thiết chế chính trị của các nước XHCN trước đây và một
số rất ít nước – có thể đếm trên đầu ngón tay, hiện
còn lại trên thế giới, trong đó có VN.
Thoạt tiên, vai trò của Tổng bí thư không phải là quan trọng
nhất mà chỉ có ý nghĩa như người đứng đầu văn phòng của
Đảng, chủ yếu giải quyết các công việc hành chính. Khi
Lênin chưa mất, Trotsky ở vị trí thứ hai thì vai trò của
Xtalin với tư cách Tổng bí thư là như vậy. Sau cái chết của
Lênin, Trotsky phạm sai lầm chiến lược lớn, không trở về
từ Xukhumi để dự lễ tang Lênin, Xtalin thay mặt Đảng
Bônsêvích đọc bài vĩnh biệt, sau này đi vào lịch sử với
tên gọi "các lời thề của Đảng". Uy tín của Xtalin tăng
rất nhanh. Với nhãn quan chiến lược và sự tinh tế trong hành
động, mặc dù có sự phê phán của Lênin, Xtalin vẫn được
bầu làm Tổng bí thư và thực sự đứng đầu ban lãnh đạo
đất nước.
Đặng Tiểu Bình cũng đã từng giữ chức Tổng bí thư ĐCS TQ,
song quyền lực tối cao nằm trong tay Chủ tịch đảng Mao Trạch
Đông. Tương tự, ở VN, Chủ tịch đảng Hồ Chí Minh mới là
người nắm quyền lực cao nhất. Có thể dễ dàng nhận thấy,
chức Chủ tịch đảng chỉ dành riêng cho Hồ Chí Minh.
Cùng với sự lớn mạnh của phe XHCN và "ba dòng thác cách
mạng" đang ở thế tiến công trên khắp thế giới, tên tuổi
các "đồng chí Tổng bí thư" trở nên quen thuộc đối với
người VN chúng ta. Đây, Liên Xô – quê hương cách mạng là
đồng chí Lê-ô-nít Brêgiơnép, CHDC Đức: đồng chí Ê-rích
Hô-nếch-cơ, Rumani: đồng chí Xê-au-xê-xcu, Bulgaria: đồng chí
Tô-đo Gíp-cốp, Tiệp khắc: đồng chí Guxtáp Hu-xắc, Mông Cổ:
đồng chí Xê-đen-ban…Các cuộc thăm viếng lẫn nhau, các hội
nghị hay các cuộc gặp thượng đỉnh ở Matxcơva làm tên tuổi
các "đồng chí Tổng bí thư" vang dội trên toàn thế giới!
Những tiếng vỗ tay của các "đồng chí Tổng bí thư"
dường như làm rung chuyển Nhà trắng. Có vẻ các Tổng thống
phương Tây không được hưởng nhiều vinh quang như các
"đồng chí Tổng bí thư" kính mến của chúng ta. Song, lịch
sử cũng cho chúng ta thấy rằng, chỉ bằng việc ca ngợi lẫn
nhau, hệ thống XHCH đã đi đến đâu!
Trở lại lịch sử ĐCS VN, Trần Phú là Tổng bí thư đầu
tiên, nổi tiếng với Luận cương chính trị năm 1930, bác bỏ
Chính cương vắn tắt, Sách lược vắn tắt của Nguyễn Ái
Quốc tại Hội nghị hợp nhất, thành lập ĐCS VN. Hà Huy Tập,
người đã từng báo cáo phê phán Nguyễn Ái Quốc với Quốc
tế CS, chỉ trích Nguyễn Ái Quốc là người theo chủ nghĩa dân
tộc và chủ nghĩa cải lương. Và Nguyễn Văn Cừ nổi tiếng
với tác phẩm Tự chỉ trích.
Năm 1941, Hồ Chí Minh về nước khi hoa mơ và hoa kim anh nở
trắng trên biên giới Việt – Trung:
"<em>Ôi sáng xuân nay, xuân 41. Trắng rừng biên giới nở hoa
mơ. Bác về…Im lặng…Con chim hót. Thánh thót bờ lau vui ngẩn
ngơ" (Tố Hữu). "Nở trắng hoa kim anh trên biên giới Bác
về. Xa nước ba mươi năm một câu Kiều người vẫn nhớ. Mái
tóc Bác đã phai màu quá nửa. Lòng son ngời như buổi mới ra
đi</em>" (Chế Lan Viên).
Lòng vẫn son ngời, song vì nhiều lý do, Hồ Chí Minh từ chối
và Hội nghị TW đã bầu Trường Chính làm Tổng bí thư. Sau
năm 1945, ĐCS tuyên bố tự giải tán – một nước cờ chiến
thuật rất cao của Hồ Chí Minh, tới Đại hội II, năm 1951,
Trường Chính tiếp tục làm Tổng bí thư. Chiến thắng Điện
Biên Phủ đã đưa tên tuổi Hồ Chí Minh, Võ Nguyên Giáp vang
dội trên khắp thế giới và tên tuổi của người anh Cả
Trường Chinh cũng chói sáng. Đùng một cái, xẩy ra sai lầm
cuộc cải cách ruộng đất, Trường Chinh buộc phải từ chức
Tổng bí thư. Đến năm 1986, sau khi Lê Duẩn mất, ông trở lại
làm Tổng bí thư và các nhà nghiên cứu cho rằng, ông là tác
giả chính của công cuộc "đổi mới" ở VN. Một người
cực kỳ giáo điều, kinh viện, lại dám rẽ ngoặt trong tư duy
vào cuối đời, đó là bản lĩnh rất lớn của ông. Mấy nhà
lãnh đạo – Tổng bí thư đã làm được điều đó?
Cách mạng tháng Tám, kháng chiến, đổi mới là những cống
hiến nổi bật của Trường Chinh. Đó là đánh giá của Võ
Nguyên Giáp. Còn Hoàng Tùng, từng là Bí thư TW Đảng cho rằng,
nếu không có Trường Chinh trong những giờ phút hiểm nghèo
trước và sau năm 1945, sẽ không có ngày nay đâu!
Trường Chinh rất am hiểu văn hoá, văn nghệ. Ông đã từng
trình bày bản báo cáo Chủ nghĩa Mác và văn hoá VN làm giới
trí thức hết sức nể phục. Văn chính luận của Trường Chinh
trong sáng, đầy cuốn hút mà không kém phần hùng biện. Phong
cách của Trường Chinh bao giờ cũng từ tốn, cẩn thận, nghiêm
trang, đúng mực. Khi phát biểu ở Bộ Chính trị, Lê Duẩn và
Lê Đức Thọ hay nói chen ngang, khi đó ông im lặng, không nói
gì và từ từ ngồi xuống. Khác với Lê Thanh Nghị, khi phát
biểu, xung quanh ai nói gì cũng mặc, ông cứ nói cho hết ý
mình. Còn Nguyễn Văn Trân thì tự hào rằng phát biểu của
mình hết sức chặt chẽ, Lê Duẩn không thể xen ngang được
và khi ông ta xen vào nói thì "tôi đã phát biểu xong rồi".
Nhớ lại năm 1956, sau khi Trường Chinh từ chức Tổng bí thư,
Hồ Chí Minh là Chủ tịch đảng kiêm Tổng bí thư một thời
gian, với hai trợ lý giúp việc là Võ Nguyên Giáp và Nguyễn Duy
Trinh. Năm 1957, Hồ Chí Minh gọi Lê Duẩn ra Bắc và Đại hội
III ĐCS VN, Lê Duẩn được bầu làm Bí thư thứ nhất BCH TW.
Ông giữ chức Bí thư thứ nhất cho đến năm 1976, Đại hội IV
ĐCS VN mới chính thức bầu Lê Duẩn làm Tổng bí thư. Cần lưu
ý, sau năm 1976, Lê Duẩn mới giữ chức Tổng bí thư, trước
đó – Bí thư thứ nhất. Không ít những cuốn hồi ký, những
cuốn sử hay những phim truyện về lịch sử nhầm lẫn như
vậy. Song, không nghi ngờ gì nữa, quyền lực của Tổng bí thư
Lê Duẩn thật sự bao trùm tất cả.
Những năm kháng chiến chống Pháp, Lê Duẩn làm Bí thư xứ uỷ
Nam Bộ và phải thừa nhận ông là một nhà lãnh đạo giỏi.
Dù ở xa TW, ông thực hiện nhiều chính sách phù hợp với
thực tiễn và rất được lòng dân. Xử lý vụ Bảy Viễn
(một tướng cướp giang hồ Bình Xuyên khét tiếng theo kháng
chiến) về thành đầu Tây là một ví dụ. Trung tướng Nguyễn
Bình, Ủy viên quân sự Nam Bộ, sau khi nắm rõ hoạt động
"đi đêm" của Bảy Viễn với Pháp, quyết định bắt Bảy
Viễn để đưa ra tòa án tối cao xét xử. Nhiều người đồng
ý với Nguyễn Bình, song ý kiến Lê Duẩn lại khác. Ông đề
nghị cứ để Bảy Viễn tự do đưa quân về Rừng Sác. Nếu
ông ta kéo quân về thành đầu Tây là ông ta tự ký bản án
kết thúc sinh mạng chính trị của ông ta. Lâu nay ông ta theo
cách mạng thì nhân dân kính trọng. Nay đột nhiên ông ta bỏ
về thành là tự ông ta vạch trần cái mặt nạ ông ta đeo trong
ba năm qua. Tôi nghĩ, bản án tử hình đã do chính Bảy Viễn
tự ký, chúng ta không phải bận tâm đưa ông ta ra xử cho rắc
rối – Lê Duẩn giải thích.
Cuộc biểu quyết đã nghiêng về ý kiến Lê Duẩn. Là một nhà
chính trị, phải nói viễn kiến của Lê Duẩn trong việc giải
quyết vấn đề này rất sâu rộng.
Một cuộc hội nghị khác của Ủy ban kháng chiến hành chánh
Nam Bộ chủ trương in giấy bạc giả để phá hoại kinh tế
của địch, có nhiều người đồng ý. Song, Lê Duẩn không
nhất trí và phân tích, ai sẽ chịu nhiều thiệt hại nhất về
chủ trương đó? Chính là số đông quần chúng lao động –
không thể làm điều gì thiệt hại đến họ.
Tuy vậy, với sự xuống dốc thê thảm của VN sau năm 1975 đã
gây nên rất nhiều tranh cãi về tài năng lãnh đạo của Lê
Duẩn trong giai đoạn này.
Cùng thời với Lê Duẩn, đó là Lê-ô-nít Brêgiơnép, Tổng bí
thư ĐCS Liên Xô. Ông ta được ngồi ghế Tổng bí thư như là
một giải pháp dung hoà, tạm thời của ban lãnh đạo ĐCS Liên
Xô, bởi vì ông không phải là người xuất sắc nhất. Không
ngờ, khi đã nắm quyền lực, ông ta trở nên không ngoan hơn và
rốt cuộc, ông ta ngồi ghế Tổng bí thư khá dài – gần 20
năm.
Thời kỳ Brêgiơnép cầm quyền, trừ thời gian đầu, có thể
nói là thời kỳ đỉnh cao trì trệ của Liên Xô. Người ta
biết thừa rằng, vào những năm cuối đời, Brêgiơnép không
thể lãnh đạo Đảng và điều hành đất nước được nữa.
Trong các cuộc họp Bộ Chính trị, Brêgiơnép ngồi như người
mất hồn, không hiểu ngồi ở đâu và mọi người tụ tập ở
đây làm gì. Ông ta đọc lẫn lộn các văn bản chữ rất to
được các trợ lý chuẩn bị sẵn, đôi lúc nhận ra sự bất
lực của mình, ông giương cặp mắt đầy thương hại nhìn
mọi người. Do không ý thức được hết tình trạng của mình,
ông vẫn thủ vai Tổng bí thư. Đúng hơn, những người xung
quanh ông thủ vai của chính ông. Chúng ta thấy điều đó nguy
hiểm cho đất nước như thế nào.
Thế rồi, ngày 10.11.1982, ông lặng lẽ chết trên giường. Sau
đó, Iu.V. Anđrôpốp được bầu làm Tổng bí thư, chỉ cầm
quyền được 15 tháng. Tiếp đó là C.U. Chécnencô nắm chức
Tổng bí thư cho đến tháng 3.1985 thì qua đời.
Quảng trường Đỏ liên tục lặng đi trong niềm tang tóc, vĩnh
biệt các Tổng bí thư. Hàng loạt đại bác tiễn biệt vang lên
làm hoảng loạn lũ bồ câu trên tháp chuông nhà thờ thánh Ivan
Đại đế. Những vị khách phương Tây co ro run rẩy trong làn
áo mỏng giữa những ngày mùa Đông nước Nga.
Một cái tên sắp xuất hiện làm thay đổi thế giới: M.X.
Goócbachốp.
Và vì vậy, câu chuyện về Tổng bí thư của chúng ta cũng chưa
thể kết thúc…
***********************************
Entry này được tự động gửi lên từ trang Dân Luận
(http://danluan.org/node/8661), một số đường liên kết và hình
ảnh có thể sai lệch. Mời độc giả ghé thăm Dân Luận để
xem bài viết hoàn chỉnh. Dân Luận có thể bị chặn tường
lửa ở Việt Nam, xin đọc hướng dẫn cách vượt tường lửa
tại đây (http://kom.aau.dk/~hcn/vuot_tuong_lua.htm) hoặc ở đây
(http://docs.google.com/fileview?id=0B_SKdt9lFNAxZGJhYThiZDEtNGI4NC00Njk3LTllN2EtNGI4MGZhYmRkYjIx&hl=en)
hoặc ở đây (http://danluan.org/node/244).
Dân Luận có các blog dự phòng trên WordPress
(http://danluan.wordpress.com) và Blogspot (http://danluanvn.blogspot.com),
mời độc giả truy cập trong trường hợp trang Danluan.org gặp
trục trặc... Xin liên lạc với banbientap(a-còng)danluan.org để
gửi bài viết cho Dân Luận!
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét