<em>Anh đưa em về bên kia sông Đuống</em>
<em>Ngày xưa cát trắng phẳng lì…</em>
Trên đường đi công tác mới biết tin <a
href="http://vi.wikipedia.org/wiki/Ho%C3%A0ng_C%E1%BA%A7m_%28nh%C3%A0_th%C6%A1%29">ông
đã qua đời</a>, sáng nay tôi muốn viết vài dòng tiễn ông.
Nhà thơ Hoàng Cầm, ông là một tài năng, một nhân cách lớn
của thi đàn Việt. Thơ ông thật mượt mà tuôn chảy như dòng
sông Đuống "cát trắng phẳng lì…" với "xanh xanh bãi mía
bờ dâu…"
<div class="boxright300"><img
src="http://upload.wikimedia.org/wikipedia/vi/6/60/HoangCam.jpg" /><div
class="textholder">Nhà thơ Hoàng Cầm (ảnh Wikipedia)</div></div>
Đón nhận tin ông mất mà thấy se đôi mắt. Ông ra đi ở cái
tuổi cửu tuần xưa nay hiếm. Dẫu biết vậy nhưng buồn vì
những gì mà cuộc đời ông đã từng nếm trải. Ông là một
trong những người biết vượt qua những rung cảm thơ ca để
đến cùng với những Phan Khôi, Lê Đạt, Nguyễn Hữu Đang,
Trần Dần, Trần Đức Thảo… làm nên một lớp trí thức khao
khát tự do với một phong trào "Nhân văn giai phẩm" còn để
lại những nỗi day dứt khó nguôi ngoai cho muôn đời sau.
Những bài thơ của ông thật sâu lắng và giàu tính nhân văn.
Với thể thơ tự do, ông là một người góp công làm thay đổi
thơ Việt vốn tuân theo quy tắc chặt chẽ.
Tài năng là vậy nhưng vì tham gia "Nhân văn giai phẩm", ông
bị trù dập, bị kỷ luật phải lao động cưỡng bức, ông
đã trải qua những ngày tháng đắng cay nhất của cuộc đời
để kiếm sống, thậm chí có lúc ông còn rủ Trần Dần đi
kéo xe bò. Hậu quả là ông đã bị tâm thần phân liệt, bị
trầm cảm nặng và không còn sáng tác những vần thơ để
đời được nữa.
Tôi đã từng "khóc" ông không phải từ bây giờ. Thật là
đau buồn cho những người con được coi là tinh hoa của xã
hội đã bị cái nhà tù tinh thần lấy đi nhuỵ sống của
mình.
Giờ đây, ở thế giới bên kia, có lẽ ông đang vui đùa cùng
với những bạn thơ của mình hay là ông vẫn còn chưa hết
nợ, để còn đầu thai lại cho một kiếp sau với những nỗi
niềm chưa dứt?
Vĩnh biệt ông! chúc ông ra đi thanh thản để tìm được lá
diêu bông mà cả đời ông chưa tìm được,… diêu bông hời,
ới diêu bông!
Sài gòn 4/12/2010
Viên Mẫn
_____________________
(1) Một câu thơ trong bài "lá diêu bông" của Hoàng Cầm
<h2>Hoàng Cầm - Bên kia sông Đuống</h2>
Em ơi!
Buồn làm chi
Anh đưa em về bên kia sông Ðuống
Ngày xưa cát trắng phẳng lỳ…
Sông Ðuống trôi đi
Một giòng lấp lánh
Nằm nghiêng nghiêng trong kháng chiến trường kỳ
Xanh xanh bãi mía bờ dâu
Ngô khoai biêng biếc
Ðứng bên này sông luyến tiếc
Sao xót xa như rụng bàn tay
Bên kia sông Ðuống
Quê hương ta lúa nếp thêm nồng
Tranh Ðông Hồ gà lợn nét tươi trong
Mầu dân tộc sáng bừng trong giấy điệp
Quê hương ta từ ngày khủng khiếp
Giặc kéo lên ngùn ngụt lửa hung tàn
Ruộng ta khô nhà ta cháy
Chó ngộ một đàn
Lưỡi dài lê xác máu
Kiệt cùng ngõ thẳm vườn hoang
Mẹ con đàn lợn chia lìa
Âm dương chia lìa đôi ngả
Ðám cưới chuột tưng bừng rộn rã
Bây giờ tan tác về đâủ
Ai về bên kia sông Ðuống
Cho ta gửi tấm the đen
Mấy trăm năm thấp thoáng mộng bình yên
Những hội hè đình đám
Trên núi Thiên Thai
Trong chùa Bút Tháp
Giữa huyện Lang Tài
Gửi về may áo cho ai ?
Chuông chùa văng vẳng nay người ở đâu ?
Những nàng môi đỏ quết trầu
Những cụ già bay tóc trắng
Những em sột soạt quần nâu
Bây giờ đi đâu về đâu ?
Ai về bên kia sông Ðuống
Có nhớ từng khuôn mặt búp sen
Những cô hàng xén răng đen
Cười như mùa thu tỏa nắng
Chợ Hồ, chợ Sủi người đua chen
Biển Trầm Chỉ người giăng tơ nghẽn lối
Những nàng dệt sợi
Ði bán lụa mầu
Những người thợ nhuộm
Ðồng tỉnh Huê Cầu
Bây giờ đi đâu về đâu ?
Bên kia sông Ðuống
Mẹ già nua còm cõi gánh hàng rong
Dăm miếng cau khô
Mấy lọ phẩm hồng
Vài xếp giấy đẫm hoen sương buổi sớm
Chợt lũ quỷ mắt xanh trừng trợn
Khua giầy đinh đập gẫy quán gầy teo
Xì xồ cướp bóc
Tan phiên chợ nghèo
Lá đa lác đác trước lều
Vài ba vết máu loan chiều mùa đông
Ðêm buông sâu xuống giòng sông Ðuống
Con là ai ?
Con ở đâu về
Hé một cánh liếp
Con vào đây bốn bức tường tre
Lửa đen leo lét soi tình mẹ
Khuôn mặt bừng lên như vừng trăng
Ngậm ngùi tóc trắng đương thầm kể
Những chuyện muôn đời không nói năng
Ðêm buông sâu xuống giòng sông Ðuống
Ta mài lưỡi cuốc
Ta uốn lưỡi liềm
Ta vót gậy nhọn
Ta rũa mác dài
Ta xây thành kháng chiến ngày mai
Lao xao hàng cây bụi chuối
Im lìm miếu đổ chùa hoang
Chập chờn đom đóm bay ngang
Báo tin khủng khiếp
Cho giặc kinh hoàng
Từng từng tiếng súng vang vang
Trong đêm khuya thoảng cung đàn tự do
Thuyền ai thấp thoáng bến Hồ
Xóa cho ta hết những giờ thảm thương
Ðêm đi sâu quá giòng sông Ðuống
Trại giặc bắt đầu run trong sương
Dao lòe giữa chợ
Gậy lùa cuối thôn
Lúa chín vàng hoe giặc mất hồn
Ăn không yên
Ðứng không vững
Chúng mày phát điên
Và quay cuồng như trên đống lửa
Mà cánh đồng ta còn chan chứa
Bao nhiêu nắng đẹp mùa xuân
Xa xa tiếng hát về gần
Thợ cấy đánh giặc dân quân cày bừa
Tiếng bà ru cháu buổi trưa
Chang chang nắng hạ võng đưa rầu rầu
"Cha con chết trận từ lâu
Con càng khôn lớn càng sâu căm thù"
Tiếng ai cấy lúa mùa thu
Căm căm gió rét mịt mù mưa bay
"Thân ta hoen ố vì mày
Hồn ta thề với đất này dài lâu"
Em ơi! đừng hát nữa lòng anh đau
Mẹ ơi! Ðừng khóc nữa dạ con sầu
Ðể con đi giết giặc
Cánh đồng im phăng phắc
Lấy áo nó mặc vào người
Lấy súng nó đeo lên vai
Ðêm đêm mỗi lần mở hội
Trong lòng con chim múa hoa cười
Vì nắng sắp lên rồi
Chân trời xa rạng tỏ
Sông Ðuống cuồn cuộn trôi
Ðể cuốn phăng ra bể
Bao nhiêu xương máu
Bao nhiêu nước mắt
Bao nhiêu mồ hôi
Bao nhiêu bóng tối
Bao nhiêu cuộc đời
Bao giờ trở lại giòng sông Ðuống
Ta lại tìm em
Em mặc yếm trắng
Em thắt lụa hồng
Em đi trẩy hội non sông
Cười me ánh nắng muôn lòng xuân sang
***********************************
Entry này được tự động gửi lên từ trang Dân Luận
(http://danluan.org/node/7206), một số đường liên kết và hình
ảnh có thể sai lệch. Mời độc giả ghé thăm Dân Luận để
xem bài viết hoàn chỉnh. Dân Luận có thể bị chặn tường
lửa ở Việt Nam, xin đọc hướng dẫn cách vượt tường lửa
tại đây (http://kom.aau.dk/~hcn/vuot_tuong_lua.htm) hoặc ở đây
(http://docs.google.com/fileview?id=0B_SKdt9lFNAxZGJhYThiZDEtNGI4NC00Njk3LTllN2EtNGI4MGZhYmRkYjIx&hl=en)
hoặc ở đây (http://danluan.org/node/244).
Dân Luận có các blog dự phòng trên WordPress
(http://danluan.wordpress.com) và Blogspot (http://danluanvn.blogspot.com),
mời độc giả truy cập trong trường hợp trang Danluan.org gặp
trục trặc... Xin liên lạc với banbientap(a-còng)danluan.org để
gửi bài viết cho Dân Luận!
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét