toyota Việt Nam) và nhà báo Thái
Sơn (báo Thanh Niên, người đã nối dài những phát hiện đó ra
trước công luận). Còn người phóng viên tập sự viết bài
cảnh báo sự mất an toàn ở Lèn Cờ thì không có mặt, bởi
ban tổ chức phát hiện ra anh quá trễ.

Trong xã hội lúc nào cũng tồn tại những con người như thế,
vấn đề là họ có "may mắn" như kỹ sư Tạch hay không.
Bởi thế mới thấy sự tôn vinh của RED thông qua việc trao danh
hiệu "Trách nhiệm" cho những người có trách nhiệm với
cộng đồng thật đáng quý. Cũng bởi thế mới thấy thật
buồn khi hàng chục bộ, ngành được mời đến cuộc tọa đàm
nhưng không có một đại diện nào đến dự.

Danh hiệu "Trách nhiệm" chỉ là cố gắng nhỏ nhoi của một
tổ chức khoa học chứ không phải là một cơ chế buộc các
cơ quan chức năng phải nhập cuộc. Và nếu như những người
"chỉ có sự thật" kia đều kém "may mắn" thì làm sao
chúng ta dám hy vọng vào một sự thay đổi lớn lao?

THANH LƯU

***********************************

Entry này được tự động gửi lên từ trang Dân Luận
(http://danluan.org/node/8636), một số đường liên kết và hình
ảnh có thể sai lệch. Mời độc giả ghé thăm Dân Luận để
xem bài viết hoàn chỉnh. Dân Luận có thể bị chặn tường
lửa ở Việt Nam, xin đọc hướng dẫn cách vượt tường lửa
tại đây (http://kom.aau.dk/~hcn/vuot_tuong_lua.htm) hoặc ở đây
(http://docs.google.com/fileview?id=0B_SKdt9lFNAxZGJhYThiZDEtNGI4NC00Njk3LTllN2EtNGI4MGZhYmRkYjIx&hl=en)
hoặc ở đây (http://danluan.org/node/244).

Dân Luận có các blog dự phòng trên WordPress
(http://danluan.wordpress.com) và Blogspot (http://danluanvn.blogspot.com),
mời độc giả truy cập trong trường hợp trang Danluan.org gặp
trục trặc... Xin liên lạc với banbientap(a-còng)danluan.org để
gửi bài viết cho Dân Luận!

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét