thấy một số góp ý với Đảng nhân đại hội XI tới, rất
thẳng thắn, có lý luận, sát thực tiễn, lại cũng rất có
tình và xây dựng, phụ hợp với tiến trình phát triển của
đất nước trong thời kỳ hội nhập. Tiếc rằng hầu hết các
ý kiến rất thật ấy, đều là của các tác giả mà trước
chức danh của họ là chữ "<em><strong>nguyên</strong></em>",
nguyên chức vụ này, nguyên tước vị nọ, nhiều vị
"nguyên" rất to… Kính nể kiến thức sâu rộng cùng sự
hiểu biết nơi họ, nhưng sao cứ thấy buồn và băn khoăn.
Buồn và băn khoăn vì khi đang đảm nhận công việc, nghĩa là
đang đương chức, đương quyền, khi mà tiếng nói của họ có
trọng lượng, có sức nặng, họ lại không lên tiếng, không
trung thực với nhận thức của mình, mà chờ đến khi
"nguyên" mơi dám bộc lộ quan điểm?
Có hai vấn đề đáng bàn ở đây:
<em><strong>Một là</strong></em>, trong các tổ chức Đảng và tổ
chức chính quyền chưa có dân chủ thật sự, chưa tạo nên
thói quen biết lắng nghe những ý kiến trái chiều. Người có
ý kiến khác với "trên" chẳng những không được tôn
trọng đã đành mà còn không được bảo vệ, thậm chí bị
nghi ngờ, trù úm, quy chụp. Đã không ít những bài học như
vậy.
<em><strong>Hai là</strong></em>, vì quyền lợi cá nhân, sợ mất
chức; đi kèm mất chức là mất quyền, mất lợi, không những
thế có thể kéo theo nhiều hệ lụy khác nên người ta hoặc im
lặng, không dám trung thực với nhận thức của mình. Tới đây
, lại chợt nhớ tới câu chuyện Bộ quần áo của Hoàng đế.
Thấy vua cởi truồng nhưng không dám nói, thậm chí còn vô liêm
xỉ a dua hét lên, khen vua có bộ quần áo đẹp. Hoặc có nói
nhưng nói theo kiểu hiểu thế nào cũng được.
Muốn phát triển, cần phản biện, đó là quy luật của sự
đồng thuận khoa học. Phản biện chỉ có hiệu quả trên cơ
sở mỗi một người cần trung thực với nhận thức của mình
và ĐƯỢC trung thực với nhận thức của mình.
Hãy nhìn vào các kỳ họp Quốc Hội xem những ai dám nói
thẳng, nói thật? Phần lớn họ là các nhân sỹ và trí thức
hoặc các cán bộ sắp "nguyên". Còn phần lớn những người
đang có chức trong bộ máy hành pháp rất ít lên tiếng, có lên
tiếng cũng là chung chung, ba phải. Bởi sao? Bởi sợ va chạm,
sợ cái ghế mình ngồi nơi cơ quan công quyền có thể lung lay.
Chưa có cơ chế để mỗi một thành viên trong xã hội chỉ
đóng một vai duy nhất thì việc khi họ "nguyên", nghĩa là
khi họ đã về với đời thường, đã là một "thảo dân"
mới thật sự trung thực bộc lộ nhận thức của mình, vẫn
xẩy ra.
Và như vậy, xã hội vô cùng thiệt thòi!
ĐK
***********************************
Entry này được tự động gửi lên từ trang Dân Luận
(http://danluan.org/node/7267), một số đường liên kết và hình
ảnh có thể sai lệch. Mời độc giả ghé thăm Dân Luận để
xem bài viết hoàn chỉnh. Dân Luận có thể bị chặn tường
lửa ở Việt Nam, xin đọc hướng dẫn cách vượt tường lửa
tại đây (http://kom.aau.dk/~hcn/vuot_tuong_lua.htm) hoặc ở đây
(http://docs.google.com/fileview?id=0B_SKdt9lFNAxZGJhYThiZDEtNGI4NC00Njk3LTllN2EtNGI4MGZhYmRkYjIx&hl=en)
hoặc ở đây (http://danluan.org/node/244).
Dân Luận có các blog dự phòng trên WordPress
(http://danluan.wordpress.com) và Blogspot (http://danluanvn.blogspot.com),
mời độc giả truy cập trong trường hợp trang Danluan.org gặp
trục trặc... Xin liên lạc với banbientap(a-còng)danluan.org để
gửi bài viết cho Dân Luận!
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét