nước đã chính thức được công bố. Khổ thân em Hoài Anh -
VTV, mỏng mảnh như thế mà phải 22 phút cong người đọc danh
sách toàn những tai to mặt lớn. Nhầm phát coi như đi tiêu sự
nghiệp chứ chẳng chơi. Một vài bất ngờ thú vị đã xảy ra,
chẳng hạn, từ sau Hội nghị 14, TTX vỉa hè các loại cứ
đồn đoán về bác Tuấn Thái Tử dính vỏ chuối, thì giờ,
bác Tuấn đàng hoàng dõng dạc một xuất đá chính.
Bác Mạnh, 71 tuổi, bác Triết 69 tuổi, Bác Trọng 69 tuổi, các
Khiêm 67 tuổi, bác Chi 66 tuổi và bác Việt 64 tuổi "không tham
gia BCH khóa XI". Bác Mạnh nghỉ là theo quy định. Bác Triết thì
từ hôm ca ngợi Thánh Gióng, bà con biết bác cũng đã chuẩn
bị tư thế. Bác Chi thì đã được lên WikiLeaks. Chỉ tiếc cho
bác Việt. Một bức ảnh trên BBC từ mấy hôm trước đăng
hình bác Dũng đang quay sang cười với bác Sang, rất tươi, phía
sau một tí, hơi mờ một tí, tức là hậu cảnh của bức ảnh,
là hình bác Việt đang lúi húi... lục cặp. BBC hóa ra cũng như
TTX vỉa hè nhà mình, đã "làm nhân sự" từ mấy hôm trước,
cho dù mấy hôm bầu bán vừa rồi được coi là "chuyện riêng"
của Đảng.
Điều bất ngờ đã không xảy ra, bác Nguyễn Xuân Kiên, ứng
viên tự ứng cử trượt vỏ chuối, vì đây là "điều bất
ngờ" đã được dự đoán trước.
Năm nay, có một số đại biểu được đề cử ngay tại Đại
hội trong đó có hai bác là lạ. Nguyễn Thanh Nghị, Phó Hiệu
Trưởng ĐH Kiến trúc TP HCM, và Nguyễn Xuân Anh, Bí thư Quận
ủy Liên Chiểu- Đà Nẵng. Đọc tên hai bác này trên Tuổi trẻ
và VietNamNet có trời trả lời được 3 câu hỏi cơ bản của
báo chí đó là ai, ở đâu, và vì sao. Nếu báo chí công bằng
hơn với dân chúng thì có lẽ việc đàng hoàng giới thiệu bác
Nguyễn Thanh Nghị, bác Nghị tuổi còn trẻ nhưng không thể
không gọi là bác, là con trai của Thủ tướng Chính phủ
Nguyễn Tấn Dũng; Và bác Nguyễn Xuân Anh, con trai bác Nguyễn
Văn Chi, cũng chẳng có gì là bất nhã, cũng không ảnh hưởng
gì đến sự độc lập của các bác í cả. Tới sáng nay, thì
biết Phó Hiệu trưởng Nguyễn Thanh Nghị và Bí Thư Quận ủy
Nguyễn Xuân Anh đều trúng ủy viên TƯ dự khuyết.
TƯ ủy viên dự khuyết Nguyễn Thanh Nghị, 34 tuổi, vào Đảng
từ thời học ĐH Kiến trúc TP HCM, TS Đại học George Washington
Hòa Kỳ, con "<em>một đồng chí cán bộ cấp cao</em>". Một CV
hoàn hảo. Có lẽ trong 10 năm nữa, tương lai của đất nước
sẽ thuộc về những người thuộc thế hệ Mỹ học như thế
này.
Mình chả có gì ác cảm với bác Tuấn Thái tử, bác Nghị, hay
bác Xuân Anh, thậm chí còn khâm phục khi còn trẻ thế mà các
bác ấy đã tu dưỡng được đến độ như thế. Chuyện con
ông cháu cha cũng đầy rẫy trên thế giới, bên Mỹ có họ nhà
Bush, ở Bắc Hàn tới nay cũng đã được 3 đời cha truyền con
nối... Chỉ mong đúng là Hổ phụ sinh hổ tử.
Nhìn sang danh sách các bác TƯ ủy viên, thấy có tên tướng
Vịnh, Nguyễn Chí Vịnh, nhân vật bí ẩn và gắn không ít với
những lời đồn thổi. Làm tướng, phải có tướng, có uy, có
sự quyết đoán. Bác Vịnh có tất tật những thứ đó, có từ
dáng đi, giọng nói, ánh mắt. Mừng cho bác, cũng như mừng cho
quân đội, có tới 19 ủy viên TƯ, cũng là ngành có số lượng
trung ương ủy viên đông đảo nhất. Có người nói xưa nay,
thời chiến cũng như thời bình, quân đội bao giờ cũng
là...quân đội, có súng, có xe tăng. Thuyết độc lập của
lực lượng vũ trang không có ở nước mình. Quân đội phải
theo Đảng là phải thôi. Nhưng nhìn 19 TƯ ủy viên trong danh
sách BCH TƯ cho thấy Hòa Bình- Độc Lập- Toàn vẹn lãnh thổ-
Và Chủ quyền vẫn luôn là vấn đề những người trị nước
phải bóp trán.
Cũng là tướng, nhưng là tướng súng ngắn, ngành công an có 8
vị trung ương ủy viên. Mình chúc bác Ngọ trước, dù mấy hôm
trước bác không trả lời phỏng vấn mình. Bác Ngọ đi lên
từ Thái Bình, một tỉnh không lớn nhưng lại không ít phức
tạp. Chữ hanh thông có thể dùng để nói về đường quan lộ
của bác Ngọ. Còn bác Đại Quang, người Ninh Bình đang nín
thở chờ tin của bác. Bác vào BCT, rồi mang hàm thượng thư,
thì đây là chuyện "ngàn năm có một", theo đúng nghĩa đen,
đối với đất Ninh Bình. Chẳng gì từ thời bác Uẩn rời
đô, Ninh Bình chỉ thấy nhân tài tầm trung, cỡ như bác Nguyễn
Thiện Luân- Bộ Nông nghiệp, hay bác Nguyễn Việt Tiến- Bộ
Giao thông. Mấy anh bạn Ninh Bình nói vui, có lẽ sau khi sông Vân
trong dòng, đã khơi đúng...hổ mạch.
Vợ mình đọc danh sách các bác xong liền lè lưỡi: Toàn quan
chức cao cấp cả. Thì đúng, các bác Trung ương ủy viên bét
bét cũng cỡ Phó tỉnh. Chỉ tự nhiên, lạc vào một ông đứng
đầu một doanh nghiệp- không, phải gọi là siêu Tập đoàn.
Bác Đinh La Thăng- Dầu khí, nhưng là bác tái "tái cử". Có lẽ
ít các bác kinh tế cũng không sao, dù gì chính trị cũng chỉ
đạo kinh tế, chính trị sinh ra và bẻ đường cho kinh tế.
Mình có hai ông thầy ngồi ghế trung ương ủy viên: GS Tô Huy
Rứa và GS Tạ Ngọc Tấn. Xin chúc mừng các Thầy dù gặp các
thầy bây giờ mình như cua gặp ếch. Chỉ mong báo chí chúng em
được dễ thở, được các thầy giơ cao đập khẽ.
Nhân đây mình cũng xin chúc mừng anh em ở cơ quan cũ. Cụ Đảm
nghỉ, (nhìn hình cụ bỏ phiếu vào thùng chả thấy cười tẹo
nào) biết đâu lại chả bớt được những bài phỏng vấn 3
trang 4.500 chữ. Cũng đỡ lo cụ mắng ảnh chân dung sao như bôi
nhọ
<div class="special_quote"><h2>Hai ủy viên Trung ương dự khuyết
trẻ nhất nói gì?</h2>
Trò chuyện với Tuổi Trẻ, hai ủy viên dự khuyết Trung ương
Đảng trẻ nhất là Nguyễn Thanh Nghị và Nguyễn Xuân Anh trao
đổi khá thẳng thắn, cởi mở những suy nghĩ, dự định về
công việc và cả những chuyện riêng.
Nguyễn Thanh Nghị và Nguyễn Xuân Anh cùng tuổi 35, cùng được
bầu vào Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI. Cả hai đều
xuất thân từ gia đình truyền thống cách mạng. Ông Nghị là
con trai lớn của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng và ông Anh là con
trai lớn của nguyên ủy viên Bộ Chính trị, nguyên chủ nhiệm
Ủy ban Kiểm tra trung ương Nguyễn Văn Chi.
<center><img src="http://danluan.org/files/u1/nhan-vat-2.jpg" width="500"
height="280" alt="nhan-vat-2.jpg" /></center>
<center><em>Ông Nguyễn Thanh Nghị (trái) và ông Nguyễn Xuân Anh -
Ảnh: Q. Thanh - V.Dũng</em></center>
<h2>* Ông NGUYỄN THANH NGHỊ (phó hiệu trưởng Đại học Kiến
trúc TP.HCM):</h2>
<h3>"Tôi chưa có ý định chuyển công tác"</h3>
Trả lời Tuổi Trẻ về công việc hiện nay, ông Nghị nói:
- Từ lúc học đại học, tôi đã thích làm công tác chuyên môn
và giảng dạy. Môi trường giảng dạy rèn cho mình rất nhiều.
Tốt nghiệp Đại học Kiến trúc TP.HCM, tôi được giữ lại
trường làm việc, giảng dạy một thời gian rồi đi học thạc
sĩ và tiến sĩ ở Mỹ. Sau đó quay về trường giảng dạy liên
tục từ năm 2006 đến nay.
<em>* Ông có thể cho biết vì sao mình được đề cử vào cơ
quan lãnh đạo cao nhất của Đảng dù không phải là đại
biểu dự Đại hội Đảng?</em>
- Tôi xin cảm ơn các đại biểu tín nhiệm đề cử tôi. Các
đại biểu có trao đổi với tôi họ muốn giới thiệu những
người trẻ, được đào tạo bài bản. Tôi tôn trọng các ý
kiến đó nhưng không nghĩ mình sẽ trúng cử vì nghe nói có
rất nhiều ứng cử viên. Tôi nghĩ làm chính trị không đơn
giản. Trước mắt mình phải làm tốt công việc hiện tại.
<em>* Nếu bây giờ có lời đề nghị chuyển sang một việc
khác, ông sẽ trả lời như thế nào?</em>
- Nếu tổ chức có ý định thì mình là đảng viên sẽ phải
chấp hành. Thật ra, tôi chưa có ý định chuyển công tác, chỉ
muốn được làm chuyên môn.
<em>* Theo ông, trí thức trẻ hiện nay có quan tâm đến chính
trị?</em>
- Dư luận đang lo trí thức trẻ không quan tâm nhiều đến
chính trị. Tôi không cho rằng giới trẻ thờ ơ, chỉ biết lo
cho cuộc sống của riêng mình. Tuổi trẻ Việt Nam với nhiệt
huyết và khát vọng của mình đang đồng hành cùng sự phát
triển của đất nước. Ở đây đòi hỏi cả hai phía, các
bạn trẻ phải phấn đấu rèn luyện và tổ chức phải tạo
điều kiện, tin tưởng, đào tạo và sử dụng thế hệ trẻ.
<em>* Ông có thường trao đổi với cha ông - hiện đứng đầu
Chính phủ - về những vấn đề ông cảm thấy bức xúc, chẳng
hạn như cải cách giáo dục?</em>
- Tất nhiên là có và khá thoải mái, nhưng phải có cơ sở.
Tôi thường trao đổi với ba tôi về nhiều vấn đề chứ
không chỉ những vấn đề liên quan đến giáo dục. Tất cả
trao đổi, phản ảnh đều được ba tôi lắng nghe và phản
hồi.
<em>* Đang công tác trong ngành giáo dục, theo ông, cần làm gì
để nâng chất giáo dục đại học?</em>
- Cái đáng phải giải nhất là nguồn nhân lực chưa đáp ứng
được yêu cầu. Muốn nâng chất lượng đào tạo, theo tôi,
phải đầu tư cơ sở vật chất vì nhiều trường quá chật
chội, quá thiếu thốn. Thứ hai, phải đầu tư cho người thầy
vì chất lượng thầy thấp thì không thể đào tạo trò giỏi.
Thứ ba, phải đầu tư xây dựng giáo trình vì giáo trình giảng
dạy đã cũ không cập nhật cho phù hợp.
Theo tôi, để nâng chất lượng cho giáo dục đại học cần
tăng nguồn lực đầu tư, đặc biệt từ xã hội, chứ không
thể trông cậy vào ngân sách nhà nước. Và phải có chính sách
hợp lý hơn cho người thầy, chứ thầy cô hiện nay chìm ngập
trong các giờ giảng, không còn thời gian nghiên cứu hay làm gì
khác.
<em>* Với xu hướng tự chủ đại học, là lãnh đạo Trường
Kiến trúc, ông có đòi quyền tự chủ cho trường?</em>
- Lãnh đạo Trường Kiến trúc đã có ý kiến về tự chủ
của trường trong nhiều cuộc họp, nhưng với điều kiện
phải được tự chủ thật sự để nâng chất lượng của
trường lên. Nếu trường không tự nâng chất sẽ khó khăn vô
cùng khi bị cạnh tranh. Người ta kiểm định sẽ đánh giá
được ngay chất lượng trường. Đây là yêu cầu cấp thiết
để trường tồn tại và phát triển đáp ứng yêu cầu mới.
<em>* Xin hỏi thật ông rằng thành công trong công việc của ông
hiện nay là do năng lực bản thân hay nhờ truyền thống gia
đình?</em>
- Nhờ cả truyền thống gia đình và nỗ lực của bản thân
tôi. Nếu được nâng đỡ mà làm một việc không được, làm
hai việc không xong... thì làm sao đứng vững được, đặc
biệt trong công tác chuyên môn, giảng dạy. Theo tôi, truyền
thống gia đình là nền tảng nhưng không thể lấy đó làm sự
nâng đỡ và trong các ngành nghề chuyên môn thì không thể nâng
đỡ được. Sức ép dư luận về truyền thống gia đình càng
làm bản thân tôi có động lực phấn đấu làm việc tốt hơn.
<em>* Nhưng thưa ông, có ý kiến cho rằng cũng có một bộ phận
bạn trẻ thích được nâng đỡ hơn thích cạnh tranh?</em>
- Nói đến tuổi trẻ là nói đến nhiệt huyết, khát vọng và
dấn thân, đối mặt thách thức. Tôi cho rằng không dám đối
mặt, cọ xát trong môi trường cạnh tranh thì không thể khẳng
định mình được. Dựa vào sự nâng đỡ có thể sẽ an toàn
trong một giai đoạn nào đó, nhưng lâu dài sẽ bất ổn, sẽ
thất bại vì không ai có thể nâng đỡ mình mãi mãi được.
Trường đại học Kiến trúc TP.HCM tuyển giảng viên công khai,
rõ ràng và khắt khe lắm. Có những chỗ nào tù mù người ta
thắc mắc ngay. Không thể tuyển những người không đủ năng
lực chuyên môn.
<em>* Ngoài công việc, ông dành thời gian rảnh rỗi cho những
việc gì?</em>
- Tôi phải đọc sách rất nhiều, đặc biệt là sách kỹ
thuật. Thầy tôi ở nước ngoài thấy có sách hay thường gửi
về cho tôi. Đọc vừa bổ sung kiến thức chuyên môn vừa rèn
tiếng Anh. Tôi phụ trách phần đối ngoại của trường, phải
làm việc thường xuyên với khách quốc tế. Ngoài thời gian
dành cho gia đình, tôi thích chơi quần vợt với bạn bè.
_________________________
<h2>* Ông NGUYỄN XUÂN ANH (bí thư Quận ủy Liên Chiểu, Đà
Nẵng):</h2>
<h3>"Tôi chưa bao giờ giới thiệu là con ông này, ông kia"</h3>
<em>* Thưa ông, ông cảm thấy thế nào lúc nghe công bố trúng
cử?</em>
- Tôi hạnh phúc, bất ngờ vì ủy viên Trung ương dự khuyết
chỉ bầu lấy 25 người mà có tới 61 ứng cử viên. Số dư
rất cao (144%) nên rõ ràng việc trúng cử không phải dễ dàng,
dù bản thân tôi nằm trong danh sách được Ban Chấp hành Trung
ương khóa X giới thiệu. Xu hướng của Đại hội Đảng toàn
quốc muốn trẻ hóa đội ngũ cán bộ.
<em>* Ông chuẩn bị gì để đảm đương công việc sau khi
đứng vào hàng lãnh đạo cao cấp của Đảng?</em>
- Tôi đã kinh qua nhiều vị trí công tác, từ phó giám đốc
Trung tâm Xúc tiến đầu tư thành phố, về làm phó chủ tịch
quận, phó bí thư quận ủy rồi bí thư quận ủy. Dù có vào
Trung ương hay không với tư cách người đứng đầu Đảng bộ
quận, tôi phải làm việc hết sức mình phục vụ sự nghiệp
chung.
<em>* Ông có nghĩ mình sẽ chịu thử thách lớn hơn ở vai trò
mới?</em>
- Rõ ràng được bầu vào Trung ương là vinh dự nhưng trách
nhiệm cũng nặng nề hơn, nhiều áp lực hơn. Mình phải làm sao
xứng đáng chứ không phải vào Trung ương rồi tự mãn.
<em>* Ông từng làm báo, vì sao ông chuyển sang làm chính
trị?</em>
<div class="boxright200"><div class="quotebody"><div class="quoteopen"><img
class="quoleft" src="/misc/quoleft.png"/></div>"Tôi chưa bao giờ giới
thiệu tôi là con ông này, ông kia. Nói thật người ta có đưa
cho anh chức này, chức nọ mà anh làm không được thì dân cũng
không tín nhiệm"<img class="quoright" src="/misc/quoright.png"/> <br
class="quoteclear"></div><div class="quoteauthor">» Nguyễn Xuân
Anh</div></div>
- Thứ nhất đó là truyền thống gia đình. Thứ hai, bản thân
tôi nghĩ chính trị là lĩnh vực mà mình yêu thích. Ba tôi hồi
41 tuổi đã là ủy viên Trung ương chính thức, bí thư Tỉnh
ủy Quảng Nam - Đà Nẵng. Sau khi du học ở Canada về, tôi làm
báo tại TP.HCM gần tám năm. Tôi là con trai cả nên ba mẹ muốn
tôi quay về làm việc ở quê hương Đà Nẵng.
<em>* Cha ông có truyền bí quyết cho ông?</em>
- Ba tôi chỉ khuyên làm lãnh đạo phải đặt lợi ích nhân dân
lên trên hết và vị trí càng cao càng phải gương mẫu.
<em>* Là một lãnh đạo trẻ, ông nghĩ cần phải trang bị thêm
những gì để có thể đảm đương công việc?</em>
- Tôi nghĩ mình cần phải hoàn thiện chứ không hài lòng với
thực tại. Tôi được đào tạo bài bản hơn so với thế hệ
trước vì thời bình có điều kiện thuận lợi hơn. Nhưng
kiến thức là vô cùng nên phải tiếp tục nghiên cứu học
tập và tích lũy kinh nghiệm.
<em>* Ông đặt mục tiêu cụ thể gì cho bản thân trong tương
lai?</em>
- Bây giờ người ta trông vào mình khác ngày xưa. Họ nhìn xem
ông này thể hiện như thế nào nên phải ráng làm tốt hơn,
chứ bằng trước họ sẽ không chấp nhận. Tôi chưa nghĩ 10
năm sau sẽ làm gì, chỉ tâm niệm rằng mỗi ngày qua đi phải
cố gắng đóng góp nhiều hơn. Tất nhiên, đã là ủy viên dự
khuyết thì mình phải nỗ lực để trở thành ủy viên chính
thức. Nhưng đấy là cố gắng theo hướng tích cực chứ không
phải chạy chọt. Còn nếu chưa hoàn thành nhiệm vụ, chưa đủ
"chín" thì tiếp tục dự khuyết hoặc thậm chí không được
tín nhiệm tham gia Trung ương nữa.
<em>* Tại Đại hội Đảng vừa qua, ông quan tâm đến những
vấn đề gì?</em>
- Ai tham dự đại hội cũng quan tâm đến định hướng phát
triển đất nước và công tác nhân sự. Hai vấn đề này không
chỉ đại biểu mà người dân cũng quan tâm. Tôi nghĩ định
hướng phát triển kinh tế năm 2011-2020 cũng có nhiều ý kiến
khác nhau. Ví dụ nói đến năm 2020 nước ta cơ bản trở thành
nước công nghiệp thì nhiều người cho rằng không dễ. Mức
thu nhập 3.000 USD/người thì chưa bằng Thái Lan bây giờ, mà
Thái Lan vẫn chưa phải là nước công nghiệp thật sự. Về
nhân sự, tôi cho rằng đại hội đã thể hiện rõ ý chí trẻ
hóa vì có những ứng cử viên dự khuyết tuổi hơi lớn đã
không được bầu.
<em>* Bây giờ có thể nói ông đã thành công bước đầu, trong
đó có bao nhiêu phần trăm nỗ lực bản thân, bao nhiêu do
truyền thống gia đình?</em>
- <span class="underlined-text">Tôi không phủ nhận truyền thống gia
đình góp một phần hết sức quan trọng vào thành công của
tôi</span>. Nhưng bên cạnh đó là nỗ lực rất lớn của bản
thân tôi. Tôi chưa bao giờ giới thiệu tôi là con ông này, ông
kia. Nói thật người ta có đưa cho anh chức này, chức nọ mà
anh làm không được thì dân cũng không tín nhiệm. Do đó tôi
nghĩ trách nhiệm của mình nặng nề hơn người khác.
<em>* Là cán bộ trẻ làm công tác Đảng, ông có cảm thấy khô
khan?</em>
- Ở nước ta, Đảng lãnh đạo tuyệt đối, toàn diện. Công
tác Đảng là đề ra đường lối, chủ trương đòi hỏi mình
phải suy nghĩ nên cũng có cái lý thú của nó. Thật ra công tác
Đảng không khô khan như nhiều người tưởng và đừng nghĩ
tới lợi ích kinh tế mới làm tốt được.
<em>* Ngoài công việc, chắc ông vẫn có thời gian vui chơi giải
trí?</em>
- Tôi dành nhiều thời gian đọc sách về công tác xây dựng
Đảng, sách về chính trị, về khả năng lãnh đạo, kinh tế
và những gì liên quan tới tình hình thế giới. Tôi không
thuốc lá, bia rượu, cà phê, chỉ có chơi một môn thể thao là
quần vợt. Thời gian rảnh rỗi còn dành cho vợ con.
<em>Theo Tuổi trẻ</em>
Nguồn: http://tuanvietnam.vietnamnet.vn/2011-01-24-trang-page
</div>
***********************************
Entry này được tự động gửi lên từ trang Dân Luận
(http://danluan.org/node/7619), một số đường liên kết và hình
ảnh có thể sai lệch. Mời độc giả ghé thăm Dân Luận để
xem bài viết hoàn chỉnh. Dân Luận có thể bị chặn tường
lửa ở Việt Nam, xin đọc hướng dẫn cách vượt tường lửa
tại đây (http://kom.aau.dk/~hcn/vuot_tuong_lua.htm) hoặc ở đây
(http://docs.google.com/fileview?id=0B_SKdt9lFNAxZGJhYThiZDEtNGI4NC00Njk3LTllN2EtNGI4MGZhYmRkYjIx&hl=en)
hoặc ở đây (http://danluan.org/node/244).
Dân Luận có các blog dự phòng trên WordPress
(http://danluan.wordpress.com) và Blogspot (http://danluanvn.blogspot.com),
mời độc giả truy cập trong trường hợp trang Danluan.org gặp
trục trặc... Xin liên lạc với banbientap(a-còng)danluan.org để
gửi bài viết cho Dân Luận!
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét