<ul>
<li><a
href="http://tuoitre.vn/Kinh-te/409420/Ngan-hang-Nha-nuoc-bat-ngo-tang-lai-suat-co-ban-len-9nam.html">Ngân
hàng Nhà nước bất ngờ tăng lãi suất cơ bản lên
9%/năm</a></li>
</ul></div>
Hà Nội - Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đã nâng mức lãi suất
cơ bản cho các khoản vay bằng đồng Việt Nam lên 1 điểm
phần trăm [từ 8% lên 9%], trong lúc quốc gia này đang vật lộn
với lạm phát tăng và thâm hụt thương mại luôn ở mức cao.
Ngân hàng Nhà nước Việt Nam không đưa ra giải thích cho bước
đi bất ngờ này hôm Thứ Sáu, đây là lần tăng lãi suất cơ
bản đầu tiên kể từ tháng 11/2010, nhưng quyết định này
được đưa ra chỉ một ngày sau khi nhà chức trách tuyên bố
sẽ bán USD để tăng thanh khoản tại thị trường nội địa.
Với lạm phát ở mức 9.66% vào tháng 10 so với cùng kỳ năm
ngoái và nhập khẩu vẫn tăng cao, chính quyền đã bị đặt
dưới sức ép ngày càng tăng đòi phá giá tiền đồng.
Việt Nam đang đối mặt với những vấn đề hoàn toàn ngược
so với hầu hết các nền kinh tế Châu Á khác: Đồng nội tệ
của VN ngày càng suy yếu, và ngân hàng Nhà nước thiếu dự
trữ ngoại hối để hỗ trợ thâm hụt tài khoản vãng lai
lớn. Các nhà hoạch định chính sách ở đây hi vọng với lãi
suất cao hơn cho các tài khoản ngân hàng gửi bằng VND, họ sẽ
làm tăng nhu cầu đối với VND. Nhiều cá nhân và doanh nghiệp
Việt Nam giữ tài sản bằng USD để chống lại mức lạm phát
cao và những lần phá giá định kỳ của VND.
Việc tăng lãi suất cơ bản, đưa lãi suất này lên 9%, đi
ngược lại tuyên bố của Ngân hàng Nhà nước tuần trước
rằng nó có kế hoạch duy trì mức lãi suất này trong cả
tháng.
Động thái này diễn ra vài ngày sau khi Ngân Hàng Dự Trữ Úc
làm thị trường bất ngờ bằng việc tăng 0,25 điểm phần
trăm; và vài tuần sau khi Ngân hàng Nhân Dân Trung Hoa và Monetary
Authority of Singapore cũng tuyên bố những chính sách siết chặt
gây ngạc nhiên.
Liệu quyết định này của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam có
ảnh hưởng nhiều tới thị trường không vẫn là điều khó
đoán, bởi lãi suất cho vay giữa các ngân hàng thương mại
hiện tại vốn đã rất cao, từ 13-14%.
Ngân hàng Nhà nước từ trước đến nay vẫn từ chối không
nâng lãi suất cơ bản, và thậm chí liên tục yêu cầu các
ngân hàng địa phương cắt giảm lãi suất cho vay.
Nhưng nhà nước Việt Nam vẫn mong muốn đảm bảo rằng sự
khôi phục của nền kinh tế là bền vững, đặc biệt trước
Đại hội Đảng CSVn diễn ra vào tháng Một 2011, một sự kiện
diễn ra 5 năm một lần.
"Bước đi này hoàn toàn không được trông đợi bởi một
tuần trước, họ vẫn yêu cầu cắt giảm lãi suất", ông
Sherman Chan, một nhà kinh tế tại ngân hàng HSBC, nói. Thị
trường hi vọng được thấy các chính sách có tính nhất quán
hơn được đưa ra từ Hà Nội, ông nói.
"Họ đang tập trung hoàn toàn vào phát triển mà quên mất sự
quan trọng của [việc điều tiết lạm phát để duy trì] niềm
tin của nhà đầu tư, do vậy có vẻ như họ đang cố tái cân
bằng các chính sách quản lí kinh tế của mình", ông Chan nói.
"Nhà đầu tư hoàn toàn không biết nền kinh tế VN đang đi theo
hướng nào".
Nền kinh tế VN đã tăng tốc, với GDP tăng 7,2% trong quý III so
với cùng kỳ năm ngoái. Nhà nước đã nâng mức tăng GDP dự
tính của năm nay lên 6,7%, từ 6,5% trước đó.
Tăng trưởng mạnh đã thúc đẩy nhu cầu nhập khẩu của VN,
lấn át xuất khẩu và tạo ra thâm hụt thương mại thường
xuyên. Thâm hụt lớn và lạm phát liên tục đã làm suy yếu
VND, khiến chính phủ phải phá giá đồng nội tệ ba lần trong
một năm vừa qua.
Việt Nam ước đoán sẽ chịu thâm hụt thương mại vào khoảng
9,500 tỷ USD trong 10 tháng đầu tiên của năm, tăng so với con
số 8,405 tỷ USD của năm ngoái, Tổng cục Thống Kê cho biết
gần đây.
Nhà nước đã khuyến khích các công ty cắt giảm nhập khẩu
với một số mặt hàng, bao gồm những đồ mĩ phẩm hạng sang,
nhằm giải tỏa vấn đề thâm hụt thương mại.
Lần tăng lãi suất cơ bản cuối cùng của Ngân hàng Nhà nước
Việt Nam, từ 7% lên 8%, là vào tháng 12/2009. Hôm thứ Sáu vừa
rồi, Ngân hàng Nhà nước tuyên bố lãi suất tái cấp vốn
của ngân hàng Nhà nước đối với các tổ chức tín dụng và
lãi suất cho vay qua đêm trong thanh toán điện tử liên ngân
hàng và cho vay bù đắp thiếu hụt trong thanh toán bù trừ của
ngân hàng Nhà nước sẽ tăng 1%, lên 9%/năm. Lãi suất tái
chiết khấu mới là 7%/năm, tăng 1% so với trước.
"Bước đi này nhằm chống lại lạm phát và giảm áp lực
đối với tỷ giá hối đoái. Tăng lãi suất cơ bản sẽ giúp
củng cố giá trị đồng nội tế... và cũng sẽ giúp giảm
lạm phát", ông Lê Xuân Nghĩa, phó chủ tịch uỷ ban Giám sát
tài chính Quốc gia, nói.
<em>— Leigh Murray tại Bangkok đã đóng góp vào bài này.</em>
***********************************
Entry này được tự động gửi lên từ trang Dân Luận
(http://danluan.org/node/6963), một số đường liên kết và hình
ảnh có thể sai lệch. Mời độc giả ghé thăm Dân Luận để
xem bài viết hoàn chỉnh. Dân Luận có thể bị chặn tường
lửa ở Việt Nam, xin đọc hướng dẫn cách vượt tường lửa
tại đây (http://kom.aau.dk/~hcn/vuot_tuong_lua.htm) hoặc ở đây
(http://docs.google.com/fileview?id=0B_SKdt9lFNAxZGJhYThiZDEtNGI4NC00Njk3LTllN2EtNGI4MGZhYmRkYjIx&hl=en)
hoặc ở đây (http://danluan.org/node/244).
Dân Luận có các blog dự phòng trên WordPress
(http://danluan.wordpress.com) và Blogspot (http://danluanvn.blogspot.com),
mời độc giả truy cập trong trường hợp trang Danluan.org gặp
trục trặc... Xin liên lạc với banbientap(a-còng)danluan.org để
gửi bài viết cho Dân Luận!
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét