Trương Duy Nhất - Nên phê bình hay khuyến khích cán bộ bỏ họp?

Chủ tịch TP Hà Nội vừa có văn bản nhắc nhở, khiển
trách và yêu cầu Chủ tịch UBND các quận huyện cùng giám
đốc, thủ trưởng các ban ngành thuộc cấp phải bố trí thời
gian tham dự đẩy đủ các phiên họp, đúng giờ và dự hết
thời gian, không được bỏ về giữa chừng. Văn bản này
được đưa ra nhằm chấn chỉnh tình trạng nhiều cán bộ quan
chức bỏ bê và xao lãng chuyện họp.

Một năm trước, hình như Chính phủ cũng đã làm việc
tương tự như Hà Nội, khiển trách và chỉ trích lãnh đạo
một số tỉnh thành không chịu ra Hà Nội dự họp một số
hội nghị do Chính phủ triệu tập. Thậm chí, sau đó Chính
phủ còn làm một việc rất nực cười là tổ chức lại một
hội nghị khác để lãnh đạo các địa phương bỏ họp này ra
họp lại.

Tư duy điều hành theo kiểu lối họp như thế vẫn
tồn tại và lại được khuyến khích trong thời buổi mà Chính
phủ đang rêu rao hô hào xây dựng mô hình Chính phủ điện
tử.

Thay vì phê bình khiển trách cán bộ bỏ họp, hãy
khuyến khích họ nên nói không với những cuộc họp vô bổ,
dành thời gian cho công việc, về nhà về cơ quan làm một việc
gì đó hữu ích thiết thực hơn là ngồi gật gù trong hội
trường.

Không ít hội nghị, họp hành từ địa phương ban
ngành đến chính phủ nhìn rất chướng, người trên bục nói
chả ai thèm nghe, dưới hội trường người giở báo đọc, kẻ
lôi điện thoại nhắn tin... Nhiều người bảo với tôi, mỗi
khi ngồi dự hội nghị là thời gian quí báu để họ chợp
mắt ngủ.

Làm nghề báo, hay phải dự nhiều loại họp hành,
nhiều cuộc tôi cứ phải đứng dậy bỏ về sớm, bởi không
chịu nổi, không đủ sự nhẫn nhục khi phải ngồi nghe những
bản báo cáo dài dòng sáo rỗng, trong khi nó đã được in phát
cho mọi người ngay từ đầu cuộc họp. Những bản báo cáo
chỉ đạo mà nghe xong chả hiểu người ta báo cáo và chỉ
đạo cái gì. Vì thế, tôi luôn chọn cách đứng dậy bỏ về
bởi ngồi lâu dễ... văng tục!

Những khung cảnh hội họp như trong ảnh dưới đây
thì họp để làm gì?

<center><img
src="http://danluan.org/files/u1/anh%20nguyen%20the%20thinh%20blog%5B10%5D.jpg"
width="240" height="164" alt="anh nguyen the thinh blog[10].jpg" /><img
src="http://danluan.org/files/u1/Hoi-nghi-vang-ve%5B4%5D.jpg" width="240"
height="156" alt="Hoi-nghi-vang-ve[4].jpg" /></center>

<div class="special_quote"><strong>Cong Luan nói...</strong>

1. Ta có thể khẳng định rằng hội họp hiện nay là một
hoạt động vô bổ, hình thức và kém hiệu quả, nó chỉ là
hậu quả của một thời con người ta lãnh đạo bằng con
người, chứ không phải lãnh đạo bằng hệ thống các cơ chế
chính sách khoa học hiệu quả với sự trợ giúp của KH-KT,
nhất là CNTT ngày nay, nó cho phép con người ta tăng cường
quản trị xã hội cả qui mô và chiều sâu.

2. Nhưng làm cán bộ của ta không đi họp thì lấy việc gì
làm, chả nhẽ ngồi không,... thế thì chán chết.

3. Hình ảnh thời xưa là cứ phải có Đại Triều vào ngày 1
và rằm để Vua truyền chỉ cho các quan theo thứ tự, sau đó
là bãi triều và các quan làm việc theo phận sự và truyền
chỉ. Thì kế tục truyền thống hội họp ấy của thời phong
kiến cho thời nay cũng là một hình thức quản trị xã hội,
quản trị doanh nghiệp theo tập quán bản năng.

3. Tôi cứ buồn cười mãi cái nền quản trị "lạc hậu" của
bọn Tây, hắn là Tổng giám đốc, hắn ngồi ở tận Mỹ cách
ta 1/2 vòng trái đất thế mà nó điều hành cả một mạng
lưới kinh doanh dịch vụ Châu Á Thái Bình Dương. Thằng giám
đốc khu vực có khi không bao giờ biết mặt trực tiếp thằng
Tổng giám đốc. Có người bảo nó dùng Viđeo conference, nhưng
nó chả cần cái hệ thống cho vui ấy mặc dù hắn dư sức và
Công nghệ để thu nhỏ cả trái đất này.

4. Khi cái dịch chia cắt xã/phường, quận/huyện, tỉnh/thành
phố loạn xị ngậu tôi mới buồn cười, quả thực khi tầm
và tư duy quản trị thấp, khi không có công cụ KH-CN hổ trợ
mạnh, khi mà làm ăn nhỏ, nghèo nàn, lạc hậu,... thì khả năng
của 1 con người, 1 tổ chức,... thì sẽ bị hạn chế nhưng khi
kiến thức và tư duy quản trị xã hội uyên bác,... và công
cụ CNTT,... cho phép thì 1 con người có thể thu quả đất vào
trong cái túi của mình dễ dàng khi đó người ta có thể quản
trị qui mô và độ phức tạp gấp hàng triệu lần so với
trước, thế là ta luôn làm cái điều ngược lại với phát
triển. Ở quốc gia phát triển và quản trị xã hội tốt,
người ta tập trung nhiều chi phí cho hội thảo khoa học để
vì "KH-KT làm then chốt".

5. Khi đưa chỉ tiêu về hệ thống hành chính thì người ta
lấy chỉ tiêu so sánh như sau :

- Trung quốc 120 người dân/ 1cán bộ chính quần
- Châu âu 220 người/ 1 cán bộ chính quyền
- Mỹ 240-280 người/ 1 cán bộ chính quyền
- Việt nam 60 người / 1 cán bộ

Cái ni trính dẫn không có nguồn, nhưng sai số do chủ quan và
chỉ mong các bác thấy 1 vấn đề về hiệu quả và năng lực
quản trị công. Thống kê xong có thằng "Diễn biến hoà bình"
hắn cười GDP đầu người thấp mà phải nuôi nhiều thằng
khác thế thì làm sao chả nghèo, he he.

6. Thành phố HCM có đề tài nghiên cứu khoa học nhằm giảm
vấn nạn này.

Nhưng không họp thì chán lắm, họp mới oách.
</div>

<div class="special_quote"><strong>Đồ Nghệ nói...</strong>

Nhưng có chắc rằng những người bỏ họp kia là những
người phản ứng cái xấu không? Tôi nghĩ là không. Biết đâu
bỏ họp lại chui vào tu điểm nào đó?

Tôi có ý này, phê phán cái xấu là rất nên, nhưng nó phải
rõ ràng, chứ không mập mà mập mờ được. Phải bỏ ngay
kiểu họp cho có họp như bấy lâu nay, nhưng những cuộc họp
nghiêm túc, có chất lượng là rất cần thiết, và ai bỏ họp
thì phải có hình thức kỷ luật. Những thông tin từ trên
truyền xuống dưới thì chỉ cần sử dụng mạng hay văn bản
là đủ.</div>


***********************************

Entry này được tự động gửi lên từ trang Dân Luận
(http://danluan.org/node/7229), một số đường liên kết và hình
ảnh có thể sai lệch. Mời độc giả ghé thăm Dân Luận để
xem bài viết hoàn chỉnh. Dân Luận có thể bị chặn tường
lửa ở Việt Nam, xin đọc hướng dẫn cách vượt tường lửa
tại đây (http://kom.aau.dk/~hcn/vuot_tuong_lua.htm) hoặc ở đây
(http://docs.google.com/fileview?id=0B_SKdt9lFNAxZGJhYThiZDEtNGI4NC00Njk3LTllN2EtNGI4MGZhYmRkYjIx&hl=en)
hoặc ở đây (http://danluan.org/node/244).

Dân Luận có các blog dự phòng trên WordPress
(http://danluan.wordpress.com) và Blogspot (http://danluanvn.blogspot.com),
mời độc giả truy cập trong trường hợp trang Danluan.org gặp
trục trặc... Xin liên lạc với banbientap(a-còng)danluan.org để
gửi bài viết cho Dân Luận!

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét