Vinashin xin hoãn trả nợ 60 triệu USD vào ngày 20/12/2010

Tập đoàn Công nghiệp tàu thủy Việt Nam (Vinashin), trực thuộc
Nhà nước Việt Nam, đang yêu cầu các chủ nợ của mình hoãn
thanh toán món nợ 60 triệu USD vào ngày 20 tháng 12 trong một
động thái có thể gây hậu quả lớn đến tình trạng tài
chính của đất nước.

Công ty này, được biết đến với cái tên Vinashin, đã chạm
đến bờ vực phá sản vào mùa hè, với khoản nợ lên tới 4,4
tỉ USD và làm lu mờ chính sách xây dựng xây dựng các tập
đoàn nhà nước lớn của chính quyền Cộng sản Việt Nam.

Trong số các khoản nợ của Vinashin có 600 triệu USD do ngân
hàng Credit Suisse đứng ra sắp xếp vào năm 2007. Ngày 29 Tháng
Mười Một, ban quản lý của Vinashin đã viết thư tới những
người cho vay yêu cầu hoãn thanh toán nợ với lý do công ty này
không tìm đâu ra 60 triệu USD để trả nợ lần đầu ngày
20/12.

"Vinashin muốn nhấn mạnh rằng đây chỉ là một yêu cầu hoãn
trả, và rằng công ty vẫn cam kết sẽ thanh toán đầy đủ các
món nợ," bức thư của giám đốc điều hành Vinashin, ông
Trương Văn Tuyên, mà tờ Wall Street Journal có được, cho biết.

Không liên lạc được với các quan chức tại Vinashin để lấy
bình luận. Một phát ngôn viên của Credit Suisse từ chối bình
luận.

Những người quen thuộc với tình hình nói rằng những người
bỏ vốn cho Vinashin vay trong hợp đồng này lên đến con số
hàng chục. Để nhận được sự đồng ý của tất cả các
bên cho vay sẽ là điều khó khăn, và từ chối thanh toán mà
không có sự chấp thuận của bên cho vay có thể khiến Vinashin
bị coi là vỡ nợ ở khoản vay này.

"Họ đang yêu cầu người khác theo kiểu giơ tay lên nếu mày
không muốn được trả tiền", một nhà đầu tư trong khoản
nợ của công ty, người nói rằng các nhà đầu tư có khả
năng sẽ không chấp nhận sự trì hoãn. "Theo quan điểm của
chúng tôi, công ty này đang chơi trò 'ai gan hơn ai' từ nay cho
đến cuối năm," nhà đầu tư cho biết thêm, "Tôi không nghĩ
rằng họ nhận ra rằng đây là một thỏa thuận rất lớn từ
góc độ quốc tế."

Việt Nam và các công ty của Việt Nam là những người chơi
tương đối mới lạ trên thị trường nợ quốc tế, và tham
gia vào các tranh chấp với các chủ nợ có thể có tác động
nghiêm trọng đối với khả năng vay vốn mới, đặc biệt là
khi quốc gia này đang phải đối phó với nạn lạm phát gia
tăng và tiền tệ mỗi ngày một suy yếu.

Tháng trước, Tập đoàn Than Khoáng Sản Việt Nam (Vinacomin) đã
hoãn phát hành trái phiếu trị giá 500 triệu USD. Các quan chức
Vinacomin đổ lỗi cho một môi trường thị trường bất lợi
và nói rằng họ sẽ tiến hành như dự kiến khi hoàn cảnh
thuận lợi hơn.

Trong khi đó, công ty Dịch Vụ Nhà Đầu Tư Moody, vào thứ Tư
đã dự tính hạ mức đánh giá đối với lần phát hành trái
phiếu này của Vinacomin. Ban đầu, nó đánh giá trái phiếu này
ở mức Ba3, vì cho rằng chính quyền Việt Nam có thể hỗ trợ
mạnh đối với công ty khai khoáng lớn nhất Việt Nam này.

"Trong khi đánh giá của Moody đối với Vinacomin quan trọng hơn
với Việt Nam, khi so sánh với Vinashin, đánh giá này cần phải
tính xem liệu tình trạng ở Vinashin là trường hợp đặc biệt
- chỉ xảy ra ở Vinashin, hay nó phản ánh một cách tiếp cận
thương mại chung về kiểm soát và hỗ trợ dành cho tất cả
các doanh nghiệp quốc doanh ở Việt Nam".

Cảnh sát đã bắt giữ giám đốc điều hành của Vinashin và
các quan chức hàng đầu với cáo buộc điều hành công ty một
cách sai lầm, và trong một số trường hợp, làm sai lệch báo
cáo tài chính để che dấu mức độ sai phạm. Những người
điều hành này không có điều kiện để đưa ra bình luận.

Vụ bê bối Vinashin đang trở thành cơn nhức đầu, cả về
chính trị lẫn kinh tế, cho Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng; trong
con đường tìm kiếm vị trí tại đại hội Đảng vào tháng
1/2011. Đại hội này, ngoài một số thứ khác, sẽ quyết
định liệu ông có nhận được một nhiệm kỳ Thủ tướng
năm năm nữa không.

Ông Dũng đã là một người ủng hộ nhiệt tình của Vinashin
và các doanh nghiệp nhà nước khác và đã khuyến khích họ vay
nợ và mở rộng vào các lĩnh vực kinh doanh mới như một phần
của một chiến lược dài hạn để phát triển nền kinh tế
của Việt Nam. Quan chức chính phủ bảo vệ chính sách này cho
rằng việc tạo ra các tập đoàn lớn, giống như những tập
đoàn trước đây đã hỗ trợ nền kinh tế Hàn Quốc, là cách
tốt nhất để đảm bảo rằng các bộ phận chính của nền
kinh tế của Việt Nam vẫn trong tầm kiểm soát của Việt Nam.

Nhưng các nhà phê bình nói rằng các doanh nghiệp quốc doanh đã
đuổi các doanh nghiệp tư nhân có hiệu quả hơn ra khỏi thị
trường vốn, và trong trường hợp Vinashin, một số công ty đã
kiếm được quyền lực chính trị rất lớn để bảo vệ lợi
ích riêng của mình, dẫn đến việc vô hiệu hóa các quy định
và sự giám sát.

Các nhà phân tích chính trị nói rằng đối thủ của ông Dũng
đã tranh thủ vụ bê bối này để kiềm chế quyền lực của
ông ta, hoặc thậm chí loại bỏ quyền lực của ông ta.

Tuần trước, ông Dũng thừa nhận thiếu sót của mình trong sự
sụp đổ của Vinashin trước một phiên họp quốc hội được
truyền hình trực tiếp, nói rằng ông và các bộ trưởng khác
đang tiến hành "tự kiểm điểm" trước thất bại của họ.

<em>Viết thư cho James Hookway tại james.hookway @ wsj.com và Patrick
Barta tại patrick.barta @ wsj.com</em>

Công ty đóng tàu Việt Nam tài chính của Iceberg

2005: Đẩy mạnh tham vọng của mình để trở thành "người
khổng lồ đóng tàu toàn cầu, Tập đoàn Công nghiệp tàu thủy
Việt Nam, hoặc Vinashin, trở thành người nhận duy nhất của
tiền thu bán hàng đầu tiên của quốc gia có chủ quyền, trái
phiếu $ 750,000,000.

Tháng 10 năm 2008: Cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu bắt
đầu tàn phá để cuốn sách của Vinashin. Trong những tháng
tiếp theo, hàng tỷ đô la vào các dự án được hủy bỏ.

Tháng 7 năm 2010: chính quyền Việt Nam thông báo rằng Vinashin,
đã bị chồng chất các khoản nợ của $ 4400000000 và mở rộng
sang một loạt các doanh nghiệp noncore, đang trên bờ phá sản
và sẽ được cơ cấu lại.

Tháng Tám năm 2010: Phạm Thanh Bình, cựu Chủ tịch của Vinashin
và giám đốc điều hành, bị bắt và bị cáo buộc vi phạm quy
định quản lý bao gồm các doanh nghiệp nhà nước. Trong những
tuần sau, giám đốc điều hành một số khác bị giam giữ.

24 Tháng 11 Năm 2010: Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng thừa nhận
một số trách nhiệm cho sự sụp đổ gần của Vinashin, nói
với truyền hình của một phiên họp của Quốc hội nước này
rằng ông và Bộ trưởng khác đang tiến hành "tự kiểm
điểm."

Ngày 29 tháng 11 năm 2010: Vinashin tìm cách trì hoãn việc chấp
thuận cho vay thanh toán bằng một khoản vay $ 600,000,000 sắp
xếp của Credit Suisse do rơi vào ngày 20.

Nguồn: Nghiên cứu WSJ


***********************************

Entry này được tự động gửi lên từ trang Dân Luận
(http://danluan.org/node/7201), một số đường liên kết và hình
ảnh có thể sai lệch. Mời độc giả ghé thăm Dân Luận để
xem bài viết hoàn chỉnh. Dân Luận có thể bị chặn tường
lửa ở Việt Nam, xin đọc hướng dẫn cách vượt tường lửa
tại đây (http://kom.aau.dk/~hcn/vuot_tuong_lua.htm) hoặc ở đây
(http://docs.google.com/fileview?id=0B_SKdt9lFNAxZGJhYThiZDEtNGI4NC00Njk3LTllN2EtNGI4MGZhYmRkYjIx&hl=en)
hoặc ở đây (http://danluan.org/node/244).

Dân Luận có các blog dự phòng trên WordPress
(http://danluan.wordpress.com) và Blogspot (http://danluanvn.blogspot.com),
mời độc giả truy cập trong trường hợp trang Danluan.org gặp
trục trặc... Xin liên lạc với banbientap(a-còng)danluan.org để
gửi bài viết cho Dân Luận!

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét