không nhìn thấy một bài như thế này. Dù có chậm cũng phải
sửa lỗi với bạn đọc. Đó là cách để bạn đọc khỏi
đánh đồng nền tảng đạo đức giữa chúng tôi với nhưng
bậc tai to mặt lớn hôm nay.
Bauxite Việt Nam</div>
<em>Đêm qua lần đầu tiên tôi mơ thấy mình vẽ một bức
tranh, nhưng không tuân theo trình tự mà tôi đã đúc kết từ
kỹ thuật vẽ nhiều lớp của các bậc thầy cổ điển như
vẽ lót, vẽ phủ, vẽ đắp, rồi vẽ láng. Tệ hơn, toile vẽ
không căng phẳng, không được lót cẩn thận, khiến sơn dầu
thấm loang lổ cả ra phía sau. Kết quả là bức tranh trông
chẳng ra gì, vô giá trị, phải vứt đi. Khi tỉnh dậy, tôi
thấy mình toát cả mồ hôi. Thật là một cơn ác mộng.</em>
<div class="boxleft300"><img
src="http://danluan.org/files/u1/sub01/clip_image002_thumb%5B1%5D.jpg"
width="368" height="278" alt="clip_image002_thumb[1].jpg" /><div
class="textholder">Kangaroo</div></div>
'<em>Một xã hội của loài cừu cuối cùng sẽ phải sinh ra một
nhà nước của loài sói</em>' - Bertrand de Jouvenel (1903 – 1987)
Kangaroo (kăng-gu-ru) là tên loài chuột túi sinh sống ở châu Úc,
có đầu nhỏ, hai tai to, hai chân trước ngắn ngủn, hai chân sau
lực lưỡng với một cái đuôi to và dài dùng làm chỗ dựa.
Kangaroo di chuyển bằng cách dùng hai chân sau làm bàn đạp để
nhảy phốc, "đi tắt đón đầu", nhằm mau chóng rời khỏi
vị trí hiện tại để đạt tới một cái đích nào đó.
Thuật ngữ <em><strong>phiên tòa kangaroo</strong></em> đã xuất
hiện lần đầu tiên vào năm 1853 tại Texas, để chỉ kiểu xử
án "<em>đốt cháy giai đoạn</em>" tựa như những cú nhảy
của con kangaroo. Theo định nghĩa của từ điển Webster, phiên
tòa kangaroo là "<em>phiên tòa giả hiệu, bỏ qua hoặc áp dụng
sai lạc các nguyên tắc của luật pháp và công lý</em>", như
từ chối những quyền tố tụng cơ bản của bị cáo và Luật
sư trong đó có quyền triệu tập người làm chứng, quyền
loại bỏ bằng chứng sai trái và quyền thẩm vấn, quyền từ
chối quan tòa hay Luật sư do thiên vị hay mâu thuẫn quyền
lợi, quyền không buộc tội chính mình, quyền tự bào chữa,
và quyền kháng án.
Phiên toà kangaroo nhảy vội đến kết luận với một bản án
đã có từ trước khi phiên tòa diễn ra, tiếng Việt gọi nôm
na là "<em>án bỏ túi</em>" [1].
Phiên toà xử Tiến sĩ luật khoa Cù Huy Hà Vũ ngày 4/4/2011 vừa
qua đã hội đủ mọi tiêu chí[2] để trở thành một điển
hình sách giáo khoa của một phiên tòa kangaroo (hay phiên toà
"con cóc nhảy", nếu thích chuyển ngữ cho "thuần Việt").
Không chỉ các Luật sư, mà tất cả những ai đã theo dõi phiên
tòa cũng có thể nhận thấy điều đó.
<h2>'Thuyền nhân'</h2>
Tôi đã từng gặp ông Cù Huy Hà Vũ và phu nhân của ông cách
đây khoảng 20 năm trước.
Hồi đó ông Vũ bắt đầu thích vẽ và vẽ khá nhiều.
Tôi còn nhớ bức tranh đầu tiên ông gửi tham gia triển lãm
mỹ thuật thủ đô tại Hà Nội vào tháng 10 năm 1990 hay 1991 gì
đó.
Trong bức sơn dầu đầu tay này ông Vũ vẽ một người đàn
ông mặc một chiếc quần xà lỏn đang chèo một con thuyền
độc mộc lênh đênh trên sóng biển. Hôm đó, ông Vũ mời hoạ
sĩ Lê Huy Tiếp và tôi tới nhà ông xem tranh.
Ông nói ông định đặt tên bức tranh này là "Thuyền nhân"
(Boat people).
Hoạ sĩ Lê Huy Tiếp đã khuyên ông Vũ nên đổi tên bức tranh,
vì "<em>chỉ một cái tên chưa đủ nói lên gì cả mà lại
thêm… rách việc</em>", ông Tiếp nói đại ý như vậy. Cuối
cùng bức tranh cũng được nhận treo tại triển lãm với một
cái tên gì tôi không nhớ nữa, nhưng không phải là "Thuyền
nhân". Sau đó tôi nghe nói ông Vũ sang Pháp học, đậu Tiến
sĩ luật khoa và Thạc sĩ văn chương tại Đại học Sorbonne.
Dần dần tôi bắt đầu được đọc về các vụ ông tự ứng
cử Chủ tịch Hội Mỹ thuật VN, Bộ trưởng văn hóa VN, các
vụ kiện mà ông tham gia như vụ đền Cẩu Nhi, đồi Vọng
Cảnh, Giáo xứ Cồn Dầu, vụ ông kiện Thủ tướng Việt Nam,
vụ ông tố cáo Cục phó Tổng cục an ninh, yêu cầu sửa đổi
Hiến pháp, bào chữa cho tướng công an Trần Văn Thanh, phát
biểu quan điểm về chiến tranh Việt Nam, v.v.[3]
<h2>'Tự do ngôn luận'</h2>
Tôi cũng đã đọc các bài ông Vũ trả lời phỏng vấn trên
internet. Ý tưởng như đốm lửa thấp thoáng trong bức
"Thuyền nhân" ông Vũ vẽ năm nào nay đã cháy rực thành bó
đuốc.
<div class="boxright200"><div class="quotebody"><div class="quoteopen"><img
class="quoleft" src="/misc/quoleft.png"/></div>Trong các hoạt động
của mình, ông luôn nêu quan điểm rất rõ ràng, nhất quán
trước sau như một, không quanh co hay nhập nhằng nước
đôi.<img class="quoright" src="/misc/quoright.png"/> <br
class="quoteclear"></div><div class="quoteauthor">» Nguyễn Đình
Đăng</div></div>
Trong các hoạt động của mình, ông luôn nêu quan điểm rất rõ
ràng, nhất quán trước sau như một, không quanh co hay nhập
nhằng nước đôi.
Việc ông Vũ hành động đơn thương độc mã, dùng chính pháp
luật của nước CHXHCN Việt Nam để đấu tranh bất bạo động
là điểm nổi bật của ông so với tất cả các nhà yêu nước
trong lịch sử Việt Nam hiện đại. Thực ra, tất cả những gì
ông làm, theo cách diễn đạt của một xã hội văn minh – dân
chủ – tự do, chỉ giản dị là thực thi quyền tự do ngôn
luận của mình. Quyền này, trên hình thức, cũng được ghi
trong Hiến pháp nước CHXHCN Việt Nam [4].
Thế nhưng ở Việt Nam mọi người đều hiểu sớm muộn ông
Vũ sẽ gặp rắc rối, sẽ bị bắt, và sẽ ra tòa kangaroo.
Ông Vũ chắc cũng hiểu điều đó: Ông từng khẳng định
người ta chẳng có lý do gì để bắt ông vì ông vô tội.
Buồn thay sự việc lại diễn ra trên một đất nước mà
những người yêu nước, khác tư tưởng với nhà cầm quyền,
luôn bị ngược đãi hoặc tống giam, thậm chí bị tiêu diệt,
trong mọi thời đại từ trước tới giờ.
Nhiều người trong giới trí thức cũng như các tầng lớp nhân
dân khác tại Việt Nam nín thở chờ đợi thái độ của ông
Vũ khi ra tòa. Ngày ra tòa ông Vũ vận com-lê, thắt cà-vạt
đỏ, tóc cắt gọn chải tươm tất, nét mặt bình thản, đầu
ngẩng cao, trong lúc những người công an áp giải ông cúi
đầu.
<center><img src="http://danluan.org/files/u1/sub01/clip_image004%5B4%5D.jpg"
width="450" height="152" alt="clip_image004[4].jpg" /></center>
<center><em>TS luật khoa Cù Huy Hà Vũ tại phiên tòa 4/4/2011. Ảnh:
VTV1 & TV HN1)</em></center>
<h2>'Chó sói và cừu con'</h2>
Jean de La Fontaine từng viết bài thơ ngụ ngôn "<em>Le Loup et
l'Agneau</em>" kể về con chó sói và con cừu non cùng ra suối
uống nước. Con sói muốn ăn thịt con cừu bèn tìm đủ cách
buộc tội con cừu.
Đầu tiên con sói bảo con cừu làm bẩn nước suối của con
sói. Bị con cừu bẻ: "<em>Thưa ông, ông uống ở thượng lưu,
tôi uống ở hạ lưu, thì chỉ có ông làm bẩn nước của tôi
chứ làm sao tôi có thể làm bẩn nước của ông
được?</em>", con sói nói: "<em>Năm ngoái mày đã phỉ báng
tao!</em>" Con cừu trả lời: "<em>Thưa ông, năm ngoái tôi chưa
ra đời</em>". Con sói nói: "<em>Thế thì thằng anh mày đã
phỉ báng tao!</em>" Con cừu đáp: "<em>Thưa ông tôi là con
một</em>". Con sói rống lên: "<em>Thế thì một đứa trong lũ
chúng mày đã nói xấu tao, thằng chăn chúng mày đã nói xấu
tao, con chó chăn chúng mày đã nói xấu, tao phải trả
thù!</em>" Thế rồi con sói vồ con cừu nhai ngấu nghiến. La
Fontaine kết luận: "<em>Lý lẽ kẻ mạnh bao giờ cũng
thắng</em>" (La raison du plus fort est toujours la meilleure).
Tại phiên tòa ngày 4/4/2011 vừa qua, nhà cầm quyền đã biểu
dương sức mạnh của mình với một dàn công an chìm nổi, rào
chắn, dùi cui, xe phun nước, xe cứu thương, xe bus, v.v.
Phiên tòa kangaroo lần này lại khiến tôi cảm thấy tự hào,
vì Việt Nam vẫn còn những người như ông Cù Huy Hà Vũ.
Nhân dân bị ngăn cấm vào dự phiên tòa, bị nạt nộ, bị xô
đẩy, bị bắt bớ.
Cả một bộ máy quyền lực với những công cụ ghê gớm của
nó đã được giương ra với ý định đè bẹp ý chí của một
cá nhân, làm gương cho những kẻ khác.
Thế nhưng lần này cá nhân đó – ông Cù Huy Hà Vũ – lại
hiểu rất rõ và "tin tưởng tuyệt đối" vào lý tưởng
của mình trong khi những người thừa hành nhiệm vụ đàn áp
ông tỏ ra ngượng ngập, lúng túng, thiếu hiểu biết chuyên
môn.
Kết cục thì như mọi người đều đã thấy rõ: Ông Vũ đã
không bị khuất phục. Ông sẵn sàng chịu bất cứ cái án nào
tòa phán cho ông.
Ông bình tĩnh nói: "<em>Tổ quốc và nhân dân Việt Nam sẽ phá
án cho tôi, công dân Cù Huy Hà Vũ!</em>".
Trong đoạn video phát trên truyền hình Hà Nội khi những người
công an vội vã đưa ông Vũ, tay bị còng, ra xe sau khi phiên tòa
kết thúc, tôi còn thấy ông Vũ mỉm cười. Những vụ xử án
kiểu cóc nhái, chuột túi như thế này diễn ra liên miên tại
Việt Nam thường làm tôi tủi hổ.
Vậy mà phiên tòa kangaroo lần này lại khiến tôi cảm thấy
tự hào, vì Việt Nam vẫn còn những người như ông Cù Huy Hà
Vũ.
Như thế có nghĩa là đất nước này sẽ có ngày được
hưởng Dân Chủ – Tự Do thực sự. Phiên tòa xử Tiến sĩ
luật khoa Cù Huy Hà Vũ dường như đã cho thấy cái ngày đó
đang tới gần. "Những con sói sẽ ngừng hú và sẽ chỉ còn
tiếng hát của vầng trăng"[5].
Tokyo 8 – 10 /4/2011
N.Đ.Đ
[1] http://en.wikipedia.org/wiki/Kangaroo_court
[2] Theo LS Nguyễn Thị Dương Hà, Tòa án đã từ chối yêu cầu
của TS Cù Huy Hà Vũ muốn thay thế toàn bộ Hội đồng xét xử
(HĐXX) vì cáo trạng luôn buộc tội ông đòi xóa bỏ độc
quyền lãnh đạo của Đảng CSVN, mà tất cả ủy viên HĐXX
đều là đảng viên CSVN, có nghĩa là sẽ không khách quan nếu
những người này xét xử ông. Còn theo LS Trần Đình Triển –
một trong 4 Luật sư bào chữa cho ông Cù Huy Hà Vũ – HĐXX đã
từ chối "công bố những chứng cứ, những tài liệu có trong
hồ sơ vụ án để các Luật sư thẩm vấn, đã bỏ qua quy
định tại Điều 214 của bộ luật tố tụng hình sự, và kết
thúc phần xét hỏi". Ông Triển cho biết: "Các Luật sư chưa
được hỏi, đi sâu vào đánh giá chứng cứ và để chuyển
sang phần tranh tụng, có nghĩa là cắt đi cái phần xét hỏi đi
vào trực tiếp chứng cứ của vụ án để đánh giá có tội
hay không có tội".
Xem: Nguyễn Thị Dương Hà, Đơn kháng cáo bản án hình sự sơ
thẩm 04/4/2011 đối với TS Cù Huy Hà Vũ.
Xem: Thanh Phương, Thụy Mỹ, và Tú Anh, Tiến sĩ Cù Huy Hà Vũ
bị tuyên án 7 năm tù. Luật sư Dương Hà tố cáo một phiên
tòa trái pháp luật, RFI, 4/4/2011.
[3] http://vi.wikipedia.org/wiki/Cù_Huy_H à_V ũ
[4] Xem điều 69 Hiến pháp nước CHXHCN Việt Nam (1992).
[5] George Carlin (1937 – 2008) – nghệ sĩ hài và nhà phê bình xã
hội người Mỹ, từng đoạt 5 giải Grammy và Mark Twain Prize for
American Humor (Giải Hài cuả Mỹ mang tên đại văn hào Mark
Twain).
***********************************
Entry này được tự động gửi lên từ trang Dân Luận
(http://danluan.org/node/8612), một số đường liên kết và hình
ảnh có thể sai lệch. Mời độc giả ghé thăm Dân Luận để
xem bài viết hoàn chỉnh. Dân Luận có thể bị chặn tường
lửa ở Việt Nam, xin đọc hướng dẫn cách vượt tường lửa
tại đây (http://kom.aau.dk/~hcn/vuot_tuong_lua.htm) hoặc ở đây
(http://docs.google.com/fileview?id=0B_SKdt9lFNAxZGJhYThiZDEtNGI4NC00Njk3LTllN2EtNGI4MGZhYmRkYjIx&hl=en)
hoặc ở đây (http://danluan.org/node/244).
Dân Luận có các blog dự phòng trên WordPress
(http://danluan.wordpress.com) và Blogspot (http://danluanvn.blogspot.com),
mời độc giả truy cập trong trường hợp trang Danluan.org gặp
trục trặc... Xin liên lạc với banbientap(a-còng)danluan.org để
gửi bài viết cho Dân Luận!
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét