tháng qua trang web của ông bị tấn công liên tục bởi những
tin tặc chuyên nghiệp.
Nhưng <a
href="http://vi.wikipedia.org/wiki/Nguy%E1%BB%85n_Anh_Tu%E1%BA%A5n">Nguyễn
Anh Tuấn</a>, người sáng lập và tổng biên tập tờ VietNamNet,
một trong những báo mạng nổi tiếng nhất trong nước, không
dễ gì chùn bước.
<div class="boxleft300"><img
src="http://danluan.org/files/u1/nguyenanhtuan-vietnamnet311.jpg" width="305"
height="203" alt="nguyenanhtuan-vietnamnet311.jpg" /><div
class="textholder">Ông Nguyễn Anh Tuấn, Tổng biên tập tờ
VietNamNet</div></div>Trước đại hội năm năm đầy quan trọng
của Đảng Cộng sản Việt Nam đang cầm quyền, được kết
thúc vào hôm thứ Tư, VietNamNet đã là một trong vài tờ báo
dám kêu gọi thảo luận về chính sách của nhà nước và quá
trình chọn lựa tầng lớp lãnh đạo của đảng.
"<em>Chúng tôi đã thảo luận nhiều vấn đề nhạy cảm vốn
chưa từng thấy trước đây tại Việt Nam, ví dụ như các tổ
chức quốc hội, việc lựa chọn những lãnh đạo tài giỏi
nhất và việc cải cách kinh tế,</em>" ông Tuấn nói từ văn
phòng VietNamnet tại trung tâm Hà Nội.
Cũng như mọi hình thức truyền thông tại Việt Nam - báo, tạp
chí và truyền hình - VietNamNet, vốn thu hút khoảng 4 triệu
độc giả mỗi tuần, cũng do nhà nước sở hữu.
Nhưng, với sự điều hành của ông Tuấn, một cựu sinh viên
và nghiên cứu sinh tại Harvard và cũng là một đảng viên Cộng
sản, nó đã trở thành một trong vài tờ báo dám thử thách
giới hạn của tự do ngôn luận trong quốc gia này.
Việt Nam, vốn thường xuyên bỏ tù những nhà báo điều tra,
những blogger nhiệt tình và những người kêu gọi dân chủ và
có chiều hướng nằm cuối bảng danh sách tự do báo chí toàn
cầu.
Những chủ đề như dân chủ, nhân quyền và tham nhũng ở tầng
lớp cao cấp vẫn là điều cấm kỵ và cơ quan kiểm duyệt
của đảng Cộng sản triệu tập cuộc họp mỗi tuần với các
tổng biên tập để kiểm thảo những vi phạm và hướng dẫn
việc xuất bản.
Nhưng trong một thị trường cạnh tranh dữ dội với hàng trăm
tờ báo nhà nước đang tranh giành nhau, các biên tập viên và
nhà báo vẫn có nhiều cách để lách luật. Mặc dù VietNamNet do
bộ thông tin truyền thông sở hữu, nó tự kiếm doanh thu qua
quảng cáo, trò chơi trực tuyến và cung cấp thông tin nghiên
cứu thị trường.
Sự tự do tài chính này cho phép ông Tuấn được tự do hơn
trong việc tường thuật những vấn đề nhạy cảm như cải
cách kinh tế, những biến đổi chính trị trong nội bộ đảng
Cộng sản và mối căng thẳng ngày càng cao với Trung Quốc trong
vấn đề tranh chấp các quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa trong
vùng biển Đông.
Bất chấp sự bất mãn ngày càng tăng của công chúng trước
việc Trung Quốc thường xuyên bắt giữ ngư dân Việt gần
những quần đảo này, giới lãnh đạo Việt Nam, vốn gần gũi
với những người Cộng sản Trung Quốc, đã tìm cách xem nhẹ
vấn đề trong một thời gian dài.
VietNamNet từng bị khó khăn vào tháng Mười hai 2007 sau khi đăng
tải một loạt những bài viết mạnh mẽ về những hòn đảo
này, được cho là nằm trên một khu vực dự trữ dầu và khí
đốt khổng lồ.
"<em>Một số lãnh đạo đã vô cùng giận dữ với VietnamNet và
đề nghị thay đổi tổng biên tập,</em>" ông Tuấn nói.
"<em>Chúng tôi bị phạt 30 triệu đồng (1.500 Mỹ kim).</em>"
Lúc ấy ông vẫn còn ở Hoa Kỳ và đang viết bài về việc
phát triển truyền thông mạng tại Việt Nam cho Trường Quản
lý Hành chính Kennedy chuyên khuyến khích dân chủ trực thuộc
Harvard.
Mặc dù ủng hộ đổi mới, ông Tuấn nói rằng ông có nhiều
bạn bè trong chính phủ và một số họ đã hậu thuẫn ông, cho
phép ông quay lại vị trí của mình.
"<em>Sau đấy chúng tôi vẫn tiếp tục đăng tải những bài
viết về biển Đông và từng bước, những người lãnh đạo
đã nhận ra rằng chúng tôi là tiếng nói tốt trong việc hậu
thuẫn họ thương thảo với Trung Quốc,</em>" ông giải thích.
Thỉnh thoảng, các quan chức chính phủ yêu cầu VietNamNet
"<em>nhẹ nhàng lại</em>" hoặc rút bỏ bài vở, như họ đã rút
bỏ bài báo về biển Đông trong dịp Thủ tướng Trung Quốc Ôn
Gia Bảo viếng thăm Hà Nội vào tháng Mười trước.
Nhưng ông Tuấn cũng hài lòng khi chính quyền đã thay đổi
đường hướng trong năm qua, lên tiếng mạnh mẽ hơn về cái
được cho là thái độ hung hăng của Trung Quốc trong vùng biển
Đông và đưa vấn đề này ra tại những hội nghị quốc tế
cao cấp, bất chấp đòi hỏi của Trung Quốc rằng việc tranh
chấp này chỉ nên được giải quyết riêng trên cơ bản song
phương.
Bên cạnh việc gây khó chịu cho phía ủng hộ Trung Quốc,
VietnamNet cũng đã tạo ra những kẻ thù khác. Trong những tháng
vừa qua tờ báo đã bị tấn công bởi tin tặc, chúng đã làm
sập trang chủ và đánh cắp thông tin, ông Tuấn nói.
Năm ngoái công ty Google và nhà cung cấp phần mềm diệt virus
McAfee đã tuyên bố rằng những nhóm tin tặc ẩn danh có liên
hệ với chính quyền đang dùng những phần mềm độc hại để
đánh sập các trang mạng và theo dõi hàng nghìn người Việt
sử dụng internet - cáo buộc này đã bị chính quyền bác bỏ
là "không có cơ sở". Ông Tuấn nói rằng việc điều tra những
cuộc tấn công gần đây nhất vẫn đang được tiến hành
nhưng ông không tin rằng chính quyền đứng sau chúng.
Con người 48 tuổi này rõ ràng đã bị ảnh hưởng bởi những
tư tưởng mà ông cóp nhặt được từ những quán cà phê và
hiệu sách tại tiểu bang cấp tiến Massachusetts - ông hãnh diện
đeo chiếc nhẫn có phù hiệu Harvard và hy vọng rằng "<em>dân
chủ, minh bạch và tự do ngôn luận sẽ xảy ra tại Việt
Nam</em>" một ngày nào đấy.
Giới lãnh đạo Việt Nam mới được quyết định trong những
cuộc họp bí mật trước và trong thời gian đại hội và ông
Tuấn đã kêu gọi nên minh bạch hơn trong quá trình đề cử
để chọn lựa những lãnh đạo tốt hơn.
Ông muốn thấy những nhà lãnh đạo có tâm, có tầm và có kinh
nghiệp thực tế bên ngoài thế giới bảo thủ của nền chính
trị Việt Nam.
"<em>Nếu chúng ta lựa chọn những người lãnh đạo như thế,
Việt Nam sẽ may mắn. Và đảng Cộng sản sẽ tiếp tục lãnh
đạo đất nước một cách vững chắc hơn.</em>"
***********************************
Entry này được tự động gửi lên từ trang Dân Luận
(http://danluan.org/node/7580), một số đường liên kết và hình
ảnh có thể sai lệch. Mời độc giả ghé thăm Dân Luận để
xem bài viết hoàn chỉnh. Dân Luận có thể bị chặn tường
lửa ở Việt Nam, xin đọc hướng dẫn cách vượt tường lửa
tại đây (http://kom.aau.dk/~hcn/vuot_tuong_lua.htm) hoặc ở đây
(http://docs.google.com/fileview?id=0B_SKdt9lFNAxZGJhYThiZDEtNGI4NC00Njk3LTllN2EtNGI4MGZhYmRkYjIx&hl=en)
hoặc ở đây (http://danluan.org/node/244).
Dân Luận có các blog dự phòng trên WordPress
(http://danluan.wordpress.com) và Blogspot (http://danluanvn.blogspot.com),
mời độc giả truy cập trong trường hợp trang Danluan.org gặp
trục trặc... Xin liên lạc với banbientap(a-còng)danluan.org để
gửi bài viết cho Dân Luận!
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét