Dương Danh Huy - Nhìn lại Hiệp định Vịnh Bắc Bộ sau 10 năm

<strong>Sau 27 năm đàm phán, hiệp định Vịnh Bắc Bộ được
Việt Nam và Trung Quốc ký kết ngày 25/12/2000. Việt Nam được
53.23% và Trung Quốc được 46.77% diện tích Vịnh.</strong>

Hiệp định này đã gây ra nhiều tranh cãi giữa người Việt.

Ở một thái cực là quan điểm cho rằng công ước Pháp-Thanh
năm 1887 đã phân định toàn bộ Vịnh Bắc Bộ bằng kinh tuyến
108°3' (đó cũng là quan điểm ban đầu của Việt Nam trong
đàm phán), phân định lại là sai và thiệt hại cho Việt Nam.
Ở thái cực kia là quan điểm cho rằng hiệp định Vịnh Bắc
Bộ năm 2000 là công bằng.

<h2>Công ước Pháp-Thanh 1887</h2>

Công ước Pháp-Thanh về phân định biên giới giữa Bắc Kỳ
và Trung Quốc năm 1887 viết:

<div class="special_quote"><em>Các đảo phía đông kinh tuyến Paris
105 °43, kinh độ đông, tức là đường bắc-nam đi qua điểm
cực đông của đảo Tch'a Kou hay Ouan-chan (Trà Cổ) và làm thành
biên giới cũng được cho là của Trung Hoa. Các đảo Go- tho và
các đảo khác phía tây kinh tuyến này thuộc về An Nam.</em>

<em>Những người Trung Hoa phạm pháp hoặc bị cáo buộc phạm
pháp tìm nơi trú ẩn tại các đảo này, sẽ được, theo quy
định của điều 27 của Hiệp định ngày 25 tháng Tư năm 1886,
tìm kiếm, bắt giữ và dẫn độ bởi Chính quyền
Pháp.</em></div>

Công ước không nói rằng kinh tuyến 105°43' Paris, tức là kinh
tuyến 108°3' Greenwich, là ranh giới phân định biển cho toàn
bộ Vịnh Bắc Bộ. Bản đồ đính kèm công ước vẽ ranh giới
dọc kinh tuyến 105°43' Paris từ cực đông đảo Trà Cổ ra
biển và ngừng cách đảo khoảng 5 hải lý, tức là chỉ cho
một phần rất nhỏ của Vịnh.

Vào năm 1887, Pháp, Việt Nam và Trung Quốc không có tuyên bố hay
luật về chủ quyền hay quyền chủ quyền bao gồm toàn bộ
Vịnh Bắc Bộ.

Luật ngày 1/3/1888 về lãnh hải của Pháp tuyên bố lãnh hải
của Pháp rộng 3 hải lý. Nghị quyết ngày 9/12/1926 của chính
phủ Pháp áp dụng luật lãnh hải 3 hải lý này cho thuộc địa
của Pháp. Nghị quyết ngày 22/9/1936 của bộ trưởng thuộc
địa Pháp tuyên bố vùng đánh cá rộng 11 hải lý cho Đông
Dương. Những vùng biển đó cách bờ (bao hàm của đất liền
và đảo) dưới 12 hải lý.

Tới năm 1958 thì khái niệm về thềm lục địa xa bờ hơn 12
hải lý mới được pháp điển hóa trong công ước quốc tế.
Tới năm 1982 thì khái niệm vùng đặc quyền kinh tế xa bờ hơn
12 hải lý mới được pháp điển hóa trong UNCLOS.

Những điều trên cho thấy, vào năm 1887, trong Vịnh Bắc Bộ,
Pháp không cho rằng họ có chủ quyền hay quyền chủ quyền
trong vùng biển cách bờ hơn 12 hải lý. Cũng không có chứng
cớ là vào thời điểm đó Trung Quốc cho rằng họ có chủ
quyền hay quyền chủ quyền trong vùng biển này.

Vì công ước Pháp-Thanh và bản đồ đính kèm không nói rằng
công ước đã phân định toàn bộ vùng biển trong Vịnh Bắc
Bộ, và vì khó có thể suy diễn rằng người ta phân chia cái
người ta không cho rằng họ sở hữu, khó có thể cho rằng
công ước này đã phân định toàn bộ vùng biển trong Vịnh
Bắc Bộ.

Sẽ hợp lý hơn nếu cho rằng kinh tuyến 108°3' trong công
ước chỉ phân chia đảo và phân chia lãnh hải ven bờ. Như
vậy, công ước Pháp-Thanh chưa phân định phần lớn Vịnh Bắc
Bộ, và việc phân định là cần thiết.

<h2>Đường trung tuyến</h2>

Hiệp định Vịnh Bắc Bộ bao gồm 21 điểm phân định, trong
đó điểm 1 đến 9 là ranh giới lãnh hải 12 hải lý và điểm
9 đến 21 là ranh giới vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục
địa xa bờ hơn 12 hải lý.

21 điểm đó có công bằng hay không?

Trong phần lớn vùng biển hữu quan trong Vịnh Bắc Bộ, bờ
biển Việt Nam và Trung Quốc đối diện nhau. Vì vậy, theo luật
quốc tế thì đường trung tuyến có điều chỉnh là nguyên
tắc phân định công bằng nhất.

Thông tin chính thức của Việt Nam là:

● Ranh giới trong Vịnh là một đường trung tuyến có điều
chỉnh.

● Đảo Cồn Cỏ được 50% hiệu lực, đảo Bạch Long Vĩ
được khoảng 25% hiệu lực.

● Tỷ lệ diện tích Việt Nam, Trung Quốc đạt được, 1.135:1,
gần bằng tỷ lệ chiều dài bờ biển Việt Nam, Trung Quốc,
1.1:1, cho nên hiệp định Vịnh Bắc Bộ là công bằng.

Tuy nhiên những thông tin trên không đủ để trả lời cho các
câu hỏi về 21 điểm trong hiệp định có công bằng hay không.

Theo luật sư Brice Clagett thì việc vạch ranh giới phải dựa
trên cơ sở địa lý, và nguyên tắc tỷ lệ chiều dài bờ
biển chỉ là một thước đo phỏng chừng cho sự công bằng.
Tác giả bài này cho rằng dù tỷ lệ diện tích bằng tỷ lệ
chiều dài bờ biển, vẫn có thể tồn tại những sự bất
công mà nguyên tắc tỷ lệ chiều dài bờ biển không phát
hiện được. Vì vậy cần phải xét đến các khía cạnh địa
lý, quan trọng nhất là đường trung tuyến được vạch giữa
những điểm nào và ảnh hưởng của các đảo của Việt Nam
và Trung Quốc trong việc vạch và điều chỉnh đường trung
tuyến – đó là mấu chốt của sự công bằng.

<center><img src="http://danluan.org/files/u23/111_0.jpg" width="549"
height="549" alt="111_0.jpg" /></center>

<em>Hiệp định Vịnh Bắc Bộ. Nếu vòng tròn với tâm ở một
điểm phân định tiếp xúc lãnh thổ Trung Quốc và phủ trùm
lên lãnh thổ Việt Nam thì điểm đó nằm gần lãnh thổ Việt
Nam hơn.</em>


So sánh khoảng cách từ mỗi điểm 9-21 đến lãnh thổ Việt Nam
và Trung Quốc, tác giả nhận xét:

<strong>Điểm 9</strong>: gần các đảo Vĩnh Thực và Trần của
Việt Nam hơn đất liền Trung Quốc khoảng 4 và 6 hải lý.

<strong>Điểm 10</strong>: gần các đảo Thanh Lam, Cô Tô và Bạch
Long Vĩ của Việt Nam các đảo Vị Châu và Tà Dương của Trung
Quốc khoảng 7, 7 và 14 hải lý.

<strong>Điểm 11, 12</strong>: tương đương đương với đảo
Bạch Long Vĩ được "dời vào" đất liền khoảng 75% khoảng
cách. Mặc dù như thế phù hợp với quan điểm chính thức là
đảo được khoảng 25% hiệu lực, nhưng điều đó lại có
nghĩa hơn hai ngàn đảo của Việt Nam trong vùng Vịnh Hạ Long
và Vịnh Bái Tử Long đã không được hay chỉ được ít hiệu
lực trong việc tính hai điểm này.

<strong>Điểm 12</strong>: gần vùng cửa Ba Lạt của sông Hồng
hơn đảo Hải Nam khoảng 3 hải lý.

<strong>Điểm 13</strong>: gần vùng cửa Ba Lạt của sông Hồng
hơn đảo Hải Nam khoảng 10 hải lý.

<strong>Điểm 14</strong>: gần vùng cửa Ba Lạt của sông Hồng
hơn đảo Hải Nam khoảng 20 hải lý.

<strong>Điểm 15, 16</strong>: gần bờ biển vùng Ninh Bình hơn
đảo Hải Nam khoảng 12 hải lý.

<strong>Điểm 17</strong>: gần bờ biển phía nam Hà Tĩnh hơn
đảo Hải Nam khoảng 27 hải lý.

<strong>Điểm 18</strong>: gần bờ biển phía nam Hà Tĩnh hơn
đảo Hải Nam khoảng 3 hải lý.

<strong>Điểm 19, 20, 21</strong>: phù hợp với đảo Cồn Cỏ
được 50% hiệu lực.

Cho đến nay chưa có thông tin chính thức để trả lời các câu
hỏi thí dụ như:

<div class="special_quote">1. Tại sao điểm 9 nằm gần các đảo
của Việt Nam hơn đất liền Trung Quốc?

2. Tại sao điểm 10 nằm gần các đảo của Việt Nam hơn các
đảo của Trung Quốc? Nếu sự thật là tất cả các đảo này
đã bị bỏ qua trong việc tính điểm 10 thì như thế có công
bằng hay không?

3. Với quan điểm chính thức là đảo Bạch Long Vĩ được
khoảng 25% hiệu lực, có vẻ như là hơn hai hàn ngàn đảo của
Việt Nam trong vùng Vịnh Hạ Long và Vịnh Bái Tử Long đã không
được hay chỉ được ít hiệu lực trong việc tính hai điểm
11, 12. Sự thật là thế nào và nếu đúng là như thế thì có
công bằng hay không?

4. Tại sao vùng cửa Ba Lạt đã không được tính tới trong
việc tính điểm 12.

5. Tại sao các điểm 13, 14, 15, 16, 17, 18 nằm gần đất liền
Việt Nam hơn đảo Hải Nam?</div>

<h2>Kết luận</h2>

Quan điểm phê phán hiệp định Vịnh Bắc Bộ năm 2000 rằng
công ước Pháp Thanh 1887 đã phân định toàn bộ Vịnh Bắc
Bộ, có vẻ thiếu cơ sở pháp lý.

Ngược lại, quan điểm cho rằng hiệp định Vịnh Bắc Bộ năm
2000 là công bằng, vẫn chưa thuyết phục.

Những nghi vấn tồn tại có thể, nhưng không nhất thiết, có
nghĩa hiệp định Vịnh Bắc Bộ là không công bằng. Điều
chắc chắn là chưa có thông tin chính thức để giải thích
chúng. Tác giả cũng không có giải thích công bằng cho tổng
thể các nghi vấn này.

Hướng về tương lai, câu hỏi quan trọng là nếu Việt Nam và
Trung Quốc ký kết hiệp định phân định vùng biển ngoài cửa
Vịnh Bắc Bộ thì các điểm phân định có sẽ nằm gần lãnh
thổ Việt Nam hơn lãnh thổ Trung Quốc hay không? Đó là chưa
kể đến sự nan giải của tranh chấp quần đảo và vùng biển
Hoàng Sa.

<em>Tác giả xin cảm ơn Lê Trung Tĩnh, Phạm Quang Tuấn và Vũ
Hữu San về góp ý và thảo luận hữu ích</em>

***********************************

Entry này được tự động gửi lên từ trang Dân Luận
(http://danluan.org/node/7616), một số đường liên kết và hình
ảnh có thể sai lệch. Mời độc giả ghé thăm Dân Luận để
xem bài viết hoàn chỉnh. Dân Luận có thể bị chặn tường
lửa ở Việt Nam, xin đọc hướng dẫn cách vượt tường lửa
tại đây (http://kom.aau.dk/~hcn/vuot_tuong_lua.htm) hoặc ở đây
(http://docs.google.com/fileview?id=0B_SKdt9lFNAxZGJhYThiZDEtNGI4NC00Njk3LTllN2EtNGI4MGZhYmRkYjIx&hl=en)
hoặc ở đây (http://danluan.org/node/244).

Dân Luận có các blog dự phòng trên WordPress
(http://danluan.wordpress.com) và Blogspot (http://danluanvn.blogspot.com),
mời độc giả truy cập trong trường hợp trang Danluan.org gặp
trục trặc... Xin liên lạc với banbientap(a-còng)danluan.org để
gửi bài viết cho Dân Luận!

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét