Việt Nam đàn áp nhà bất đồng chính kiến

Cù Huy Hà Vũ, nhà hoạt động luật được đào tạo tại Pháp
đã khiến nhiều nhân vật tại Việt Nam cảm thấy khó chịu.
Trong hai năm qua, ông đã tìm cách bảo vệ những người chỉ
trích chính quyền và thậm chí kiện cả thủ tướng về dự
án khai thác bauxite gây tranh cãi.

Vì thế, gần đây khi công an bắt giữ ông tại một khách sạn
ở Thành phố Hồ Chí Minh và xông vào nhà ông tại Hà Nội,
chẳng ai ở Việt Nam lấy làm ngạc nhiên - ngay cả vợ ông.

<em>"Nhiều người thân, bạn bè và người quen đã khuyên chúng
tôi nên cẩn thận,"</em> vợ ông, bà Nguyễn Thị Dương Hà nói.
<em>"Không sớm thì muộn, việc này cũng xảy ra."</em>

Ông Vũ là một trong gần 20 nhà hoạt động đấu tranh về
luật pháp, những người cổ vũ nhân quyền và blogger đang bị
bắt giữ hoặc tuyên án với những tội danh chính trị từ
đầu tháng Mười. Các nhà phân tích cho rằng việc tăng cường
đàn áp này nhằm mục đích dập tắt chỉ trích của công
chúng trước thềm đại hội Đảng vào tháng Giêng tới để
quyết định tầng lớp lãnh đạo và chính sách cho năm năm
tới.

Việc ông Vũ xuất thân từ một trong những gia đình có lý
lịch chính trị đáng vì nể nhất tại Việt Nam - cha ông là
Cù Huy Cận, một nhà thơ nổi tiếng và đồng chí của lãnh
tụ cách mạng đầy tôn kính Hồ Chí Minh - cũng chẳng giúp
được gì.

Ban đầu công an đã buộc tội ông là có quan hệ tình dục
với một gái mãi dâm bằng một bản tường trình rẻ tiền
đã được đăng tải trang trọng trên báo chí nhà nước. Sau
đó, người đàn ông 53 tuổi này lại bị buộc tội phát tán
tài liệu chống phá chính quyền, một cáo buộc chính trị
tổng quát thường được chính quyền Việt Nam sử dụng để
bịt miệng những tiếng nói đối lập.

Nhưng ngay cả khi công an đang ra tay đàn áp những nhà hoạt
động, các đại biẻu quốc hội Việt Nam cũng đang truy cứu
trách nhiệm của chính quyền với một phong cách chưa từng
thấy.

Từ lâu quốc hội vốn được xem là một thể thức bù nhìn
với hơn 90% đại biểu là đảng viên đảng Cộng sản. Nhưng
với tình hình kinh tế bất ổn và việc tăng cường đấu đá
chính trị, các đại biểu đã chứng tỏ quyền lực của mình.
Một đại biểu đã đề xuất việc bỏ phiếu tín nhiệm thủ
tướng vì vai trò của ông trong vụ đổ vỡ tài chính tại
Vinashin, một tập đoàn đóng tàu của nhà nước.

Một đại biểu khác kêu gọi Việt Nam nên từ bỏ sự cam kết
chính thức với chủ nghĩa Mác Xít - Lên Nin Nít, một đề
xuất gây tranh cãi trong một quốc gia nơi mà, giống như Trung
Quốc, tự do chính trị đã không theo chân việc đổi mới kinh
tế. Đã con những tranh luận gay gắt về những chủ đề nhạy
cảm khác như dự án mỏ bauxite và việc cần thiết phải cải
cách những công ty nhà nước chậm chạp.

Quốc hội dường như ngày càng trở nên tự tin hơn kể từ
tháng Sáu, khi họ không thông qua dự án xây dựng đường sắt
cao tốc trị giá 56 tỉ Mỹ kim của chính phủ nối liền Hà
Nội và Thành phố Hồ Chí Minh.

<em>"Quốc hội đã thật sự lên tiếng mạnh mẽ,"</em> Carl
Thayer, một chuyên gia về Việt Nam tại Học viện Quốc phòng
Úc nói, ông bổ sung rằng việc thảo luận công khai về chính
sách của nhà nước đã bị giới hạn rất nhiều so với
những phiên họp quốc hội trước.

Các nhà ngoại giao tại Hà Nội nói rằng họ lấy làm ngạc
nhiên trước sự tranh luận thẳng thắn và việc đăng tải tin
tức rộng rãi của giới truyền thông nhà nước.

<div class="boxright200"><img
src="http://danluan.org/files/u23/danluan003_0.jpg" /><div
class="textholder">Người vẽ là Họa sĩ Cù Huy Hà Vũ (Hội viên
Hội Mỹ thuật Việt Nam), đang ở trong tù. Hôm nay, ngày 2 tháng
12, là sinh nhật của anh

Nguồn: BauxiteVN</div></div>

"Việt Nam sẽ rất vui khi có được nền dân chủ nếu nó bị
kiểm soát và những thảo luận về chính quyền có thể được
nới lỏng từng tí một để xả áp lực," một nhà ngoại giao
phương Tây nói.

Nhưng nhà ngoại giao này cũng nói thêm rằng những cuộc bắt
giữ mang tính chính trị vừa qua, dù không liên quan đến nhau,
cho thấy đây là một <em>"chiều hướng đáng quan ngại</em>".

Quan điểm này trùng hợp với Bộ trưởng Ngoại giao Hoa Kỳ
Hillary Clinton, bà đã cảnh báo tại một chuyến thăm Hà Nội
gần đây rằng Việt Nam cần phải đặt tiến triển kinh tế
ngang hàng với <em>"tiến triển tự do chính trị"</em>. Chính
quyền Việt Nam đã bác bỏ những chỉ trích này.

<em>"Không ai ở Việt Nam bị bắt giữ vì biểu lộ quan điểm
của mình,"</em> bà Nguyễn Phương Nga, phát ngôn viên của chính
phủ nói. <em>"Chỉ có những người vi phạm phát luật và bị
truy tố chiếu theo luật pháp."</em>

Nhưng việc bảo đảm trên cũng chẳng giúp an ủi bà Hà chút
nào. Bà vẫn kiên định và đã gửi một đơn khiếu nại chi
tiết đến thủ tướng và chủ tịch nước, nhấn mặng rằng
những cáo buộc đối với chồng bà là vô căn cứ và phải
được chấm dứt.

Ngồi dưới bức chân dung do chồng bà vẽ cho Đại tướng Võ
Nguyên Giáp, vị anh hùng quân đội lỗi lạc nhất Việt Nam và
một người bạn của gia đình, bà Hà quả quyết rằng chồng
bà không có tội gì khác ngoài lòng yêu nước.

<em>"Khi chồng tôi thấy luật pháp bị vi phạm, ông bắt buộc
phải làm nghĩa vụ công dân của mình, đó là gửi đơn kiện
và thư đề nghị,"</em> bà nói. <em>"Nếu ai cũng chỉ lo cho ngôi
nhà nhỏ của mình thì tôi nghĩ rằng đất nước này sẽ không
được như ngày hôm nay."</em>

***********************************

Entry này được tự động gửi lên từ trang Dân Luận
(http://danluan.org/node/7199), một số đường liên kết và hình
ảnh có thể sai lệch. Mời độc giả ghé thăm Dân Luận để
xem bài viết hoàn chỉnh. Dân Luận có thể bị chặn tường
lửa ở Việt Nam, xin đọc hướng dẫn cách vượt tường lửa
tại đây (http://kom.aau.dk/~hcn/vuot_tuong_lua.htm) hoặc ở đây
(http://docs.google.com/fileview?id=0B_SKdt9lFNAxZGJhYThiZDEtNGI4NC00Njk3LTllN2EtNGI4MGZhYmRkYjIx&hl=en)
hoặc ở đây (http://danluan.org/node/244).

Dân Luận có các blog dự phòng trên WordPress
(http://danluan.wordpress.com) và Blogspot (http://danluanvn.blogspot.com),
mời độc giả truy cập trong trường hợp trang Danluan.org gặp
trục trặc... Xin liên lạc với banbientap(a-còng)danluan.org để
gửi bài viết cho Dân Luận!

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét