Học số sàn, lái tự động: Đầy ẩn họa

<div class="special_quote">Thật kỳ lạ, những vụ xe điên diễn ra
liên tiếp mà không thấy ai thống kê cụ thể nguyên nhân và
cập nhật những bài học trong giáo trình dạy lái ôtô?</div>
<em>Đó là câu hỏi của nhiều học viên đang theo học lớp
đào tạo lái xe hạng B2 tại Hà Tĩnh mà chúng tôi gặp. Đó
cũng là tình trạng chung của nhiều người học lái xe khi mà
có tấm bằng lái trong tay nhưng nếu muốn điều khiển loại
phương tiện đang phổ biến hiện nay là dòng xe có hộp số
tự động thì không thể nếu không tự học tiếp.</em>

<div class="special_quote"><strong>Tin liên quan:</strong>

<ul>
<li><a
href="http://vietnamnet.vn/vn/xa-hoi/16574/noi-am-anh-mang-ten--xe-dien-.html">Bài
1: Nỗi ám ảnh mang tên "xe điên"</a></li>
<li><a
href="http://vietnamnet.vn/vn/xa-hoi/16575/lo-hong-chet-nguoi-trong-truong-day-lai-xe.html">Bài
2: Lỗ hổng chết người trong trường dạy lái xe</a></li>
</ul></div>

<h2>"Học xong sao tôi không thể lái xe?"</h2>

Anh Phạm Văn Toàn, một nhân viên đang theo học lớp đào tạo
lái xe tại một trung tâm ở Hà Nội kể với chúng tôi về quy
trình dạy lái xe hiện nay và anh cho rằng, những bất cập trong
đào tạo, cấp GPLX hiện nay chứa đựng những ẩn họa khi
không theo kịp phương tiện hiện hành.

<center><img
src="http://imgs.vietnamnet.vn/Images/2011/04/18/18/20110418183808_20110414135701_4.jpg"
/></center>
<center><em>Thật khó tin khi hầu hết học viên sau khi tốt
nghiệp tại các cơ sở đào tạo lái xe, được cấp bằng lái
nhưng không thể điều khiển xe số tự động nếu không tự
học trước đó hoặc được ai hướng dẫn. Thế nên khi không
được đào tạo bài bản, việc gây nên tình trạng 'xe điên'
là điều không thể tránh khỏi.</em></center>

Anh Toàn cho biết, anh theo học lái hạng B2, khi tốt nghiệp thì
anh có thể điều khiển ô tô từ 4- 9 chỗ. Thế nhưng, tất
cả những gì các thầy truyền thụ cho anh chỉ dành điều
khiển phương tiện ô tô số sàn (số tay).

"Khi học lý thuyết thì chúng tôi chỉ được nghe thầy nhắc
qua về loại xe số tự động một lúc, còn lại tất cả đều
nói đến loại phương tiện có hệ thống số tay. Còn về
thực hành thì chúng tôi không được tiếp cận với loại xe
trang bị hộp số tự động", anh Toàn kể.

Lo ngại hơn, anh Toàn cũng như nhiều người học lái xe là
việc sau khóa học, khi được cấp giấy phép lái xe rồi thì
không thể điều khiển được xe số tự động. Muốn làm
được việc này thì chỉ còn cách tự học lấy bằng cách
nhờ người quen hướng dẫn lại.

"Chúng tôi ví như việc để có tấm bằng lái xe là học
đại học, còn để có thể điều khiển xe số tự động thì
phải trải qua một quá trình nữa, như học cao học vậy".

Lo ngại của người học viên này cũng là lo ngại chung của
nhiều người. Có nhiều học viên không chỉ theo học để
biết lái xe mà đó còn là nghề nghiệp mưu sinh của cuộc
đời họ.

Vất vả bao năm, anh Trần Công Sáng (thường trú tại TP. Hà
Tĩnh) không thể bén duyên với sự nghiệp đèn sách. Suy nghĩ
mãi anh mới quyết định đi học lái xe. Thế nhưng, khi có tấm
bằng lái trong tay anh mới biết mình chỉ có thể điều khiển
được xe số sàn. Trong khi đó công việc gấp là anh sẽ lái xe
cho một chủ doanh nghiệp có chiếc xe camry 2.4 đời 2010 được
trang bị hộp số tự động.

Thế là công sức, tiền bạc bỏ ra để có tấm bằng chẳng
giúp anh làm được việc ngay. Anh phải tự tìm cách để học
tiếp, nhưng quan hệ cá nhân không nhiều nên anh chẳng có
điều kiện tiếp xúc, nhờ người và phương tiện đời mới.

Cũng chẳng đủ tiền để có thể thuê một chiếc xe đời
mới học tiếp, anh đành bỏ dở vị trí công việc lái xe cho
chủ doanh nghiệp với mức lương đầy hứa hẹn để sang lái
taxi, nơi phương tiện chủ yếu là xe số sàn, loại phương
tiện mà anh được đào tạo. Mặc dù trên GPLX của anh cho phép
anh có thể điều khiển các loại xe từ 4- 9 chỗ.

<h2>Lổ hổng trong đào tạo</h2>

Anh Nguyễn Dũng, một người Việt đang sinh sống và làm việc
tại Mỹ chia sẻ về việc đào tạo lái xe ở Việt Nam: Tại
Mỹ, học sinh được học luật giao thông từ trường học, gia
đình, cộng đồng... Việc tuân thủ luật lệ là việc tự
giác của người dân. Người Mỹ thường muốn con mình có
bằng lái sớm (>15.5 ~ <18).

<center><img
src="http://imgs.vietnamnet.vn/Images/2011/04/14/13/20110414135701_8.jpg"
/></center>
<center><em>Số lượng thông tin ít ỏi về dòng xe trang bị số
tự động trong giáo trình đào tạo lái xe hiện hành ở Việt
Nam. Còn về thực hành thì học viên hầu hết chẳng được
tiếp cận từ các cơ sở đào tạo.</em></center>

"Bên Mỹ, tất cả đều tập và lái xe tự động vì nó là xe
sử dụng thường xuyên. Việc chạy số sàn là tùy theo bạn sau
này. Do đó phần nhiều xe nhập về đều là số tự động. Ở
Việt Nam gần như là luyện tập số sàn, còn gọi là số tay.
Các trường lái của Việt Nam cần có sự điều chỉnh trong
phương pháp giảng dạy, để theo kịp với sự phát triển
chung", anh Dũng thông tin.

Còn ông Nguyễn Văn Đàn, Hiệu trưởng trường trung cấp nghề
Hà Tĩnh thông tin với chúng tôi, đối với một số nước thì
họ thường đào tạo đón đầu công nghệ, ở Việt Nam thì
vẫn đang còn bất cập chung trong việc đào tạo, sát hạch lái
xe.

Ông Đàn kể về chuyến công tác sang Hàn Quốc để "mở
rộng tầm mắt" và thấy có sự tụt hậu trong việc đào
tạo lái xe so với trong nước. "Vừa rồi chúng tôi đi thực
tế cũng đã thấy họ tiên tiến thế nào. Họ đã đưa mẫu xe
đời mới dự kiến ra đời vào năm 2015 của hãng Hyundai vào
các trường để đào tạo cho lái xe".

Tại trung tâm nghề Hà Tĩnh lâu nay chỉ có dạy học viên một
số tiết lý thuyết về xe số tự động qua phần dạy về
cấu tạo xe và điều khiến xe, còn về thực hành trên phương
tiện thì chưa có. Hiện nay những người học xong muốn lái xe
số tự động thì phải tự làm quen và học lại từ những
người có kinh nghiệm chứ chưa được làm quen hay dạy, thực
hành tại cơ sở đào tạo.

Vị hiệu trưởng trường dạy nghề này cũng thừa nhận: Chúng
tôi vẫn nhận thấy đang có sự bất cập trong việc đào tạo,
cấp giấy phép lái xe ô tô, nhiều học viên sau khi tốt
nghiệp, có bằng lái nhưng vẫn không thể điều khiển xe số
tự động vì chưa cập nhật được với phương tiện hiện
hành.

"Việc trang bị phương tiện đời mới là một yêu cầu thiết
thực, nếu có yêu cầu bắt buộc có xe số tự động thì
chúng tôi cũng đồng tình, không những thế mà sắp tới còn
phải cập nhật thêm trong việc đào tạo để phù hợp với
những công nghệ mới, phải tạo điều kiện để người học
được tiếp cận với cách thức đào tạo mới. Vừa là trách
nhiệm của các cơ sở đào tạo vừa đáp ứng nhu cầu thực
tiễn".

"Nguyên lý của việc đào tạo thì phải cập nhật thông tin
cho phù hợp với thực tế, nhưng trong các văn bản của các
cấp quản lý thì cũng chưa có yêu cầu bắt buộc các cơ sở
phải có xe số tự động để dạy học viên. Chuyện này có
sự lạc hậu trong cách thức dạy của các cơ sở và các văn
bản pháp quy quy định", ông Đàn cho biết thêm.

<em>Duy Tuấn - Hoàng Sang</em>

***********************************

Entry này được tự động gửi lên từ trang Dân Luận
(http://danluan.org/node/8566), một số đường liên kết và hình
ảnh có thể sai lệch. Mời độc giả ghé thăm Dân Luận để
xem bài viết hoàn chỉnh. Dân Luận có thể bị chặn tường
lửa ở Việt Nam, xin đọc hướng dẫn cách vượt tường lửa
tại đây (http://kom.aau.dk/~hcn/vuot_tuong_lua.htm) hoặc ở đây
(http://docs.google.com/fileview?id=0B_SKdt9lFNAxZGJhYThiZDEtNGI4NC00Njk3LTllN2EtNGI4MGZhYmRkYjIx&hl=en)
hoặc ở đây (http://danluan.org/node/244).

Dân Luận có các blog dự phòng trên WordPress
(http://danluan.wordpress.com) và Blogspot (http://danluanvn.blogspot.com),
mời độc giả truy cập trong trường hợp trang Danluan.org gặp
trục trặc... Xin liên lạc với banbientap(a-còng)danluan.org để
gửi bài viết cho Dân Luận!

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét