Nguyễn Ngọc Lanh - Về sự ra đời của Bản tuyên ngôn phổ quát về quyền làm người (10-12-1948)

<div class="special_quote"><strong>Tin liên quan:</strong>

<ul>
<li><a
href="http://chungta.com/Desktop.aspx/ChungTa-SuyNgam/Hanh-Dong/Tuyen_ngon_nhan_quyen_1948/">Tuyên
ngôn Nhân quyền Liên hợp quốc (10-12-1948)</a></li>
<li><a
href="http://vi.wikipedia.org/wiki/Tuy%C3%AAn_ng%C3%B4n_Qu%E1%BB%91c_t%E1%BA%BF_Nh%C3%A2n_quy%E1%BB%81n">Wikipedia:
Bản Tuyên Ngôn Quốc Tế về Nhân Quyền</a></li>
</ul></div>

<h2>Hoàn cảnh đòi hỏi</h2>

Đại chiến II sắp kết thúc, phe Trục sắp đầu hàng, do vậy
các nước chủ chốt thuộc phe Đồng Minh là Anh, Mỹ, Nga đã
dự kiến xây dựng một nền hoà bình lâu dài cho nhân loại.
Muốn vậy, mọi người phải sống trong một thế giới có tổ
chức. Đó là cơ sở để năm 1945 Liên Hiệp Quốc được thành
lập và Hiến Chương của nó ra đời.

Để vĩnh viễn loại trừ thảm hoạ chiến tranh, điều tiên
quyết là phải tôn trọng phẩm giá từng con người, đồng
nghĩa với phải bảo vệ và mở rộng QUYỀN LÀM NGƯỜI (human
rights) của mỗi cá nhân.

Rốt cuộc phải có một Bản Tuyên Ngôn phổ quát về QUYỀN
LÀM NGƯỜI.

Dưới đây xin gọi tắt là Bản Tuyên Ngôn

<div class="special_quote">- Chúng ta thường dịch Human Rights là
"nhân quyền" hoặc "quyền con người". Chẳng qua chi là
chuyện chọn từ ngữ. Tôi mạn phép dùng "quyền làm
người" do tình hình thực thi các quyền này trên thực tế.
- Từ ngữ cũng quan trọng, nhưng quan trọng nhất là quan niệm:
Đây là các quyền bẩm sinh của mỗi con người (đó là quyền
tự do, khiến một con người khác một con vật), chứ không
phải quyền của toàn khối dân tộc không chịu phụ thuộc vào
dân tộc khác (tức quyền độc lập).
- Chủ tịch Hồ Chí Minh ngay từ 1946 đã phân biệt rất rõ
điều này, với câu nói đến nay nhắc lại, vẫn thấy tính
thời sự: Nước độc lập mà dân chưa tự do thì độc lập
cũng không có ý nghĩa.</div>

Ngay thời đó, các quốc gia trong Liên Hợp Quốc đã thống
nhất quan điểm: Bản Tuyên Ngôn về QUYỀN LÀM NGƯỜI khi
được công bố phải chiếm một vị trí cao cả, phải có giá
trị vĩnh hằng và phổ quát; nội dung phải tương xứng với
thiên chức của nó: Là minh triết của nhân loại.

Do những đòi hỏi trên, Liên Hợp Quốc ở buổi sơ khai đã
tốn gần 4 năm bàn bạc, xây dựng, để có thể công bố văn
kiện lịch sử này vào khuya ngày 10-12-1948. Và đến nay nó đã
được chính thức dịch ra 360 ngôn ngữ để bất cứ dân tộc
nào, dù hết sức thiểu số, cũng có thể tiếp cận - trừ khi
bị cố ý che dấu.

<h2>Quan niệm, triết lý và tính phổ quát</h2>

Tập thể 50 luật gia hàng đầu thế giới sẽ mãi mãi tự hào
vì đã đóng góp trí tuệ uyên thâm để soạn thảo ra văn bản
ban đầu. Để nó thật sự mang tính phổ quát (universal), các
quyền trong Bản Tuyên Ngôn phải được mỗi cá nhân trong số 2
tỷ người (hồi đó) thừa nhận rằng: <em>1) Đây là các
quyền tối thiểu để một con người xứng đáng là một
NGƯỜI; 2) Đây là quyền bẩm sinh: Nếu đã sinh ra là kiếp
người, đương nhiên phải có các quyền này; 3) Chúng đều
khả thi ở mọi nước dân chủ; 4) Một chính quyền tự nhận
là dân chủ có nghĩa vụ thực thi các quyền này như con cái
tỏ lòng biết ơn với các đấng sinh thành ra mình.</em>

Với đòi hỏi như trên, tập thể luật gia phải tham khảo
đầy đủ các triết lý phương Đông và phương Tây, vì dự
kiến sẽ có những thế lực nại ra sự khác biệt để không
(hoặc hạn chế) thực thi Bản Tuyên Ngôn. Thật may mắn và
đáng kinh ngạc, có hai câu châm ngôn của hai phương trời, vừa
tỏ ra trường tồn nhất, phổ quát nhất, lại vừa có nội
hàm và ý nghĩa trùng khớp đến tuyệt đối. Chúng xứng đáng
được coi là kim chỉ nam trong cả quá trình soạn thảo.

<div class="special_quote">- Phương Đông có câu "Kỷ sở bất dục
vật thi ư nhân" của đạo Khổng. Nghĩa: Điều gì mình không
muốn thì chớ thi hành cho người khác.

- Phương Tây từ cổ xưa có câu rất phổ cập "Ne fais pas à un
autre ce que tu ne veux pas qu'il soit te fait". Nghĩa: Anh chớ làm cho
người khác cái điều mà anh không muốn người đó làm cho
mình.

Đây chính là nền tảng triết lý của Bản Tuyên Ngôn.</div>

Nay, sau 60 năm, đọc lại Bản Tuyên Ngôn, chúng ta phải thừa
nhận tập thể soạn thảo đã hết sức trung thành với triết
lý rất nhân bản này. Quả thật, đó là triết lý ứng xử
không bao giờ cũ giữa người với người, kể từ khi con
người biết chung sống trong xã hội. Có lẽ, chúng ta sẽ ứng
xử như vậy với "người" của hành tinh khác.

<h2>Quá trình soạn thảo và thông qua</h2>

Văn bản ban đầu đã rất nhiều lần được trao đổi tại LHQ
để sửa chữa, bổ sung toàn diện, trong suốt mấy năm trời.
Cuối cùng, tới giữa năm 1946, nó được giao cho một Uỷ ban
đặc biệt gồm 9 vị, do LHQ cử ra, xem xét tiếp. Đây là các
thành viên thuộc nhiều quốc tịch (Mỹ, Âu, Á, Trung đông...)
với nhiều dị biệt về văn hóa. Dẫu vậy, còn có cả sự
đóng góp của nhiều tổ chức phi chính phủ, rồi của những
nhân vật xuất chúng, như: giáo sư luật khoa René Cassin (Pháp),
tiến sĩ Giáo Dục học - rất am hiểu về Khổng học - P.C.
Chang (Trung Quốc), bà quả phụ E. Roosevelt (phu nhân cố Tổng
thống FD Roosevelt), giáo sư Triết học Charles H. Malik (Liban)
v.v...

<div class="boxright320"><img
src="http://danluan.org/files/u1/Eleanor_Roosevelt_1949.jpg" width="345"
height="270" alt="Eleanor_Roosevelt_1949.jpg" /><div class="textholder">Bà
E. Roosevelt và bản Tuyên ngôn Nhân quyền</div></div>

Tóm lại, sau khi dung hòa và tổng hợp, văn bản được coi là
đã mang tính phổ quát, có thể công bổ phổ quát. Nó đáp
ứng được câu hỏi: Nếu bỏ đi một quyền, thì liệu một
con người có còn là "con người trọn nghĩa" hay không (?).

Khi văn bản được Uỷ ban soạn thảo trình ra trước Liên
Hiệp Quốc, vẫn còn có nhiều cuộc họp với sự thảo luận
sôi nổi, để các quốc gia đối chiếu rộng rãi với nhiều
quan điểm triết học, chính tri, văn hóa giữa các dân tộc,
giữa phương Đông và phương Tây. Buổi họp cuối cùng kéo dài
tới gần nửa đêm 10-12-1948, để Đại Hội Đồng bỏ phiếu.
Đó là phiên họp toàn thể lần thứ 183 tại cung điện Chaillot
ở thủ đô nước Pháp. Chỉ có 2 quốc gia vắng mặt nên không
bỏ phiếu; còn lại 48 quốc gia, thì không có một phiếu chống
nào, mà chỉ có 8 phiếu trắng. Tóm lại, Bản Tuyên Ngôn về
Quyền Làm Người được thông qua với 100% phiếu "thuận".

Sự kiện này đánh dấu thời đại dân chủ toàn cầu của
nhân loại. Vấn đề toàn cầu nổi lên là mỗi nước khi đã
có độc lập, sẽ thực thi Quyền Làm Người cho mỗi người
dân nước mình như thế nào.

<div class="special_quote"><h2>Việt Nam tôn trọng và bảo vệ quyền
con người</h2>

Thứ trưởng Thường trực Bộ Ngoại giao Việt Nam Phạm Bình
Minh đã khẳng định những giá trị vượt thời đại của
Tuyên ngôn nhân quyền thế giới, ra đời ngày 10/12/1948. Đó là
30 Điều, Khoản của Tuyên ngôn đã xác lập một cách toàn
diện những giá trị quyền con người phổ biến, trong đó có
quyền bình đẳng và không bị phân biệt đối xử vì bất cứ
lý do gì.

Ông cho biết, việc thúc đẩy và bảo vệ quyền con người
luôn được Nhà nước Việt Nam xác định là trọng tâm của
công cuộc xây dựng và phát triển đất nước. Điều này
được thể hiện trong các bản Hiến pháp từ năm 1946 đến
năm 1992 cũng như hàng loạt văn bản chính sách pháp luật
khác.</div>

<h2>Tính ràng buộc: Không quá chặt chẽ, nhưng…</h2>

Thế giới sau 1945: chế độ phong kiến đã lùi sâu vào quá
khứ; nền dân chủ đã được xác lập ở hầu hết các
nước, dù nước này có thể khoe dân chủ của mình gấp triệu
lần nước khác - nhưng đều là dân chủ.

Tuy vậy, không phải hễ một Nhà Nước dân chủ gia nhập Liên
Hợp Quốc thì nó buộc phải ký ngay cam kết thực hiện Bản
Tuyên Ngôn này. Gia nhập là một bước, nhưng có thể không
đồng thời với bước thừa nhận và cam kết thực thi nhân
quyền. Tuy nhiên, nếu không ký sẽ ngày càng khó lý giải với
dân nước mình. Nếu còn liêm sỉ, hẳn ít nhiều phải ngượng
khi kể lể công ơn với dân – là người sinh ra và nuôi mình.

Và khi đã ký, cũng không nhất thiết phải thực hiện đầy
đủ ngay mọi điều khoản của nó, trừ điều khoản cuối
cùng (thứ 30). Thời nay, đây là điều dự phòng không thừa.

Dù chưa thể thực hiện trên thực tế, nhưng một khi đã ký,
Nhà Nước vẫn phải thể hiện sự thành tâm, thật thà và tôn
trọng chữ ký: Công bố rộng rãi cho quốc dân biết rõ việc
ký kết, công bố rộng rãi nội dung Bản Tuyên Ngôn, giúp cho
thế hệ trẻ học tập đầy đủ… Tiếp đó, các luật của
đất nước không được trái với tinh thần và nội dung ghi
Bản Tuyên Ngôn. Cuối cùng, vấn đề là tình trạng thực hiện
Quyền Con Người phải được cải thiện sau từng thời gian,
theo một lộ trình cụ thể, được công bố công khai như tờ
giấy nợ, có hẹn những thời điểm trả nợ.

Không phải vô cớ mà người ta đánh giá một nghị viện là
"bù nhìn" nhiều hay ít căn cứ vào thái độ đòi giới cai
trị thực thi nhân quyền, trước hết là quyền ghi trong hiến
pháp.

Dẫu sao, Bản Tuyên Ngôn đã phát huy ảnh hưởng. Chỉ sau 1-2
thập niên kể từ khi nó ra đời, hầu hết các nước thuộc
địa đã được trao trả độc lập trong hoà bình, muộn nhất
là từ 50 năm trước. Nhiều nước quanh ta đã độc lập sớm
hơn ta.

Hôm nay, hầu như rất hiếm còn Nhà Nước nào vô duyên tới
mức vin vào thành tích giành độc lập (từ nửa thế kỷ
trước) để che dấu khiếm khuyết về thực thi nhân quyền ở
thế kỷ XXI này.

Đến nay, không một hiến pháp nước nào dám lờ các quyền
tự do. Tuy vậy, chuyện thực thi lại dựa vào những văn bản
"có thể trí trá" dưới luật. Kinh nghiệm đã có đủ,
nhưng chẳng cần kinh nghiệm cũng suy được rằng chính quyền
của dân rất ham thực hiện nhân quyền, vì sự thực hiện này
giúp chính quyền thêm bền vững. Và ngược lại, nếu thực
hiện nhân quyền khiến nó mất địa vị cai trị.

<h2>Sẽ càng chặt chẽ</h2>

Do sự tiến triển của trào lưu dân chủ đòi hỏi phải thế.

Hiện nay, lần lượt cứ 4 năm một lần, mỗi nước phải báo
cáo tình hình nhân quyền nước mình và văn bản phải được
các nước góp ý, sau đó tình hình phải được "chốt lại"
– gọi là "thông qua" - coi là thực trạng nhân quyền hiện
tại của nước đó. Để 4 năm sau coi thử nó tiến triển ra
sao.

<a href="http://www.vietnam-un.org/vn/news.php?cid=4&id=59">Việt Nam đã
báo cáo về nhân quyền tại Liên hợp quốc</a>. Báo cáo của
nước ta đã được một nhóm chuyên viên của cơ quan Nhân
Quyền LHQ thông qua vào tháng 5-2009. Hy vọng sẽ có tiến bộ
lớn khi nước ta lại đến lượt báo cáo vào năm 2013.

<h2>Nhà Nước ta ký vào Bản Tuyên Ngôn là chuyện đương
nhiên</h2>

Ngày 30-4-1975: Giang sơn Việt Nam quy về một mối,
Ngày 25-4-1976: Nhân dân cả nước đã bầu ra Quốc Hội.
Ngày 02-7-1976, Quốc Hội đổi tên nước thành Cộng hoà XHCN
Việt Nam.
Ngày 18-12-1980: Quốc Hội thông qua Hiến pháp XHCN đầu tiên.
Điều 2 Hiến pháp 1980 của nước ta ghi rõ: Sứ mệnh lịch sử
của Nhà nước đó là thực hiện quyền làm chủ tập thể
của nhân dân lao động…

Như vậy, hoàn toàn không muộn, năm 1982 Nhà nước XHCN Việt Nam
đã long trọng ký vào Bản Tuyên Ngôn Phổ Quát về Nhân Quyền
(The Universal Declaration of Human Rights) – là văn bản quan trọng
bậc nhất của của Liên Hợp Quốc kể từ khi nó được thành
lập (1945) đến nay.

Trước thế giới, và trước nhân dân ta, đây là sự cam kết
danh dự và nghiêm trang của Nhà Nước Việt Nam về thực hiện
một văn bản quốc tế xác định các quyền để một con
người xứng đáng là CON NGƯỜI; hơn nữa, đó là con người
XHCN.

Thật ra, 18 năm trước khi có Tuyên Ngôn Nhân Quyền, Đảng
Cộng Sản Việt Nam ngay khi mới thành lập (1930) đã công bố
theo đuổi mục tiêu độc lập cho toàn dân tộc và Dân Quyền
toàn diện cho mỗi người dân. Điều này cắt nghĩa vì sao dân
Việt Nam nô nức hưởng ứng mọi lời kêu gọi của đảng,
đặt trọn niềm tin vào đảng.

Việc ký cam kết thực hiện Tuyên Ngôn Nhân Quyền của Nhà
Nước XHCN Việt Nam là việc đương nhiên, tất yếu. Nhà Nước
XHCN của ta đương nhiên phải khác Nhà Nước TBCN. Cũng như con
người đương nhiên, tất yếu phải khác con vật.

***********************************

Entry này được tự động gửi lên từ trang Dân Luận
(http://danluan.org/node/7254), một số đường liên kết và hình
ảnh có thể sai lệch. Mời độc giả ghé thăm Dân Luận để
xem bài viết hoàn chỉnh. Dân Luận có thể bị chặn tường
lửa ở Việt Nam, xin đọc hướng dẫn cách vượt tường lửa
tại đây (http://kom.aau.dk/~hcn/vuot_tuong_lua.htm) hoặc ở đây
(http://docs.google.com/fileview?id=0B_SKdt9lFNAxZGJhYThiZDEtNGI4NC00Njk3LTllN2EtNGI4MGZhYmRkYjIx&hl=en)
hoặc ở đây (http://danluan.org/node/244).

Dân Luận có các blog dự phòng trên WordPress
(http://danluan.wordpress.com) và Blogspot (http://danluanvn.blogspot.com),
mời độc giả truy cập trong trường hợp trang Danluan.org gặp
trục trặc... Xin liên lạc với banbientap(a-còng)danluan.org để
gửi bài viết cho Dân Luận!

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét