của xã hội, là điều hiển nhiên của giới trí thức.
Do vậy, khi đọc entry "Về sự sợ hãi" của Giáo sư
Ngô Bảo Châu viết về phiên tòa xử công dân Cù Huy Hà
Vũ, tôi không có "cảm xúc gì đặc biệt". Bởi vì,
hành động đó cũng hiển nhiên như việc chính ông và
rất nhiều trí thức khác ký tên vào kiến nghị
"dừng khai thác các dự án bauxite ở Tây nguyên"
trước đó. Cho nên, chắc chắn ông sẽ lên tiếng với
nội dung như entry của ông đã viết.
Tất nhiên, là một người của công chúng, ý kiến của
ông sẽ thu hút sự chú ý của dư luận. Và bằng chứng
là, những luận bàn sôi nổi sau đó được đưa ra. Xin
tóm lược một số xu hướng:
Thứ nhất, khen và mến phục;
Thứ hai, chê và mạt sát;
Thứ ba, phân tích những cái được và chưa được trong
cách viết của ông.
Cả ba xu thế này đều cần phải suy ngẫm. Bản thân của
Giáo sư Châu đã từng nói đại ý rằng, việc gợi mở
câu hỏi đúng quan trọng hơn cố gắng trả lời đúng cho
một câu hỏi sai. Đi từ lập luận này, những xu hướng
luận bàn trên đều không cần thiết và dung chứa những
"ẩn ý" khó lường. Bởi vì, xét cho cùng, việc
nhận xét của chính bản thân Giáo sư Châu cũng chỉ mang
tính gợi mở, kết quả của phiên tòa cũng không vì
thế thay đổi sau khi ông đưa ra nhận xét này. Do vậy,
việc lên tiếng của một người, cho dù có là ai thì
cũng đâu đáng phải nhận "búa rìu" dư luận?
Có một điều đặc biệt là, Giáo sư Châu đã đóng
blog. Nhiều người cho rằng, do những "sức ép" từ dư
luận mà Giáo sư Châu hành động như thế. Tôi thì không
cho rằng, nhận định đó là chuẩn xác. Tuy nhiên, chính
sự kiện này gợi nên sự hoài nghi cho nhiều người và
mới thành ra chuyện.
Rất có thể, có một sự tác động nào đấy khiến
Giáo sư Châu quyết định như trên. Điều này khiến cho
tôi liên tưởng đến việc tuyên bố giải thể của IDS
và cũng tựa như việc bỏ phiên tòa giữa chừng của
các luật sư trong vụ án công dân Cù Huy Hà Vũ.
Lê Tân
***********************************
Entry này được tự động gửi lên từ trang Dân Luận
(http://danluan.org/node/8520), một số đường liên kết và hình
ảnh có thể sai lệch. Mời độc giả ghé thăm Dân Luận để
xem bài viết hoàn chỉnh. Dân Luận có thể bị chặn tường
lửa ở Việt Nam, xin đọc hướng dẫn cách vượt tường lửa
tại đây (http://kom.aau.dk/~hcn/vuot_tuong_lua.htm) hoặc ở đây
(http://docs.google.com/fileview?id=0B_SKdt9lFNAxZGJhYThiZDEtNGI4NC00Njk3LTllN2EtNGI4MGZhYmRkYjIx&hl=en)
hoặc ở đây (http://danluan.org/node/244).
Dân Luận có các blog dự phòng trên WordPress
(http://danluan.wordpress.com) và Blogspot (http://danluanvn.blogspot.com),
mời độc giả truy cập trong trường hợp trang Danluan.org gặp
trục trặc... Xin liên lạc với banbientap(a-còng)danluan.org để
gửi bài viết cho Dân Luận!
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét