VMC - Khi nào thế giới hết dầu mỏ?

Thời điểm cạn kiệt dầu mỏ đang đến gần. Con người ngày
một thấy rõ tính cấp thiết phải sử dụng những dạng năng
lượng khác. Khi nào thì sẽ hết dầu mỏ và nguy cơ nào đang
chờ đợi chúng ta?

Năm 2004, báo USA Today (Nước Mỹ ngày nay) cho hay dầu mỏ chỉ
còn đủ dùng cho 40 năm. Con số này sau đó đã được tranh
luận rất sôi nổi, và những chuyện diễn ra sau đó đã cung
cấp tương đối đủ cơ sở để điều chỉnh dự báo.

Cuộc khủng hoảng xảy ra, giá dầu đã giảm đáng kể, và
điều này cũng ảnh hưởng đến sản xuất dầu. Ví dụ đơn
giản này của một thập kỷ qua cho thấy những mô hình toán
học về tiêu thụ dầu là không đáng tin cậy. Tất cả đều
được dựa trên điều kiện nhất định ban đầu, chẳng hạn
như mức độ tiêu thụ. Nhưng ở đây số liệu thống kê lại
bất lực. Có nhiều điều không thể đoán trước, và cứ vài
năm chúng lại phá hủy sự hài hoà của các mô hình.

Nhưng điều đó không làm cho vấn đề dự báo dầu mỏ trở
nên bớt hấp dẫn.

Có lẽ, cái gọi là "cao điểm dầu mỏ" là mô hình phổ
biến nhất. Cao điểm được hiểu là sản lượng dầu mỏ
tối đa của thế giới đã từng hoặc sẽ đạt được. Về
mặt lý thuyết, cao điểm đã được nhà địa vật lý Mỹ King
Hubbert - người đã xây dựng mô hình dự trữ dầu, tiên đoán.
Năm 1956, ông tuyên bố rằng khai thác dầu ở Hoa Kỳ đại lục
sẽ đạt cao điểm trong giai đoạn 1965-1970, còn khai thác dầu
trên thế giới sẽ lên đến đỉnh điểm vào năm 2000.

Trên thực tế, khai thác dầu ở Mỹ đạt mức tối đa vào năm
1971 rồi suy giảm từ đó đến nay. Nhưng khai thác dầu thế
giới lại chưa lên đến đỉnh vào năm 2000. Không những thế,
mô hình của Hubbert còn không tính đến lệnh cấm vận của
Tổ chức Xuất khẩu Dầu mỏ (OPEC) trong những năm 1973-1979,
làm giảm nhu cầu sử dụng dầu trên toàn cầu và kéo dài
thời gian đạt đỉnh. Bên cạnh đó, việc tiên đoán thời
hạn khai thác tối đa dầu ở Mỹ cũng không thể coi là một
thành công đáng kể.

Nguyên nhân là ở chỗ khai thác dầu ở Mỹ được điều
chỉnh không phải bằng thị trường tự do (hay những hạn chế
tự nhiên), mà là nhân tạo. Mỹ không phải là một hệ thống
bị cô lập chỉ sử dụng dầu "của mình", mà rất tích
cực mua dầu nước ngoài. Do vậy hoàn toàn có thể nghi ngờ
tính khách quan trong những nguyên nhân đạt "cao điểm dầu
mỏ" ở Mỹ.

Như vậy, sẽ là sáng suốt hơn nếu tính toán trữ lượng dầu
tồn tại trong lòng đất. Năm 2006, các nhà khoa học Mỹ là
Colin Campbell và Jean Laharrere (số liệu được báo "Rossiyskaya
Gazeta" dẫn) cho rằng nhân loại có khả năng khai thác 1 nghìn
tỉ thùng dầu theo cách hiện nay. Trước đó, vào năm 2000 Hiệp
hội Địa lý Mỹ đánh giá trữ lượng dầu mỏ thế giới là
3 nghìn tỉ thùng.

Các nhà phân tích bi quan hơn thì cho rằng cao điểm sản xuất
dầu từ tất cả những nguồn có thể (dầu đá phiến sét,
bitum và sâu dưới nước) sẽ đến vào năm 2015 với sản
lượng 90 triệu thùng mỗi ngày.

Theo dự đoán của Campbell và Laharrere, mức độ 90 triệu
thùng/ngày sẽ kéo dài khoảng 30 năm và như vậy những thay
đổi nghiêm trọng sẽ xảy ra sau năm 2030. Nhưng đánh giá này
cũng cần được tiếp nhận một cách thận trọng. Không phải
tất cả lượng dầu mỏ (cả đã được thăm dò lẫn chưa
được thăm dò) đều có thể khai thác và được sử dụng
trên thực tế. Với sự kết hợp của một vài thông số như
độ xa của nguồn so với người tiêu dùng (giá vận chuyển),
chi phí khai thác và chế biến, thì việc đưa mỏ dầu vào khai
thác không còn ý nghĩa gì nữa. Chính Colin Campbell đã lên
tiếng trấn an rằng dầu còn đủ dùng cho nhiều năm nữa.

Sau khi đạt đỉnh, sự suy giảm khai thác dầu sẽ thay đổi
hoàn toàn thế giới theo một cách khó đoán trước. Hiện đã
khai thác được 944 tỉ thùng dầu, tại các mỏ dầu đã biết
có thể khai thác được 764 tỉ thùng nữa, và 142 tỉ thùng
được liệt vào dạng "dầu mỏ phải tìm kiếm". Nếu
Campbell đúng thì sản lượng dầu thế giới mỗi năm sẽ giảm
2-3%, trong khi giá vận chuyển sẽ tăng lên.

Cuộc đấu tranh kiểm soát tài nguyên dầu sẽ trở nên vô cùng
nghiệt ngã. Cái chết của dầu mỏ chưa đến trong một chốc
một lát, mà sẽ thẩm thấu vào cuộc sống của chúng ta dần
dần và khiến cuộc sống của chúng ta thay đổi. Sự thay đổi
đó đã thực sự bắt đầu với sự xuất hiện của những
chiếc xe sử dụng động cơ hybrid, tàu điện thay thế xe buýt
ở Châu Âu và thái độ không vội vã đóng cửa các nhà máy
điện hạt nhân mặc dù vấp phải sự chống đối của các
phong trào xanh...

<center><img src="/files/u1/bieudo.jpg" width="400" height="362"
alt="bieudo.jpg" /></center>
<center><em>Biểu đồ dự báo số năm khai thác dầu mỏ còn lại
ở các nước căn cứ vào sản lượng khai thác cuối năm 2008.
Nguồn: BP</em></center>

***********************************

Entry này được tự động gửi lên từ trang Dân Luận
(http://danluan.org/node/5955), một số đường liên kết và hình
ảnh có thể sai lệch. Mời độc giả ghé thăm Dân Luận để
xem bài viết hoàn chỉnh. Dân Luận có thể bị chặn tường
lửa ở Việt Nam, xin đọc hướng dẫn cách vượt tường lửa
tại đây (http://kom.aau.dk/~hcn/vuot_tuong_lua.htm) hoặc ở đây
(http://docs.google.com/fileview?id=0B_SKdt9lFNAxZGJhYThiZDEtNGI4NC00Njk3LTllN2EtNGI4MGZhYmRkYjIx&hl=en)
hoặc ở đây (http://danluan.org/node/244).

Dân Luận có các blog dự phòng trên WordPress
(http://danluan.wordpress.com) và Blogspot (http://danluanvn.blogspot.com),
mời độc giả truy cập trong trường hợp trang Danluan.org gặp
trục trặc... Xin liên lạc với banbientap(a-còng)danluan.org để
gửi bài viết cho Dân Luận!

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét