đồn đoán giò cẳng ĐH 11. Có con Ngọc Thỏ vốn người kẻ
chợ, láu táu xắn váy chen vào đánh hôi.
Nói toạc cho nhanh, Thỏ vote bác Dũng tiếp tục thi đấu hiệp 2
cho đội tuyển VN trong mùa giải Cúp Châu lục 2011 – 2015.
Chém gió đến đây bõng có kẻ kéo áo nhắc nhở, Dũng mới
rồi bị Cuốc hội đòi bỏ phiếu tín nhiệm, đòi từ chức,
liệu be bé cái mồm.
Ừa, đã sao? Việc đòi này, đòi nọ ấy chỉ càng chứng minh
VN vẫn có dân chủ dù độc đảng, dân chủ VN đang phát triển
cởi mở và mạnh mẽ. Còn uýnh giá năng lực ngự ghế đợt 2
của bác Dũng phải xem xét tổng thể nhiệm kỳ qua chứ. Bám
dăm câu giận lẫy của dăm cụ đại bỉu già tóc, già râu,
già cả cái đầu để kết lận nội tình nào khác qué đứa
ngu, chỉ hơn phản động nhõn tí.
Thôi, tập trung chiên môn chém gió, vì sao Thỏ vẫn vote cho Thủ
tướng Nguyễn Nghìn Cân Mạnh.
<h2>1- Vì bác í đẹp giai, hihi.</h2>
Lạy Phật, từ thưở CM tháng 8 thành công đến giờ, Thỏ mới
chộ Thủ tướng VN có ngoại hình trông cuốc tế một chút.
Bác Dũng nhà Thỏ chiều cao khá ổn, diện comple khá phẳng,
mặt mũi trông hồn hậu, chất phác, phóng khoáng kiểu miệt
vườn Nam bộ, đặc biệt hàm răng không vàng vẩu dư triền
thống ông cha.
Đứa nào bên dưới chen ngang, ngoại hình không quan trọng, đó?
Vác cái đơn đi xin việc thì biết nhe, xin các công ty nước
ngoài các thấm mùi lễ độ nhe. Bầu cử TT Mỹ cũng đọ nhau
sắc vóc, dáng vẻ đứa đó ợ.
<h2>2- Nổi bật trong ngoại giao:</h2>
Vừa leo ngai, bác Dũng đã có ngay một APEC 14 rất ấn tượng
năm 2006. APEC 2006 là bước đột phá cả về ngoại giao lẫn
kinh tế, góp phần đưa Việt Nam gia nhập WTO sau hơn 10 năm đàm
phán, đồng thời thúc đẩy Hoa Kỳ thông qua qui chế thương
mại bình thường vĩnh viễn với Việt Nam.
Từ APEC 2006, uy tín VN trên trường quốc tế ngày càng được
nâng cao. Mới đây nhất là thành công của VN trong vai trò chủ
tịch ASEAN 2010, khéo léo quốc tế hóa vấn đề Biển Đông và
sông Mekong. À, Wikileaks tố Lý Quang Diệu bài bác VN. Hehe, vụ
này hông tính, hông tính. Nói xấu sau lưng tính làm qué, trước
mặt Asean vẫn ca ngợi VN hơi bị rầm rộ, đặc biệt chiện VN
đưa Mỹ + Nga tham gia EAS và ADMM làm bạn Nhật sướng mê tơi.
Tháng 5.2007, tạp chí World Business đã bình chọn TT Dũng là một
trong 20 nhân vật cải cách của châu Á, ok chửa.
<center><img
src="http://danluan.org/files/u1/hoi%20nghi%20cap%20cao%20ASEAN-2010-20100409080932.jpg"
width="400" height="300" alt="hoi nghi cap cao ASEAN-2010-20100409080932.jpg"
/></center>
<h2>3- Chính trị cởi mở và ổn định:</h2>
2006, thời khắc đăng quang của bác Dũng cũng là thời điểm
bùng nổ Internet ở VN. Báo chí VN vĩnh biệt thời bao cấp
được Đảng chỉ tận mắt, dắt tận tay để chuyển sang
hạch toán độc lập, tự tìm nguồn sống cho mình bằng cách
đáp ứng nhu cầu thông tin đa chiều và khác biệt của mọi
tầng lớp nhân dân.
Bên cạnh báo chí chính thông là triệu lẻ một trang web đối
lập, đối đầu mọc nhanh hơn cỏ dại. Giới chống cộng
chết bỏ được dịp xua quân đánh phá điên cuồng, đánh phá
không ngừng nghỉ, đánh phá bằng mọi thủ đoạn với hy vọng
Internet sẽ làm nên cuộc cách mạng màu ngoạn mục tại VN như
Balan 1988. Tình hình ấy khiến đời sống chính trị người
Việt không khỏi xáo động, nghi ngờ và bùng nổ thái độ
chán ghét bộ máy hành chính quan liêu, tham nhũng, cửa quyền
vốn có từ bấy lâu.
Kết quả cho đến nay thật bất ngờ. Không sụp đổ như mong
ước của các bạn CCCB, chính quyền CS vẫn đứng vững vàng
và ngày càng uyển chuyển linh hoạt hơn trong đối nội trị an.
Hàng loạt các vụ kích động tôn giáo gây rối được giải
quyết nhẹ nhàng êm thấm, được đông đảo người dân ủng
hộ. Đặc biệt, vụ án xét xử 4 nhà dân chủ Định - Trung -
Thức – Long đánh một đòn rất mạnh vào ảo tưởng chính
trị của những kẻ học đòi làm CM nhung.
<h2>4- Kinh tế vẫn tăng trưởng ngay cả khi thế giới khủng
hoảng</h2>
VN đứng đầu ASEAN về tốc độ tăng trưởng năm 2009 và đạt
mức tăng 6,7% năm 2010. 5 năm qua, VN từ một nước có thu nhập
thấp đã bước sang nhóm nước có thu nhập trung bình với GDP
bình quân đầu người đạt 1.160 USD.
Đi đôi với tăng trưởng kinh tế đi đôi là phát triển nông
nghiệp và nông thôn, an ninh lương thực, hạn chế chênh lệch
phát triển giữa các vùng miền và hỗ trợ sinh kế cho đồng
bào dân tộc thiểu số. Nhờ đó, VN là một trong những nước
có tốc độ giảm nghèo nhanh nhất tại khu vực Châu Á.
Đầu tháng 12 này, cộng đồng quốc tế thêm niềm tin khi Thủ
tướng Nguyễn Tấn Dũng cho công bố "Năng lực cạnh tranh VN
năm 2010". Bản báo cáo này do đích thân Thủ tướng đặt hàng
giáo sư Michael Porter - ĐH Harvard - hai năm trước. Qua đó, các
nhà đầu tư nước ngoài cũng như DN trong nước có thể kỳ
vọng một môi trường thể chế minh bạch và hiệu quả để DN
cạnh tranh một cách bình đẳng, cũng như các dịch vụ công
được cải thiện như cơ sở hạ tầng, giáo dục v...v
Ngần ấy lý gio lý trấu đã đủ để vote tiếp TT Nguyễn Tấn
Dũng chửa? Muốn phản biện để Thỏ chỉ cho cách, hơ hơ. Cứ
lôi PMU 18, Đề án 112, PCI, Polyme, Vinashin ra bắn trả nhớ!
Như thường lệ, Thỏ rất nhưn hậu vẫn nhường nhịn sân bài
rộng rãi cho các bạn quăng bom, ném đá.
<div class="special_quote"><h2>Thành viên Pasternak</h2>
Thỏ nên nói là vote cho bác Dũng vì ngoài bác ấy ra, chẳng
thấy được gương mặt nào sáng giá hơn thì có lẽ là sẽ
được nhiều thanks hơn đấy.
Mấy bạn trên kia nói về lạm phát hồn nhiên thật. Em làm
công ăn lương nên không dám quan tâm lắm đến tốc độ tăng
trưởng tính cả tham nhũng vốn ODA vào... Chỉ dám thấy mớ rau
muống năm ngoái 3000 năm nay 8000 đã thấy nổi da gà rồi, nên
không thể nhắm mắt khen bác Dũng điều hành kinh tế tốt
được.
Tài chính thì vướng tỉ giá, lãi suất. Công nghiệp mũi nhọn
thì Vinashin. Năng lượng thì thiếu điện cho cả sản xuất
lẫn tiêu dùng. Nông nghiệp thì quy hoạch treo, sân gôn lấn
đất nông nghiệp....kể ra thì nhiều lắm.... Nhưng không ủng
hộ bác Dũng như ý của BCT thì ủng hộ ai bây giờ. Nói nhiều
các anh hvb các anh ấy lại bảo giỏi thì lên mà làm... nên
thôi vậy... ngôi nghĩ xem lương tháng mua được mấy hộp sữa
cho con còn hợp lí hơn. </div>
<div class="special_quote"><h2>Thành viên Thiên Lang</h2>
Em không hiểu sao cứ lôi Vinashin ra nói nhỉ? Thật ra việc sai
lầm của Vinashin có từ khi bác Dũng lên, hay trước đó rồi.
Em chỉ thấy trước mắt dưới thời bác Dũng thì Vinashin bị
vạch trần, bị cải tổ lại mà thôi </div>
<div class="special_quote"><strong>Thành viên Mishael</strong>
Chính xác, cái này mới quan trọng nhất! Tuy nhiên cái kiểu ưu
ái của chính phủ cho Vinashin khiến tập đoàn này thành 1 anh
đại gia lắm tiền nhiều của nhưng không biết đầu tư vào
đâu cho hiệu quả nữa (cái này có 1 phần là khách quan nhưng
chủ yếu vẫn là lỗi của lãnh đạo tập đoàn) nên bắt
đầu đập phá bằng cách đầu tư vung vẩy và vớ vẩn.
Vu Vinashin quả là 1 phát đại bác bắn về phía ông Dũng.</div>
<div class="special_quote"><h2>Thành viên Golem</h2>
Anh 3 lên làm Thủ tướng thay a Khải từ 2006. Được 4 năm chứ
ít gì nữa. Nhìn cái biểu đồ tăng trưởng GDP của Vịt thì
từ 2006 đến giờ, xu huống là cắm xuống.
<img src="http://danluan.org/files/u1/GDP_NguyenTanDung.jpg" width="500px"
alt="GDP_NguyenTanDung.jpg" />
Nguồn: <a
href="http://www.google.com/publicdata?ds=wb-wdi&ctype=l&strail=false&nselm=h&met_y=ny_gdp_mktp_kd_zg&scale_y=lin&ind_y=false&rdim=country&idim=country:VNM&tstart=473385600000&tunit=Y&tlen=24&hl=en&dl=en">Google
Public Data</a>
Chưa kể lạm phát còn cao kinh hoàng so với thời a Khải. Các
vụ bê bối kinh tế cũng lớn hơn. Ừ thì mỗi thời một khác,
còn phụ thuộc vào tình hình thế giới nhưng thủ tướng cũng
như HLV của 1 đội bóng vậy, phải chịu hoàn toàn trách
nhiệm.
Về đối ngoại, mấy cái việc tổ chức diễn đàn này, hội
nghị nọ thì nói thật, ai làm thủ tướng chả thành công.
Hội nghị nào xác suất thất bại cũng chỉ là 0.01%.
Nói chung a 3 Dũng chỉ dc cái mã ngoài so với các vị khác. Đem
đi tiếp khách quốc tế còn dc chứ điều hành kinh tế (nv chủ
yếu của thủ tướng), phải nói là kém. Nếu thủ tướng bầu
lên chỉ vì cái mã ngoài thì có lẽ cho anh hoa vương Tiến
Đoàn làm là hợp lí nhất.
Giả sử dc chọn thì tớ sẽ chọn a Nhân, hoặc a Hải béo.
Mấy a này dù sao cũng đi du học bên xứ tư bản mọi rợ, nói
tiếng anh tốt. Bọn nước ngoài nhìn vào cũng có tí thiện
cảm hơn. </div>
<div class="special_quote"><h2>Thành viên Lạc Văn</h2>
Bạn golem đánh giá tình hình như vậy có lẽ chưa khách quan
lắm.
Từ tháng 9 năm 2008, kinh tế Thế giới gặp khủng hoảng mà
chỉ kém những năm 30 của thế kỉ 20, chỉ số tăng trưởng
GDP kém trước là điều khó tránh khỏi. Tôi nghĩ ta nên so với
mức tăng trưởng GDP của khu vực trong năm 2006 và hiện nay.
Nếu nói thành công về mặt đối ngoại là điều đương nhiên
là không đúng. Đối ngoại cũng đòi hỏi chính sách, chiến
lược thích đáng. Trong đối ngoại cũng có thành công và thất
bại như bao lĩnh vực khác.
Bạn golem nêu việc chưa làm được của Chính phủ từ khi bác
Dũng lên là:
- Lạm phát
- Bê bối kinh tế (...) </div>
<div class="special_quote"><h2>Thành viên Golem</h2>
Nếu mà cứ mất mùa đổ tại thiên tai thì cần gì a 3 Dũng
làm thủ tướng. Cho a Tiến Đoàn hay Lí Đức làm có khác gì
không. Ừ thì thôi ko nói GDP còn lạm phát thì thế nào? Tiền
VND liên tục mất giá so với USD trong khi các đồng tiền khác
trong khu vực lại tăng kể cả đồng kíp của Lào.
<img src="http://danluan.org/files/u1/Asian_currency_chart_sep10.jpg"
width="500px"/>
Đối ngoại tớ chỉ nói chuyện tổ chức hội nghị chớ chính
sách ngoại giao thì thời a 3 khác gì thời a Khải. Vẫn chính
sách đu dây giữa Mĩ - Tàu khựa. Mà xem chừng thời a 3, dân
chài mình còn bị bọn Tàu nó bắt nộp tiền chuộc còn nhiều
hơn thời a Khải.
Tớ thấy a 3 lãnh đạo mặt nào cũng tối om om. Có điểm nào
sáng từ 2006-2010 thì mời bác chỉ ra. </div>
<div class="special_quote">Không phải cứ mất mùa đổ tại thiên
tai, nhưng nếu tốc độ tăng trưởng của các nước trên Thế
giới sụt giảm, thậm chí là âm trong thời kỳ khủng hoảng
thì cũng không thể mong VN phải giữ được mức tăng như
những năm trước đó là 8-9%. VN không phải là ốc đảo để
không bị ảnh hưởng của tình hình Thế giới. Tôi đã nêu ý
kiến là so sánh mức tăng trưởng trong mỗi thời kỳ với các
nước trong khu vực.
Bạn đã nêu những việc chưa làm được của Chính phủ như
lạm phát.
Bạn đánh giá đối ngoại kiểu đó là không đầy đủ 1 tí
nào. Trong năm vừa rồi, Mỹ chính thức tham dự vào các diễn
đàn an ning khu vực, chính thức can dự vào vấn đề Biển
Đông, coi đó lợi ích của Mỹ, Mỹ cũng chính thức đòi hỏi
giải quyết vấn đề BĐ dựa trên hòa bình, đàm phán, đa
phương hóa vấn đề. Ngoài ra các nước trong khu vực cũng
đồng quan điểm. Vấn đề BĐ không còn là vấn đề không ai
quan tâm. Tất cả những điểm trên trùng với lợi ích của VN.
Vấn đề Hoàng Sa không thể giải quyết trong thời gian ngắn,
có thể cần hàng trăm năm hay lâu hơn nữa. Chỉ có mấy bác
hải ngoại phán như thánh, muốn chiếm lại quần đảo từ tay
TQ, làm như chỉ có các bác ấy mới iu nước.
Ít nhất là chúng ta làm sao giữ để vấn đề đừng có phức
tạp hơn, TQ đừng có dọa giải quyết bằng vũ lực, và TQ
phải thấy giải quyết vấn đề không dựa trên tranh giành song
phương, TQ muốn làm gì thì làm.
Còn như bạn Đại gia nói, nếu đạt mức độ tăng trưởng cao
thì đó cũng là 1 thành công (đó là sự tăng trưởng thực hay
giả mà bạn Đại gia bảo là "lòe" dân?). Để có được tăng
trưởng cần phải đầu tư, mà đã đầu tư thì đi kèm lạm
phát (2 yếu tố quan trọng trong công thức tăng trưởng là
đầu tư và giảm thất nghiệp).
Chỉ có điều mức độ lạm phát là bao nhiêu, nó đã là
điểm gây mất ổn định vĩ mô chưa (tôi thì không biết,
thấy bạn Đại gia phán là gây mất ổn định vĩ mô rồi,
nhưng bạn ấy chưa đưa ra tiêu chuẩn quy định). Như bạn golem
đã nêu ra, điểm yếu là lạm phát cao.
_____________
Như bạn golem đưa bảng tỷ giá hối đoái VND với USD nói đó
là lạm phát thì chưa chính xác.
Tỷ giá hối đoái phản ánh tức thì các hướng chuyển biến
nhu cầu ngoại tệ của 1 nước hoặc phản ảnh tức thì thiên
hướng đầu tư, đầu cơ tiền tệ của các nhà đầu tư, hay
phần nào phán ánh thị trường chứng khoán. Các nhà đầu tư
nước ngoài đầu tư vào thị trường chứng khoán phải đổi
ngoại tệ ra tiền sở tại, nếu đó là nhu cầu mua thì nhu
cầu tiền nước sở tại tại, và ngược lại.
Tỷ giá hối đoái phụ thuộc vào cán cân thương mại với
nước ngoài. Nhập nhiều hơn xuất thì sẽ thiếu ngoại tệ,
tỷ giá ngoại tệ sẽ tăng.
Như trường hợp cuối năm 2008, đầu năm 2009, tại nhiều
nước Châu Âu (không sử dụng đồng EUR), tỷ giá hối đoái
với USD giảm (mất giá) đến 70-80% do các nhà đầu tư, đầu
cơ tiền tệ (các ngân hàng, các quỹ đầu tư, cơ sở tài
chính) rút chạy hoặc thao túng thị trường tiền tệ do chơi
futures. Không phải tại các nước đó lạm phát lên đến
70-80%.
Đó là những phản ứng tâm lý, phản ứng ngắn hạn, không
phải lúc nào cùng tương đồng với lạm phát. </div>
***********************************
Entry này được tự động gửi lên từ trang Dân Luận
(http://danluan.org/node/7336), một số đường liên kết và hình
ảnh có thể sai lệch. Mời độc giả ghé thăm Dân Luận để
xem bài viết hoàn chỉnh. Dân Luận có thể bị chặn tường
lửa ở Việt Nam, xin đọc hướng dẫn cách vượt tường lửa
tại đây (http://kom.aau.dk/~hcn/vuot_tuong_lua.htm) hoặc ở đây
(http://docs.google.com/fileview?id=0B_SKdt9lFNAxZGJhYThiZDEtNGI4NC00Njk3LTllN2EtNGI4MGZhYmRkYjIx&hl=en)
hoặc ở đây (http://danluan.org/node/244).
Dân Luận có các blog dự phòng trên WordPress
(http://danluan.wordpress.com) và Blogspot (http://danluanvn.blogspot.com),
mời độc giả truy cập trong trường hợp trang Danluan.org gặp
trục trặc... Xin liên lạc với banbientap(a-còng)danluan.org để
gửi bài viết cho Dân Luận!
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét