nhân viên an ninh theo dõi, bắt giữ và thẩm vấn tôi, công tố
viên kết tội tôi, hay vị chánh án đã xử án tôi, không ai là
kẻ thù tôi cả. Mặc dù tôi không thể chấp nhận sự theo
dõi, bắt bớ, kết tội, tuyên án của các vị, tôi vẫn tôn
trọng nghiệp vụ và nhân cách của các vị.</em> (*)
Lưu Hiểu Ba - người đàn ông có khuôn mặt gầy gò,
hiền lành và cương nghị - đã phát biểu điều này sau
khi bị đẩy vào thế đứng là kẻ thù của chính quyền
Trung Quốc.
Hôm qua, ngày 10.12.2010 - ngày Quốc tế Nhân quyền - tại
Olso - Na Uy, Ủy ban Nobel Hòa bình đã trao tặng ông giải
thưởng cao quý của nhân loại: Giải Nobel Hòa Bình.
<div class="boxright300"><img src="http://danluan.org/files/u1/nobel-305.jpg"
width="305" height="198" alt="nobel-305.jpg" /><div class="textholder">Ảnh
AFP</div></div>
Và ở thời khắc quan trọng đó, trong khán phòng tổ
chức nghi lễ, tuy có một chiếc ghế trống được
đặt ở vị trí của người nhận giải vì ông Lưu đã
từ chối tấm vé một chiều để đến với buổi
lễ, nhưng hẳn đó là buổi trao giải xúc động và hơn
bao giờ hết, người ta cảm nhận được nhu cầu mãnh
liệt của quyền tự do ngôn luận hơn bao giờ hết.
<em>Quyền tự do phát biểu là cơ sở của nhân quyền, là
nguyên uỷ của nhân tính và là mẹ của sự thật. Cấm đoán
tự do ngôn luận là giày xéo lên quyền con người, bóp nghẹt
nhân tính, và trấn áp sự thật.</em>
<em>Tôi không thấy mình có tội gì khi sử dụng quyền tự do
phát biểu hiến định, để làm tròn trách vị công dân của
mình. Dẫu có bị kết tội vì đã làm thế, tôi cũng chẳng
than phiền điều gì cả.</em> (*)
Bị quản chế, bị giam giữ trong suốt 11 năm hơn, nhưng ông
Lưu đã chọn cách "không từ bỏ", thật đáng kính phục.
Có lẽ, trong cuộc đời của mình tôi sẽ còn được
chứng kiến nhiều buổi trao giải Nobel Hòa Bình nữa,
nhưng với những gì đã chứng kiến hôm qua, tôi thực
sự tin rằng, không phải ngẫu nhiên mà cả thế giới
ngồi lại với nhau, để viết nên bản Tuyên ngôn nhân
quyền thế giới.
"<em>Mọi người đều có quyền tự do ngôn luận và bày
tỏ quan điểm. Quyền này bao gồm sự tự do quan điểm
mà không bị xen vào quấy rầy và được tự do tìm
kiếm, thu nhận và quảng bá tin tức và tư tưởng qua
mọi phương tiện truyền thông bất kể biên giới</em>"
(Điều 19, Tuyên ngôn Quốc tế Nhân quyền 10-12-1948)
Và dẫu, qua nhiều thời gian, qua nhiều thể chế cai trị,
người ta cố tình xuyên tạc, và bóp méo các giá trị
căn bản về quyền của con người đó, thì nó vẫn
thực sự tồn tại, nhờ sự đấu tranh và hy sinh đến
cùng của những con người can trường, dũng cảm như Lưu
Hiểu Ba.
Xin được mượn lời ông Lech Walesa, người thợ điện của
xưởng đóng tàu Gdansk đã từng "làm chập mạch toàn bộ hệ
thống cộng sản châu Âu", Tổng thống dân cử đầu tiên
của Ba Lan dân chủ sau khi chế độ cộng sản sụp đổ để
kết thúc entry này:
"<em>Bây giờ chúng ta có thể thấy, chỉ vài nước tẩy chay
và chúng ta thì được soi sáng: ai là những người vì bảo vệ
nhân quyền, còn những ai chỉ ham muốn tiền bạc</em>" (**)
Xem chừng thứ ánh sáng mà Việt Nam ta đang theo đuổi,
nó khác xa với thứ ánh sáng lung linh tại Olso, Na Uy - hôm
qua rất nhiều.
__________________
(*) Tôi không có kẻ thù - Lưu Hiểu Ba
(**) Lễ trao giải Nobel Hòa bình trong ngày 10/12: Nhà cầm
quyền Trung Quốc thua với tỷ số 0:2 - Nguồn: <a
href="http://www.rfavietnam.com/node/332">Blog Lê Diễn Đức</a>.
***********************************
Entry này được tự động gửi lên từ trang Dân Luận
(http://danluan.org/node/7260), một số đường liên kết và hình
ảnh có thể sai lệch. Mời độc giả ghé thăm Dân Luận để
xem bài viết hoàn chỉnh. Dân Luận có thể bị chặn tường
lửa ở Việt Nam, xin đọc hướng dẫn cách vượt tường lửa
tại đây (http://kom.aau.dk/~hcn/vuot_tuong_lua.htm) hoặc ở đây
(http://docs.google.com/fileview?id=0B_SKdt9lFNAxZGJhYThiZDEtNGI4NC00Njk3LTllN2EtNGI4MGZhYmRkYjIx&hl=en)
hoặc ở đây (http://danluan.org/node/244).
Dân Luận có các blog dự phòng trên WordPress
(http://danluan.wordpress.com) và Blogspot (http://danluanvn.blogspot.com),
mời độc giả truy cập trong trường hợp trang Danluan.org gặp
trục trặc... Xin liên lạc với banbientap(a-còng)danluan.org để
gửi bài viết cho Dân Luận!
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét