"<em>duy tân</em>": điều gì cũng sửa lại mới (réformer). Sau
này, nhà Hán – Nôm học Phan Văn Các bằng phương pháp thu
thập các từ tố và từ ngữ Hán Việt trong tiếng Việt hiện
đại đã biên soạn cuốn từ điển Từ điển từ Hán Việt
đã giải thích "<em>duy tân</em>": cải lương theo cái mới
(động từ).
<div class="boxright300"><img
src="http://danluan.org/files/u1/phanchutrinhjpg-022347.jpg" width="350"
height="351" alt="phanchutrinhjpg-022347.jpg" /><div class="textholder">Phong
trào Duy tân do bộ ba Phan Châu Trinh (ảnh), Huỳnh Thúc Kháng và
Trần Quý Cáp khởi xướng ở Quảng Nam</div></div>
GS Phan Ngọc không giải thích như vậy, ông viết rằng: "các
nhà Nho hay lấy hai chữ "Duy tân" trong "Đại học" để
giải thích rằng Khổng tử chủ trương đổi mới. Nhưng đọc
toàn bộ "Luận ngữ" không bao giờ thấy Khổng tử tin vào
thế hệ mới mà chỉ thấy ông lo thế hệ này sẽ phá vỡ
mất cái đẹp từ xưa để lại [….].
Chỉ đến thế kỷ XVIII trước sự xuất hiện của nền tái
sản xuất mở rộng, các nhà tư tưởng mới nói đến tiến
bộ không ngừng, nhưng ngay trong giai đoạn này, J.J. Rousseau,
một nhà tư tưởng lỗi lạc đương thời vẫn còn chủ trương
xã hội (hiện đại) làm hư hỏng con người, con người phải
quay trở về thời đại xưa. "Tân" trong "Duy tân" có
nghĩa là "cái đầu tiên", không có nghĩa là "mới" điều
mà ta thấy trong "tân nguyệt" là "trăng non", "tân
niên" là "đầu năm", "tân nương" chỉ cô gái "nguyên
xi"[*]. Và cũng theo GS Phan Ngọc, do nhu cầu đổi mới có thực
trong lòng mọi người, nên khi tiếp xúc với Châu Âu, các học
giả cách mạng hiểu "duy tân" mang ý nghĩa là "đổi
mới", điều mà Khổng tử không hề nghĩ đến.
Nói đến các cuộc "duy tân" ở nước ta đầu thế kỷ XX,
cho đến nay vẫn còn nhiều người lẫn lộn các khái niệm:
<em>Phong trào Duy tân</em>, <em>Duy tân hội</em> (Hội Duy tân) và
<em>Khởi nghĩa Duy Tân</em>, kể cả các bậc trí thức, các nhà
nghiên cứu. Xin được nêu ví dụ: trên tạp chí Nghiên Cứu
Văn Học, số 11 năm 2008, GS Phong Lê có viết: "<em>… chí sĩ
trong phong trào Duy tân và Đông Kinh nghĩa thục như Phan Bội
Châu (1867 – 1940), Phan Chu Trinh (1872 – 1926), Lương Văn Can (1854
– 1927)…, những người tuy vẫn gốc gác và cốt cách nhà Nho
nhưng lại có sứ mệnh kết thúc lịch sử và lịch sử văn
học trung đại và mở đầu thời kỳ hiện đại</em>". Viết
như vậy vô hình trung làm cho người đọc ngộ nhận 3 chí sĩ
trên cùng trong một tổ chức chính trị, cùng một phong trào,
cùng mục đích và chủ trương cứu nước giống nhau. Thực ra,
các cụ đều là những trí thức hết lòng vì nước, vì dân
nhưng mục đích và con đường cứu nước của các cụ hoàn
toàn không giống nhau. Góp phần nói rõ các khái niệm trên
đây, người viết bài này xin được nêu lại:
- <strong>Phong trào Duy Tân:</strong> do bộ ba Phan Châu Trinh, Huỳnh
Thúc Kháng và Trần Quý Cáp khởi xướng ở Quảng Nam và làm
cuộc Nam du vận động theo khẩu hiệu: "khai dân trí, chấn
dân khí, hậu dân sinh" và chủ trương xu hướng bất bạo
động.
- <strong>Hội Duy tân (Duy tân hội):</strong> Phan Bội Châu cùng
với Nguyễn Thành (Tiểu La, Nguyễn Hàm), Đỗ Đăng Tuyển, Tăng
Bạt Hổ, Đặng Thái Thân, Đặng Tử Kính… thành lập cũng
tại Quảng Nam và tôn Cường Để làm Hội chủ với chủ
trương: "cốt sao khôi phục Việt Nam độc lập", ý tưởng
về chế độ quân chủ lập hiến theo xu hướng vũ trang bạo
động và xuất dương sang Nhật cầu viện, sau đó gọi là phong
trào Đông Du.
- <strong>Khởi nghĩa Duy Tân:</strong> sau khi phong trào Đông Du tan
rã do Chính phủ Nhật trục xuất các du học sinh, Phan Bội Châu
về Trung Quốc tập hợp lực lượng cách mạng để thành lập
Việt Nam Quang phục hội. VNQPH đã lãnh đạo nhiều cuộc khởi
nghĩa mà tiêu biểu hơn cả là cuộc Khởi nghĩa Duy Tân do Trần
Cao Vân, Thái Phiên, Lê Đình Dương, Lê Ngung trên danh nghĩa Vua
Duy Tân và chính vị vua yêu nước này cũng tham gia.
- <strong>Đông Kinh nghĩa thục:</strong> là trường học kiểu
mới do Lương Văn Can làm hiệu trưởng, đồng thời là tên
của phong trào yêu nước ở Hà Nội và các tỉnh miền Bắc
được những nhà cách mạng từ các phong trào Duy tân và phong
trào Đông Du ủng hộ và tham gia.
Ngoài ý nghĩa về mặt từ ngữ, hiểu được các cụm từ đã
nêu sẽ góp phần phân biệt được bản chất lịch sử cũng
như chủ trương của từng phong trào, tránh những sai sót không
đáng có.
Đôi lời được trao đổi.
Phan Thanh Minh
_____________________
<strong>Ghi chú: </strong>
[*] Phan Ngọc, "Bản sắc văn hóa Việt Nam", NXB Văn học,
2002.
***********************************
Entry này được tự động gửi lên từ trang Dân Luận
(http://danluan.org/node/8485), một số đường liên kết và hình
ảnh có thể sai lệch. Mời độc giả ghé thăm Dân Luận để
xem bài viết hoàn chỉnh. Dân Luận có thể bị chặn tường
lửa ở Việt Nam, xin đọc hướng dẫn cách vượt tường lửa
tại đây (http://kom.aau.dk/~hcn/vuot_tuong_lua.htm) hoặc ở đây
(http://docs.google.com/fileview?id=0B_SKdt9lFNAxZGJhYThiZDEtNGI4NC00Njk3LTllN2EtNGI4MGZhYmRkYjIx&hl=en)
hoặc ở đây (http://danluan.org/node/244).
Dân Luận có các blog dự phòng trên WordPress
(http://danluan.wordpress.com) và Blogspot (http://danluanvn.blogspot.com),
mời độc giả truy cập trong trường hợp trang Danluan.org gặp
trục trặc... Xin liên lạc với banbientap(a-còng)danluan.org để
gửi bài viết cho Dân Luận!
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét