Đông A - Wikileaks và Việt Nam

<h2>Wikileaks</h2>

<a href="http://www.wikileaks.org/">Wikileaks</a> đang là chủ đề ồn
ào trên thế giới. Chuyện thế giới tôi ít để ý, nhưng
Wikileaks có thông tin liên quan tới Việt Nam. Hiện tại phần
liên quan tới Việt Nam chưa được công bố. Tôi đang đợi
để xem phần có liên quan tới Việt Nam.

Bây giờ giả sử chúng ta đang có trong tay phần tài liệu liên
quan tới Việt Nam, chúng ta sẽ thấy gì? Đó sẽ là các thông
tin từ các quan chức ngoại giao của Mỹ thu thập được ở
Việt Nam và các thông tin Bộ Ngoại giao Mỹ muốn biết về
Việt Nam. Trong các thông tin đấy sẽ có tên các nhân vật, sự
kiện nguồn thông tin thu thập hay hướng tới. Có lẽ tên
người sẽ bị xóa, trừ những nhân vật top. Chính sự mù mờ
này lại tạo thêm hấp dẫn và tạo ra nhiều việc. Bên cạnh
nội dung thông tin, nguồn thông tin cũng là những thứ hấp
dẫn. Giả dụ như có thông tin như thế này: ông X nói rằng
Việt Nam sẽ thay đổi chính trị nếu Đảng Cộng sản không
bị đàn áp sau đấy hay Tổng biên tập báo Y sẽ cho đăng các
bài báo thân Z và cần phải tiếp cận thêm. X,Y,Z là các ẩn
số hấp dẫn. Vụ Wikileaks này sẽ là thước đo khả năng và
trình độ của cơ quan an ninh và tình báo Việt Nam. Giả sử
rằng cơ quan an ninh và tình báo Việt Nam không nắm được các
thông tin như trong Wikileaks thì đây sẽ là chỉ dấu cho thấy
khả năng an ninh và tình báo của Việt Nam rất thấp và rất
đáng quan ngại. Nhưng đánh giá này lại không thể thấy
được ở ngoài. Hoặc giả như rằng liệu có thể xảy ra
những thay đổi như vụ Nguyễn Hà Phan trước đây từ Wikileaks
không?

Cuối cùng không thể không nghĩ về tính xác thực của
Wikileaks. Nếu Wikileaks là một âm mưu dàn dựng thì làm thế
nào có thể gạn được thông tin xác thực từ mớ hỗn độn
Wikileaks thật giả khó phân đấy, bởi vì cho dù là dàn dựng
thì trong đấy nhất định phải có một lượng thông tin xác
thực nhất định để làm con tin.

<h2>Một số thống kê sơ bộ về Wikileaks từ Hà Nội </h2>

<center><img src="http://danluan.org/files/u1/Hanoi.jpg" width="600"
height="199" alt="Hanoi.jpg" /></center>

Tôi thử thống kê sơ bộ các tin từ Wikileaks lấy từ trao
đổi của Đại sứ quán Mỹ tại Hà Nội. Số liệu thống kê
rút từ <a href="http://www.guardian.co.uk/world/the-us-embassy-cables">cơ
sở dữ liệu do tờ Guardian tập hợp</a>. Bảng thống kê trên
được lập dựa trên phân loại TAG của mỗi tin. Một tin có
thể có nhiều tag. Một tag tương ứng với một tin. Tổng cộng
có 2325 tin từ Đại sứ quán Mỹ ở Hà Nội. Trong tất cả các
tin này không thấy tin về Hoàng Sa, Trường Sa. <em><strong>Tất
cả chỉ có 18 tin về vấn đề Biên giới, lãnh thổ và chủ
quyền</strong></em>. Trong số các tag mà tôi lập thống kê, vấn
đề Quan hệ chính trị bên ngoài nằm trong nhiều tin nhất, sau
đấy là Sự vụ chính phủ nội bộ và Nhân quyền. Như vậy
có thể thấy Chính phủ Mỹ quan tâm những vấn đề gì nhất
ở Việt Nam.

<h2>Ngoại giao Mỹ quan tâm gì ở Hà Nội và Sài Gòn?</h2>

<center><img src="http://danluan.org/files/u1/wikileaks.jpg" width="600"
height="322" alt="wikileaks.jpg" /></center>

Tôi sử dụng thống kê điện tín từ Đại sứ quán Mỹ ở Hà
Nội và Tổng lãnh sự quán ở TP Hồ Chí Minh mà WikiLeaks công
bố để xem thử ngoại giao Mỹ quan tâm gì ở Hà Nội và Sài
Gòn. Các con số thống kê dựa trên phân loại tag của các bản
điện tín. Số lượng bản điện tín từ Hà Nội (2325 bản
tin) gấp 3 lần số bản điện tín từ Sài Gòn (777 bản tin). Do
vậy về số lượng tuyệt đối, tin tức thu thập từ Hà Nội
đều vượt trội hơn so với tin tức thu thập từ Sài Gòn.
Nhưng nếu so sánh theo tỷ lệ phần trăm sẽ thấy có những
đặc điểm rõ nét khác. Nhìn tổng thể, ngoại giao Mỹ quan
tâm chủ yếu tin tức về đối ngoại, hoạt động của Chính
phủ và nhân quyền của Việt Nam. Đây là ba nội dung xuất
hiện thường xuyên nhất trong các bức điện tín. Có lẽ cũng
không có gì ngạc nhiên khi ngoại giao Mỹ đặc biệt quan tâm
đến vấn đề đối ngoại của Việt Nam. Đây có lẽ là vấn
đề Mỹ rất cần tin tức để phân tích và dự đoán đường
lối đối ngoại của Việt Nam. Về tỷ lệ phần trăm, cả ba
nội dung trên ở Sài Gòn đều cao hơn ở Hà Nội, đặc biệt
ở nội dung hoạt động của Chính phủ và nhân quyền. Như
vậy có thể thấy ngoại giao Mỹ ở Sài Gòn đặc biệt chú
trọng khai thác tin tức về hoạt động của Chính phủ và nhân
quyền ở Việt Nam. Nhìn ở bình diện khác, có thể suy đoán
tin tức về hoạt động của Chính phủ dễ bị rò rỉ ra bên
ngoài ở Sài Gòn hơn là ở Hà Nội, hay ở Sài Gòn có nhiều
vấn đề liên quan tới nhân quyền hơn là ở Hà Nội. Trong khi
đó những vấn đề liên quan tới quân sự và quốc phòng,
giới ngoại giao Mỹ ở Sài Gòn không hề có tin tức hay không
hề quan tâm.

***********************************

Entry này được tự động gửi lên từ trang Dân Luận
(http://danluan.org/node/7170), một số đường liên kết và hình
ảnh có thể sai lệch. Mời độc giả ghé thăm Dân Luận để
xem bài viết hoàn chỉnh. Dân Luận có thể bị chặn tường
lửa ở Việt Nam, xin đọc hướng dẫn cách vượt tường lửa
tại đây (http://kom.aau.dk/~hcn/vuot_tuong_lua.htm) hoặc ở đây
(http://docs.google.com/fileview?id=0B_SKdt9lFNAxZGJhYThiZDEtNGI4NC00Njk3LTllN2EtNGI4MGZhYmRkYjIx&hl=en)
hoặc ở đây (http://danluan.org/node/244).

Dân Luận có các blog dự phòng trên WordPress
(http://danluan.wordpress.com) và Blogspot (http://danluanvn.blogspot.com),
mời độc giả truy cập trong trường hợp trang Danluan.org gặp
trục trặc... Xin liên lạc với banbientap(a-còng)danluan.org để
gửi bài viết cho Dân Luận!

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét