Văn Công Hùng - Tại chức

<em>Mấy ngày nay nhiều người xôn xao vì Đà Nẵng dám ra một
quyết định "Lạ" là không tuyển người học tại chức vào
các cơ quan nhà nước. Nếu là mình thì mình cũng không tuyển,
nhưng ra quyết định thì không, bị chống liền, vì số cán
bộ học tại chức giờ đang có quyền nhiều lắm, làm sao họ
chịu được cú xỉ nhục công khai này. Thêm nữa, nói cho công
bằng, tại chức không có tội, chỉ có anh lợi dụng nó mói
có tội...</em>

Vốn dĩ tại chức là một loại hình đào tạo không chính quy
gồm cả từ xa, mở, tại chức..., dành cho những người ham
học thực sự mà không có điều kiện học tập trung, hoặc
những người đã có bằng chính quy, học thêm văn bằng 2, 3,
mục đích là học cho mình, học để hiểu biết thêm, và như
thế nó là một hình thức đào tạo tốt, nên được ủng hộ.

Nhưng ở Việt Nam chúng ta nó đã bị biến tướng, trở thành
nơi công khai mua bằng. Có thể nó phù hợp với hồi mới giải
phóng, các đồng chí cán bộ, bộ đội đã kinh qua chiến tranh,
giờ vẫn cần giữ họ lại làm việc thì đào tạo thêm chuyên
môn cho họ, và thời ấy, hệ không chính quy này dã hoàn thành
vẻ vang nhiệm vụ, dù cũng ối chuyện bi hài.

Nhưng bây giờ nhân danh xã hội hoá giáo dục, nhân danh xã hội
học tập để... mua bán bằng thì kinh khủng quá. Ở trong chăn
mới biết rận, hãy cứ thử đột nhập vào các lớp tại
chức mà xem, đi học chủ yếu là... đóng tiền, còn về cơ
bản, học xong vẫn chả biết gì. Nhiều đồng chí đào tạo
con bằng con đường tại chức là chắc ăn nhất. Cứ học phổ
thông lèng èng, vào cơ quan bố làm chân pha trà bảo vệ, rồi
học tại chức, mấy năm là lên trưởng phòng, bóp chết bọn
chính quy ngay. Mà lại toàn ngành quan trọng hoặc lương cao.
Trường hợp này rất nhiều, nếu bạn nào tại chức đọc
entry này đừng tự ái nhé. Mình học chính quy ra trường từ
năm 81 lên Pleiku công tác, bao nhiêu thằng còn... lái xe cho mình,
chữ to như con gà cộ, sai chính tả be bét, thế mà bây giờ
cũng mấy bằng đại học, chuyên viên chính, trong khi mình nộp
đơn năm lần bảy lượt xin đi thi chuyên viên chính mà đều
bị gạt, lý do là... không học tại chức, hehe...

<span class="underlined-text">Vấn đề là xã hội ta chả biết ai
quy định mà cứ lấy bằng làm thước đo, mà bằng Việt Nam
thì ai chả biết nó như thế nào.</span> Mình cũng từng dạy
học, rồi cũng phỏng vấn mấy sinh viên mới ra trường về cơ
quan mình xin việc, chính quy hẳn hoi mà còn ú ớ thì tại chức
nó ra làm sao, có điều cơ quan mình lẳng lặng, chả thông báo
không tuyển tại chức, nhưng cứ thấy tại chức là lơ đi,
thế thôi.

Chừng nào còn căn cứ vào bằng cấp thì bằng cấp Việt Nam
còn vô giá trị. Càng bác nào coi trọng bằng cấp (ngoài mồm)
thì chắc chắn bác ấy là bằng... không chính quy, hehe...

Đà Nẵng làm thế là một cách phản ứng với tệ nạn tại
chức hiện nay, và sẽ bị tuýt còi, những người tuýt là dân
học... tại chức...

Nếu không tuyển tại chức thì các trường đại học... đói
à? Các bác này cũng sẽ la làng, dù các bác đều là các nhà
khoa học đáng kính?...

***********************************

Entry này được tự động gửi lên từ trang Dân Luận
(http://danluan.org/node/7219), một số đường liên kết và hình
ảnh có thể sai lệch. Mời độc giả ghé thăm Dân Luận để
xem bài viết hoàn chỉnh. Dân Luận có thể bị chặn tường
lửa ở Việt Nam, xin đọc hướng dẫn cách vượt tường lửa
tại đây (http://kom.aau.dk/~hcn/vuot_tuong_lua.htm) hoặc ở đây
(http://docs.google.com/fileview?id=0B_SKdt9lFNAxZGJhYThiZDEtNGI4NC00Njk3LTllN2EtNGI4MGZhYmRkYjIx&hl=en)
hoặc ở đây (http://danluan.org/node/244).

Dân Luận có các blog dự phòng trên WordPress
(http://danluan.wordpress.com) và Blogspot (http://danluanvn.blogspot.com),
mời độc giả truy cập trong trường hợp trang Danluan.org gặp
trục trặc... Xin liên lạc với banbientap(a-còng)danluan.org để
gửi bài viết cho Dân Luận!

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét