cử. Để thấy đường phố cờ quạt, băng rôn đỏ chói làm
biến đi cái vẻ ảm đạm, đói rách thường ngày của cuộc
sống. Đói về miếng ăn rồi, còn đói cả về con mắt, tinh
thần nữa. Đói ăn là đói thực sự, nghĩa là thèm được
miếng thịt lợn, thậm chí là miếng bì lợn nữa. Còn đói
về tinh thần là chả có gì vui, đám trẻ con tụi mình chỉ
mong có ngày gì đấy để nhà nước giăng cờ, ca hát ngoài
trời. Những cái sân khấu quanh Hồ Gươm và những ca sĩ gân
cổ hát bài cách mạng, khoái nhất là cái trò đồng ca. Bé thì
biết gì, càng đông người hát càng thích, lời còn chả nghẽ
rõ là gì, nhưng nhạc nhẽo lùng bùng là vui.
Bây giờ thì bỏ cái trò đồng diễn thể dục, mẹ nghĩ lại
mới thấy mấy cái nước cộng sản thật hay. Đến ngày bầu
cử, đại hội đảng là nhà trường bắt học sinh mặc áo
trắng, quần xanh đen, đeo khăn quàng đỏ ra vườn hoa tập thể
dục, gọi là đồng diễn chào mừng ngày bầu cử. Sáng ăn
bánh mỳ không mà tập thể dục mấy tiếng liền, đói lả
người. Nhưng vẫn vui mới hay, thấy mình được tham gia vào
những hoạt động chào mừng này nọ của xã hội.
Mình nghe thấy vài người nói, ôi dào bầu bán cái gì, ai trúng
thì vẫn trúng thôi mà.
Năm đó mình đi bầu cử cho cả nhà, oai quá, lần đầu tiên
được đi bầu cử. Đến chỗ bỏ phiếu người ta hớn hở
đón mình. Mà rõ mọi khi ông ý ghét mình lắm, ghét cả nhà
mình ra mặt, hoạch họe đủ điều. Thế mà hôm đó mình ra
bỏ phiếu ông ý cười toe toét chào đón, hướng dẫn tận
tình cách bỏ phiếu bầu ai, không bầu ai thế nào.
Mình định bỏ phiếu đàng hoàng cho ra dáng công dân yêu
nước, nhưng thấy cái thái độ của ông kia, mình điên tiết
lúc bỏ phiếu cái nào cái đấy cứ làm hai cái gạch thành
một cái dấu nhân hết cả lá phiếu. Thế là 8 cái phiếu của
nhà mình được mình thay mặt được bỏ như vậy.
Mấy năm sau lại bầu cử, mình lại đi, bỏ một phát 10 cái
phiếu trống trơn, chả gach ghẽo gfi hết. Lúc này có thêm hai
bà chị dâu, thế là 10 cái phiếu trống.
Mình kể với ông giáo già về hưu như thế, ông bảo.
- Có trống cả hòm cũng chả sao, quan trọng là lúc mày đến
bỏ phiếu, đăng ký tên thì họ hoàn thành nhiệm vụ từ lúc
đó. Cuộc bầu cử kết thúc từ lúc mày đến phòng bỏ phiếu
chứ không phải mày bỏ phiếu cho ai.
Mấy năm sau đến bầu cử, mình không đi. Con em dâu nó đi bỏ
phiếu cho cả nhà.
Mấy năm sau nữa mình lấy vợ, ở chỗ khác. Đến ngày bầu
cử, ở đây người ta vận động mình tham gia đăng ký bỏ
phiếu ở đấy. Còn trên nhà cũ họ bảo hộ tịch mình ở
đấy, thì mình nên đăng ký bỏ phiếu ở đó. Hai bên cứ
thuyết phục mãi, thế là chỗ này mình bảo đăng ký chỗ kia,
chỗ kia mình bảo bỏ phiếu chỗ này. Thế là khỏi phải đi.
Năm nay thì chả ai thèm đến hỏi mình bỏ phiếu ở đâu.
Đàng kia họ bảo mình không ở đó nên họ không đưa vào danh
sách cử tri, ở đây họ bảo mình hộ khẩu trên kia thì về
đấy bỏ. Thế là mình cũng không phải đi bầu cử cho những
người có tài, có đức nữa.
Bây giờ vác máy ảnh đi chụp quang cảnh đường phố ngày
hội bầu cử đã.
***********************************
Entry này được tự động gửi lên từ trang Dân Luận
(http://danluan.org/node/8581), một số đường liên kết và hình
ảnh có thể sai lệch. Mời độc giả ghé thăm Dân Luận để
xem bài viết hoàn chỉnh. Dân Luận có thể bị chặn tường
lửa ở Việt Nam, xin đọc hướng dẫn cách vượt tường lửa
tại đây (http://kom.aau.dk/~hcn/vuot_tuong_lua.htm) hoặc ở đây
(http://docs.google.com/fileview?id=0B_SKdt9lFNAxZGJhYThiZDEtNGI4NC00Njk3LTllN2EtNGI4MGZhYmRkYjIx&hl=en)
hoặc ở đây (http://danluan.org/node/244).
Dân Luận có các blog dự phòng trên WordPress
(http://danluan.wordpress.com) và Blogspot (http://danluanvn.blogspot.com),
mời độc giả truy cập trong trường hợp trang Danluan.org gặp
trục trặc... Xin liên lạc với banbientap(a-còng)danluan.org để
gửi bài viết cho Dân Luận!
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét