Bạn thân mến,
Bây giờ, khi ngoài trời nắng chói chang cùng với tiếng ve sầu
kêu ra rả trên rặng xà cừ trước cửa nhà tôi báo hiệu mùa
hè đã đến. Nó làm cho tôi chợt nhớ đến ngày 30/4, ngày mà
cách đây 36 năm lực lượng quân đội VNCH đã buộc phải
buông súng đầu hàng lực lượng quân đội của những người
cộng sản, để cho đất nước ta thống nhất sau hơn 20 năm
chia cắt. Ngày đó người ta bảo, nó đã làm cho hàng triệu gia
đình vui vì chiến tranh chấm dứt và nó cũng là ngày nhiều
triệu gia đình buồn vì họ ở tâm trạng những kẻ thua trận.
Với những người thuộc phe thắng trận, thì niềm vui của họ
cũng dần phai nhạt, để nhường chỗ cho nhưng lo toan của cuôc
sống thường ngày của mình. Những nghi lễ trọng thể, rầm
rộ của chính quyền nhà nước bây giờ hình như cũng dần mai
một, như họ cũng đã muốn quên đi vết thương lòng của
những người phía bên kia. Nhưng ngược lại, với các bạn,
những người thua trận thì hình như không thể quên được
nỗi hận thù của mình. Tới mức ngày này được nâng tới
mức là ngày quốc hận của những người từng sống hay phục
vụ trong chế độ VNCH, điều này họ thường nhắc lại mỗi
khi ngày 30/4 gần đến.
Bạn mến,
Người xưa thường nói "Giận quá thì mất khôn", đó là
họ chỉ nói tới sự giận dữ, chứ huống chi là nỗi hận
thù. Khi mà nỗi hận này của các bạn, cũng vì bản thân đã
bị mất nhà cửa, ruộng vườn, công danh sự nghiệp, nhiều
người còn mất cả người vợ yêu quý của mình cho kẻ chiến
thắng. Cũng có lẽ vì nỗi hận này, đã làm các bạn tỏ ra
đã mất khôn, chính vì thế mà công cuộc vận động cho nền
dân chủ của Việt nam hôm nay của cộng đồng người Việt nam
ở Hải ngoại vẫn là con số không tròn trĩnh sau 36 năm đằng
đẵng tranh đấu. Mặc dù tự do, dân chủ để tiến tới xoá
bỏ độc tài… cái đích mà các bạn đang hướng tới là
chính nghĩa, là phù hợp với xu thế tất yếu của xã hội
loài người văn minh. Vậy mà người ta tưởng như các bạn
vẫn như kẻ còn lạc trong rừng không biết lối ra, cho dù đã
nhìn thấy chòm sao Bắc đẩu.
Nói chính xác có lẽ là các bạn do hiểu biết về chính trị
chưa đủ, nên chưa chọn được một con đường đi đúng cho
phong trào của mình. Khi tôi nói thẳng, nói thật những thiếu
sót của các bạn ở đây, xin đừng vội chửi bới, miệt
thị, vu khống tôi như mọi lần. Nếu coi sự đấu tranh của
người Việt ở Hải ngoại với chính quyền hiện tại ở trong
nước cũng chỉ là một ván cờ tranh giành quyền lực lãnh
đạo đất nước, bằng cách thông qua việc xoá bỏ đảng CSVN,
thông qua việc hạ bệ thần tượng Hồ Chí Minh, để rồi xoá
bỏ Cờ đỏ sao vàng để thay bằng Cờ vàng ba sọc đỏ… thì
là hoàn toàn sai lầm ở mức nghiêm trọng. Chủ trương đó
nếu không có sự sửa đổi tới tận gốc thì sẽ mãi mãi
triền miên trong thất vọng.
Tại sao lại nói như vậy?
Cần hiểu rằng trong thời đại toàn cầu hoá, việc dựa vào
sự hỗ trợ về mọi mặt một nước thứ ba như trước đây
để làm cách mạng bạo lực giành chính quyền là hoàn toàn
không thể. Phương thức duy nhất để thay đổi chế độ hiện
tại là sử dụng đấu tranh bất bạo động với sự tham gia
đông đảo của quần chúng nhân dân, đặc biệt là người dân
trong nước. Xin đừng quên Cách mạng phải là sự nghiệp của
quần chúng, không có sự ủng hộ của quần chúng thì không
thể có cách mạng. Và muốn để thu hút đông đảo quần chúng
ủng hộ sự nghiệp cách mạng của mình thì các đảng chính
trị, các chính trị gia hay các thành phần ủng hộ phải thông
qua các phương tiện truyền thông để dân vận, nói đơn giản
là phải biết vận động, tuyên truyền, giải thích cho quần
chúng nhân dân ở trong nước hiểu bản chất, những vấn đề
bất cập về chính trị, quyền và nghĩa vụ của công dân cũng
như của chính quyền nhà nước liên quan tới cuộc sống của
họ.
Trong mọi vấn đề của đời sống xã hội, kể cả vấn đề
chính trị thì sự thiện cảm của người dân hay người tiêu
dùng là hết sức quan trọng. Trong một xã hội đa nguyên đa
đảng cũng vậy, nhiều cử tri đã dứt khoát không dành sự
ủng hộ cho một đảng chính trị qua lá phiếu bầu cử, cho
dù đảng chính trị đó có đường lối chính sách tốt, đáp
ứng được đa số nguyện vọng của số đông cử tri cũng vì
họ có ấn tượng không thiện cảm đối với đảng chính trị
đó. Đối với người dân trong nước hiện nay cũng vậy, đa
phần là họ không có thiện cảm với các tổ chức chính trị
ở Hải ngoại. Một phần họ có quá ít các thông tin về các
tổ chức này, trong lúc truyền thông trong nước liên tục vu
không và cáo buộc các tổ chức đó là những tổ chức khủng
bố, phản động… Quan trọng và nguy hiểm hơn cả là các tổ
chức chính trị hải ngoại đã lẫn lộn giữa công cuộc đấu
tranh cho tự do dân chủ ở Việt nam với công việc phục quốc
(khôi phục chế độ VNCH).
Không những vậy họ quên rằng người dân trong nước sống
trong sự kìm kẹp, độc quyền thông tin hàng chục năm nay, đã
tạo cho người dân phản xạ có điều kiện, ăn sâu vào máu
thịt của họ, làm cho đa số dân chúng luôn yêu quý sùng bái
lãnh tụ Hồ Chí Minh và lá cờ tổ quốc của họ. Ngược lại
họ lại nặng về hạ bệ thần tượng và biểu tượng quốc
gia của người Việt nam hiện nay, hành động đó, chẳng khác
gì hành động chửi phủ đầu kẻ họ muốn lôi kéo, đó chính
là yếu điểm đã làm người dân trong nước xa lánh và không
thiện cảm với phong trào đấu tranh cho tự do và dân chủ.
Bạn thân mến,
Người Việt ở Hải ngoại luôn đề cao danh dự quốc gia (cũ)
của họ, mà quên việc tôn trọng danh dự quốc gia của hơn 86
triệu người dân ở trong nước. Phải chăng họ quên câu
"Đừng làm những gì với người khác mà mình không thích"?.
Những người cộng sản trước đây, họ thành công trong việc
thống nhất đất nước cũng vì họ biết dựa vào dân, dùng
chiến tranh nhân dân và xây dưng trận tuyến lòng dân. Chính vì
vậy cán bộ của họ được người dân che dấu và nuôi
dưỡng, để tồn tại và phát triển ngay trong lòng kẻ thù.
Như địa đạo Củ chi nằm sát nách Sài gòn đang còn đó là
một minh chứng hùng hồn.
Một câu hỏi đơn giản dành cho các chính trị gia và đồng
bào ở Hải ngoại là "Liệu có bao nhiêu % dân chúng trong
nước dám và sẵn sàng nuôi dấu những người của phe phục
quốc về nước hoạt động?". Chỉ với một câu hỏi đơn
giản như thế, mà câu trả lời của nó cũng là câu trả lời
vì sao Việt nam chưa thể có cách mạng Hoa nhài, Hoa Sen để thay
đổi chế độ.
Người Việt ở Hải ngoại thường tự hào về một nền dân
chủ non trẻ của họ, một chính quyền do dân cử thông qua
một cuộc bầu cử tự do. Vậy thử hỏi dân Miền Nam ngày đó
chọn thế nào? Vì sao chính quyền của họ tự tay chọn ra lại
có các nhát tướng như Dương Văn Minh, Nguyễn Văn Thiệu,
Nguyễn Cao Kỳ…, khi mà buổi sáng hô tử thủ nhưng buỏi
chiều đã vội đáp máy bay bỏ lại tất cả để chạy. Họ
nói rằng thua do bị phía Hoa kỳ bỏ rơi, cắt viện trợ mà
không tự hỏi mình vì sao Miền Bắc cũng như họ mà không bị
đồng minh Liên xô, Trung quốc của họ bỏ rơi? Nói như vậy
để mong các bạn Hải ngoại hãy biết chấp nhận sự thật,
vì chiến tranh hay trò chơi cũng vậy, đã thua là thua, mình thua
là do mình yếu và kém hơn đối thủ của mình. Không chấp
nhận sự thật thì không thể rút ra bài học kinh nghiệm cho
mình.
Chính vì những lẽ đó, đã làm cho hệ thống truyền thông ở
Hải ngoại cũng vậy, thay vì chấp nhận và quên đi quá khứ,
quên đi chuyện mình là kẻ thua trận, để tập trung trí lực
cho công tác vận động, tập hợp lực lượng. Trên cơ sở
một thái độ thân ái, bình đẳng và tôn trọng họ, thông qua
đó để mở mang dân trí của dân chúng trong nước để tạo
điều kiện cho một sự kiện đồng loạt, đồng lòng của số
đông quần chúng trong tương lai. Nhưng thực tế hoàn toàn
ngược lại, hãy thử đảo qua các trang mạng, các forum của bà
con Hải ngoại xem các comments thì sẽ thấy thái độ độc
đoán, coi thường các bạn đọc có chính kiến không giống
của họ. Thử hỏi cứ như vậy thì có thể thâm nhập dân
vận được hay không?
Bạn thân mến,
Một thực tế không thể chối bỏ, đó là một bộ phận dân
chúng trong nước không nhỏ, đủ loại thành phần, kể cả các
cán bộ đảng viên trong đảng CSVN đã bắt đầu chán ghét
chế độ hiện tại, do những bất công và đặc biệt là vấn
nạn tham nhũng. Nhưng họ không có sự lựa chọn khác cho mình
và chắc chắn họ sẽ không chấp nhận để chọn một lực
lượng chính trị lấy quốc kỳ VNCH cũ làm biểu tượng quốc
kỳ cho đất nước Việt nam này trong tương lai vì đơn giản
là họ không có thiện cảm với lá cờ này. Cũng có nghĩa là
những người còn theo đuổi chủ trương phục quốc này sẽ
không có hậu thuẫn của dân chúng trong nước hiện nay.
Nếu chúng ta hiểu, nguyên tắc quan trọng của chế độ chính
trị dân chủ là tôn trọng ý kiến của số đông (đa số),
việc quyết định quốc hiệu quốc gia, quốc kỳ hay quốc ca
v.v… thì quyền định đoạt sẽ phải là quyết định của
dân chúng thông qua một cuộc trưng cầu dân ý thông qua một
bản Hiến pháp, chứ nó không thuộc về bất kỳ đảng phái
hay tổ chức chính trị nào. Kể cả việc nhỏ như xoá bỏ
thần tượng hay phá bỏ lăng Hồ Chí Minh hiện nay cũng là một
chuyện không dễ mà làm. Cứ xem tình hình lăng Lênin ở Nga,
đã hơn 20 năm cũng chưa thể có câu trả lời, bởi nó là vấn
đề lịch sử, không thể tuỳ tiện theo ý của một lực
lượng dân chúng chiếm số ít.
36 năm trong một chiều dài lịch sử của một dân tộc thì quá
nhỏ bé và ngắn ngủi. Nhưng 36 năm với một đời con người
đã là nửa cuộc đời. 36 năm qua cũng đã tạo ra vài ba thế
hệ người Việt ở Hải ngoại, một số đã quên tiếng mẹ
đẻ, không hiểu lực lượng kế cận của cuộc đấu tranh
của người Việt ở Hải ngoại sẽ giải quyết ra sao? Không ai
có thể định đoạt được mọi thứ theo ý cá nhân của mình,
nhất là chuyện thay đổi một chế độ chính trị thì không
hoàn toàn đơn giản như ta nghĩ. Tuy nhiên nếu nhìn lại giai
đoạn lịch sử cận đại chính trị Việt nam gần đây trong
thế kỷ XX, khi nhìn nhận thắng lợi của đảng CSVN thì mọi
người cũng nên suy nghĩ và trả lời các câu hỏi vì sao?
Vì sao chỉ sau 15 năm thành lập, đảng CSVN đã giành được
chính quyền?
Vì sao chỉ sau 20 năm, đảng CSVN đã chiến thắng quân đội
Việt nam Cộng hoà thống nhất đất nước?
Vì sao họ (đảng CSVN) làm được các kỳ tích phi thường
đó mà các tổ chức chính trị của người Việt ở Hải
ngoại không làm được một phần nhỏ của họ trong suốt 36
năm qua?
v.v…………
Theo cá nhân tôi nghĩ, cộng đồng người Việt không thiếu
người tài trong mọi lĩnh vực, kẻ cả lĩnh vực tổ chức
đấu tranh chính trị. Không như một số bạn bè tôi, có nhận
xét khi đọc các comments của các members Hải ngoại trên các
diễn đàn cho rằng họ là những kẻ ít học. Nhưng họ thiếu
một chiến lược đấu tranh đúng đắn có hiệu quả thay cho
các việc làm mang tính chất khuếch trương, hình thức đơn lẻ
của mỗi tổ chức hòng vừa lòng các ủng hộ viên của họ
ở Hải ngoại mà không nghĩ tới lòng dân trong nước muốn gì
ở họ.
Bạn mến,
Chắc chắn lá thư ngỏ bầy tỏ những suy nghĩ của tôi này
sẽ gây một phản ứng dữ dội đối với cộng đồng người
Việt ở Hải ngoại, vì lẽ đời kẻ tầm thường như bạn hay
như tôi chỉ thích những lời khen ngọt ngào, chứ trên đời
có mấy ai thích lời chê trách, chỉ trích. Nhưng theo tôi,
thuốc đắng mới dã tật, sự thật dù có mất lòng nhưng tôi
vẫn cứ nói ra. Người ta sẽ bảo tôi là CAM, là cộng sản
nằm vùng, khích bác nhằm phá hoại phong trào đấu tranh của
các bạn. Nhưng thử hỏi 36 năm qua, phong trào của các bạn đã
làm được những gì có thể đe doạ sự bất an của chính
quyền cộng sản hay chưa, thì chắc bạn sẽ thông cảm cho
tôi.
Ngay từ hôm nay, mỗi thành viên của cộng đồng người Việt
ở Hải ngoại, hãy gác lại thù hận của ngày hôm qua hay ý
đồ phục quốc khôi phục cờ vàng, để bắt tay vào công
cuộc vận động cho dân chủ một cách lành mạnh trong sáng.
Đó là cách duy nhất để những người đấu tranh cho sự công
bằng, cho lẽ phải như Cù Huy Hà Vũ, Lê Công Định, Nguyễn
Tiến Trung v.v… không bị mang tiếng khi người dân trong nước
vơ họ vào chung một rọ với những kẻ có tham vọng khôi
phục lại chế độ VNCH.
Trong thời đại ngày nay, thực tế cuộc sống đã chứng minh
rằng một chế độ với nền kinh tế thị trường, nhà nước
pháp quỳên và một xã hội dân sự là đích hướng đến tất
yếu của mọi nhà nước tiến bộ, văn minh thực sự là nhà
nước của dân, do dân và vì dân trên thế giới. Để đến
đích đó có nhiều con đường khác nhau, việc cố gắng khôi
phục lại chế độ VNCH để hiện diện lại một lần nữa
trên đất nước Việt nam của một số người, là một hành
động không cần thiết, dễ gây hiểu lầm, không có lợi, nó
đi ngược lại tiêu chí và mục đích của phong trào đấu tranh
vận động cho dân chủ nói chung và trong nước nói riêng.
Nhân dịp ngày 30/4, ngày mà có nhiều triệu người vui và cũng
có nhiều triệu người buồn, xin viết đôi dòng tâm sự cùng
bạn những suy nghĩ của cá nhân tôi, một người Việt nam đang
sống trong nước về phong trào đấu tranh vì một nền dân chủ
ở Việt nam hiện nay.
Chúc bạn khoẻ và may mắn.
Mến.
Kami
***********************************
Entry này được tự động gửi lên từ trang Dân Luận
(http://danluan.org/node/8654), một số đường liên kết và hình
ảnh có thể sai lệch. Mời độc giả ghé thăm Dân Luận để
xem bài viết hoàn chỉnh. Dân Luận có thể bị chặn tường
lửa ở Việt Nam, xin đọc hướng dẫn cách vượt tường lửa
tại đây (http://kom.aau.dk/~hcn/vuot_tuong_lua.htm) hoặc ở đây
(http://docs.google.com/fileview?id=0B_SKdt9lFNAxZGJhYThiZDEtNGI4NC00Njk3LTllN2EtNGI4MGZhYmRkYjIx&hl=en)
hoặc ở đây (http://danluan.org/node/244).
Dân Luận có các blog dự phòng trên WordPress
(http://danluan.wordpress.com) và Blogspot (http://danluanvn.blogspot.com),
mời độc giả truy cập trong trường hợp trang Danluan.org gặp
trục trặc... Xin liên lạc với banbientap(a-còng)danluan.org để
gửi bài viết cho Dân Luận!
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét