Tai nạn hạt nhân tại Đảo Ba Dặm

<div class="special_quote"><strong>Lời dẫn:</strong> khi tìm hiều về
sự cố này xảy ra, tôi thật sự giật mình trước sơ suất
của người vận hành nhà máy điện nguyên tử. Khi soi lại
khả năng của đất nước chúng ta trong việc vận hành một
nhà máy như vậy, những đánh giá sai, vận hành sai là điều
có thể dễ dàng xảy ra. Khi chúng ta chưa thể làm chủ được
công nghệ, chưa đủ nhân lực để xử lý sự cố hạt nhân,
mà dám quả quyết rằng điện hạt nhân là an toàn, thì thực
sự đó là một thảm họa nhãn tiền: thảm họa "nói lấy
được" của các vị hữu trách!</div>

Năm 1979, tai nạn hạt nhân tại đây là do sự tan chảy một
phần của lõi trong Unit 2 (lò phản ứng điều khiển thụ
bằng áp suất thủy động, thiết kế bởi công ty Babcock &
Wilcox) tại Trạm phát điện hạt nhân Đảo Ba Dặm, hạt
Dauphin, Pennsylvania gần Harrisburg, Hoa Kỳ.

<img
src="http://upload.wikimedia.org/wikipedia/commons/thumb/3/39/Tmi-2_schematic.svg/500px-Tmi-2_schematic.svg.png"
/>
<strong>Ghi chú hình 1:</strong> REACTOR BUILDING (cấu trúc lò, phần
chính), COOLING TOWER (tháp làm lạnh), TURBINE BUILDING (phòng tuabin,
phần phi phản ứng), Pressurized relief valve (van xả áp),
Pressurizer (bình xả áp), Steam generator (máy hơi nước), Reactor
coolant pump (bơm chất làm lạnh cho lò), Condensate pump (bơm rửa
chất lắng đọng), Control rods (thanh điều khiển phản ứng),
Main feedwater pump (bơm cấp nước chính).

Nhà máy hạt nhân này được sở hữu và vận hành bởi General
Public Utilities và Metropolitan Edison Co (MEC). Đây là vụ tai nạn
đáng nhớ nhất trong lịch sử ngành công nghiệp hạt nhân của
Hoa Kỳ. Nó phóng ra tới 481 PBq khí phóng xạ (13 triệu curies so
với mức 0.1 microcuries Kali-40 thường có ở người) và khoảng
dưới 740 GBq (20 curies) lượng Iot-131 phóng xạ.

Tai nạn xảy ra lúc 4 giờ sang thứ Tư, 28 tháng Ba, năm 1979.
Phần hệ thống phi phản thứ 2 bị hỏng, kéo theo van xả áp
suất thụ động (PORV) bị kẹt và hở ở phần chính của hệ
thống, do đó làm cho một lượng lớn chất làm lạnh thất
thoát ra ngoài. Sự hỏng hóc về mặt cơ học này ban đầu là
do người điều khiển máy không chú ý tới sự thất thoát
chất làm lạnh. Đó là do sự đào tạo thiếu bài bản và các
nhân tố con người như lỗi thiết kế cho tương tác người và
máy tính có liên quan tới các tín hiệu không rõ ràng trong
phòng điều khiển nhà máy. Tầm mức và sự phức tạp của tai
nạn được nhìn nhận rõ ràng sau 5 ngày điều tra của các
nhân viên của MEC, quan chức của bang Pennsylvania và thành viên
của Cục quản lý hạt nhân Hoa Kỳ (NRC). Kết luận của sự
cố cũng đã được đăng tải trên các phương tiện truyền
thông và được chuyển tới người dân địa phương. Điều tra
cũng đưa ra các quyết định có nên di tản người dân khẩn
cấp hay có đủ điều kiện để kết luận khủng hoảng hạt
nhân đã được giải quyết. Tuy nhiên, những phát ngôn của
các cơ quan hữu trách lúc đầu đã rất không rõ ràng.

Sau cùng thì lò phản ứng bị hỏng cũng được kiểm soát,
mặc dù mãi về sau này các thông tin chi tiết về sự cố mới
được phát hiện nhờ các cuộc điều tra sâu sắc và kỹ càng
bởi một nhóm đặc trách của tổng thống và NRC. Báo cáo của
nhóm đặc trách Kemeny kết luận rằng "sẽ không có hoặc số
lượng rất nhỏ khó phát hiện các trường hợp nào bị ung
thư hay ảnh hưởng tới sức khỏe con người do sự cố gây
nên". Các nghiên cứu về sức khỏe và bệnh tật trong cộng
đồng của một nhóm các nhà nghiên cứu những năm về sau này
cũng khẳng định kết luận trên.

Phản ứng của cộng đồng có thể đã bị ảnh hưởng bởi
bộ phim "The China Syndrome" kể về sự cố xảy ra tại một
nhà máy hạt nhân, trong đó một máy báo tín hiệu đã báo sai
và nhân tố con người đóng vai trò quan trọng làm sự cố trở
nên tồi tệ hơn. Sự cố tại Đảo Ba Dặm làm gia tăng sự
quan tâm của các nhà hoạt động và cộng đồng đối với các
vấn đề an toàn của nhà máy hạt nhân. Do đó, một điều
khỏan mới về quản lý hạt nhân đã được thông qua và các
nhà máy điện hạt nhân cũng ít được xây hơn kể từ năm
1970.

<strong>Chi tiết của sự cố:</strong>

<strong>1. Van xả áp bị kẹt</strong>

Đêm tối trước sự cố, lò TMI-2 đang chạy với 97% công
suất, lò TMI-1 bị tắt để nạp nhiên liệu. Chuỗi các sự
kiện này dẫn tới sự tan chảy từng phần của lõi lò bắt
đầu lúc 4 giờ sáng trong ống thứ hai của lò TMI-2. Ống này
là một trong ba ống chính chứa hơi nước trong lò áp suất
thủy động.

Khi đó, các nhân viên đang gỡ bỏ một thứ gì đó làm tắc
nghẽn một trong 8 bộ phận làm sạch các lắng đọng cho nước
trong ống thứ hai. Lý do hiện vẫn chưa biết là tại sao các
bơm cho bộ phận làm sạch này lại không chạy. Khi một bộ
phận làm sạch vượt qua van không chuyển động, thì nước từ
đó không chảy tới các bơm nước chính đã bị tắt để nạp
nhiên liệu. Do đó, các máy hơi nước không nhận được
nước, làm cho tuabin của máy không hoạt động và lò phản
ứng tự động tắt đột ngột: thanh điều khiển phản ứng
được đưa vào lò để kiểm soát phản ứng phân hạch. Tất
cả chỉ diễn ra trong 8 giây. Nhưng lò phản ứng lại tiếp
tục tỏa nhiệt do phân hạch và vì không còn nước cho tuabin
hoạt động, do đó máy hơi nước không thể dẫn nhiệt khỏi
ống nước chính của lò.

Một khi các bơm cấp nước thứ cấp bị ngưng, sẽ có 3 bơm
hỗ trợ được khởi động tự động. Tuy nhiên, vì chúng bị
tắt để sửa chữa thường kỳ nên hệ thống hỗ trợ không
thể bơm nước. Việc đóng các ống bơm này được cho là vi
phạm nguyên tắc điều khiển hạt nhân trong đó buộc phải
tắt các lò phản ứng nếu các bơm hỗ trọ không hoạt động.
Tiếp đó, áp suất chính trong ống tăng cao làm cho van xả thụ
động phía trên bình điều khiển áp suất mở ra tự động.
Van xả này lẽ ra phải được đóng lại sau khi xả bớt áp
suất và nguồn điện cho cuộn dây cảm ứng từ thụ động
phải được tắt đi, nhưng nó lại bị kẹt ở tư thế mở do
lỗi cơ học. Do đó, chất làm lạnh thất thoát ra ngoài hệ
thống chính. Lỗi này về sau được chỉ ra bởi NRC là nguyên
nhân chính của sự cố, vì nếu không thì mọi sự đã rất
khác.

<strong>2. Yếu tố con người: Sự đánh giá sai về tình trạng
các van xả áp suất</strong>

Trong cuộc điều tra về thiết kế giao diện điều khiển của
hệ thống điều khiển nhà máy hạt nhân đã chỉ ra rằng nhân
tố chính cho sự cố đó là yếu tố con người. Một đèn tín
hiệu trong buồng điều khiển được thiết kế để phát tín
hiệu khi nguồn điện được đưa vào cuộn dây cảm ứng từ
để vận hành các van thụ động của van xả áp. Đèn này như
thiết kế phải tắt khi tắt nguồn điện. Nhưng đèn này khi
tắt lại, người điều khiển lại cho rằng van xả chính đã
đóng. Thực tế, việc van xả chính đóng và đèn này tắt
không có liên quan gì tới nhau cả. Người điều khiển đã
không hề kiểm tra sự cố đó trong hàng giờ liền.

Thiết kế của van xả áp thụ động phạm phải lỗi cơ bản,
vì nó cho dấu hiệu là van này đóng khi đèn không sáng. Khi mà
mọi thứ không có vấn đề gì, thì điều này đúng. Do đó,
người điều khiển nghiễm nhiên tin tưởng vào tín hiều này.
Nhưng khi sự cố xảy ra, van này bị kẹt không đóng lại
được, thì đèn này lại được cho rằng là van này đã đóng.
Điều này tạo ra lầm lẫn tai hại của người điều khiển.
Vì nếu họ quan sát các chỉ số áp suất, nhiệt độ và các
tầng mức hoạt động trên các thiết bị đo sẽ không hề cho
thấy rằng van đó đã đóng lại. Sự lầm lẫn này thể hiện
sự ngộ nhận của người điều khiển mà không hề đánh giá
lại xem nó có mâu thuẫn gì với các tín hiệu khác hay không.
Khi một nhóm điều tra được phái tới thì sự cố được xác
minh ngay vì họ không hề có sự ngộ nhận này.

Nhưng nhân viên điều khiển ở đây không hề được đào tạo
để hiểu được sự không rõ ràng trong các tín hiệu của van
xả áp thụ động và khăng khăng rằng van xả áp đã được
đóng lại. Đã có một tín hiệu về nhiệt độ cao từ phía
cuối đường ống van xả áp và bình xả áp là đủ để nói
rằng cái van đó vẫn bị mở chứ không hề được đóng lại.
Nhưng tín hiệu về nhiệt độ lại được thiết kế không
dành cho các báo hiệu về sự cố cho các nhân viên điều
khiển biết và được đặt đằng sau bàn điều khiển ra khỏi
tầm nhìn của họ.

Dịch từ: http://en.wikipedia.org/wiki/Three_Mile_Island_accident


***********************************

Entry này được tự động gửi lên từ trang Dân Luận
(http://danluan.org/node/8212), một số đường liên kết và hình
ảnh có thể sai lệch. Mời độc giả ghé thăm Dân Luận để
xem bài viết hoàn chỉnh. Dân Luận có thể bị chặn tường
lửa ở Việt Nam, xin đọc hướng dẫn cách vượt tường lửa
tại đây (http://kom.aau.dk/~hcn/vuot_tuong_lua.htm) hoặc ở đây
(http://docs.google.com/fileview?id=0B_SKdt9lFNAxZGJhYThiZDEtNGI4NC00Njk3LTllN2EtNGI4MGZhYmRkYjIx&hl=en)
hoặc ở đây (http://danluan.org/node/244).

Dân Luận có các blog dự phòng trên WordPress
(http://danluan.wordpress.com) và Blogspot (http://danluanvn.blogspot.com),
mời độc giả truy cập trong trường hợp trang Danluan.org gặp
trục trặc... Xin liên lạc với banbientap(a-còng)danluan.org để
gửi bài viết cho Dân Luận!

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét