ông Bộ trưởng Ngoại giao. Tôi rất hân hạnh trở lại Hà
Nội và có vinh dự chứng kiến việc hoàn thành thỏa thuận
lớn giữa hai nước chúng ta. Boeing và Microsoft là hai trong số
các công ty lớn của Mỹ và các công ty đối tác, các bạn đã
gắn bó hôm nay sẽ cung cấp lợi ích thiết thực cho cả
người Việt lẫn người Mỹ.
Tôi cũng rất vui khi thấy các thỏa thuận liên quan đến Công
ước Liên Hiệp Quốc chống Tra tấn đã được ký kết. Công
ước này thể hiện một cam kết kéo dài nhiều thập niên của
cộng đồng quốc tế, tôn trọng nhân quyền và phẩm giá. Hoa
Kỳ lấy làm vinh dự hỗ trợ người dân Việt Nam khi [Việt
Nam] tái khẳng định cam kết bằng cách phê chuẩn công ước
này.
Thỏa thuận này là kết quả trực tiếp của các cuộc đối
thoại về nhân quyền giữa hai nước chúng ta. Thêm bằng chứng
rằng các cuộc thảo luận về những vấn đề khó khăn đã cho
ra các kết quả thực sự.
Như quý vị đã biết, đây là chuyến đi lần thứ hai của tôi
đến Hà Nội trong năm nay và đó là một dấu hiệu quan trọng
mà Hoa Kỳ đặt mối quan hệ với Việt Nam, với Đông Nam Á và
với toàn bộ khu vực châu Á Thái Bình Dương. Tuần này đánh
dấu lần đầu tiên Hoa Kỳ tham gia hội nghị thượng đỉnh
Đông Á và tôi xin cảm ơn Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã
mời tôi làm người khách trong buổi họp mặt này. Tổng thống
Obama mong muốn tham gia Hội nghị Thượng đỉnh Đông Á vào năm
tới tại Indonesia.
Hoa Kỳ cam kết tham gia Hội nghị Thượng đỉnh Đông Á trong
thời gian dài, bởi vì chúng tôi tin rằng hội nghị có thể và
nên trở thành một diễn đàn quan trọng về các vấn đề
chính trị và an ninh trong khu vực châu Á Thái Bình Dương.
Thượng đỉnh Đông Á cũng cung cấp cơ hội tham khảo ý kiến
trực tiếp với các lãnh đạo trong khu vực. Tôi đã có một
số cuộc họp đạt hiệu quả tối qua và hôm nay với các
đối tác của tôi và các nhà lãnh đạo khác từ Nam Hàn, Nga,
Trung Quốc, Ấn Độ, Việt Nam, và các nước khác. Tôi muốn
đưa ra thông báo ngắn gọn từ các cuộc thảo luận của tôi
với thủ tướng và bộ trưởng ngoại giao.
Rõ ràng là hai nước chúng ta đã đạt đến một mức độ
hợp tác mà khó có thể tưởng tượng trong vài năm trước
đây. Chúng ta đã vượt xa khỏi quá khứ đau thương và xây
dựng mối quan hệ trong sự tôn trọng lẫn nhau, tình bạn, và
lợi ích chung ổn định, an toàn và thịnh vượng ở khu vực
Châu Á Thái Bình Dương. Trong các cuộc thảo luận, chúng tôi
tái khẳng định sự quan tâm được chia sẻ trong việc hướng
tới một quan hệ đối tác chiến lược và chúng tôi đã thảo
luận một loạt vấn đề khác. Chúng tôi nói về tầm quan
trọng của việc gia tăng hợp tác về an ninh hàng hải, tìm
kiếm và các hoạt động cứu hộ và cứu trợ thiên tai.
Các cơn bão lớn năm nay đã và đang tàn phá nghiêm trọng đối
với người dân Việt Nam, cho thấy các nỗ lực chung của chúng
ta trong khu vực này là cấp bách hơn bao giờ hết. Và cũng như
tất cả những người bạn của Việt Nam, chúng tôi đau buồn
vì những cái chết bi thương trong đợt lũ lụt gần đây và
tôi muốn gửi lời chia buồn chân thành của tôi đến những
người đã mất người thân, nhà cửa, và công ăn việc làm.
Khi chúng tôi hợp tác chặt chẽ hơn về cứu trợ thiên tai,
chúng tôi đang mở rộng trao đổi an ninh, gồm ba cuộc đối
thoại hàng năm sẽ gia tăng các mối quan hệ quân sự hai nước
và kết quả là [mang lại] lợi ích cụ thể cho người dân
Việt Nam.
Chúng tôi cũng đã có một cuộc họp tuyệt vời sáng nay về
Sáng kiến Hạ lưu Mekong và Việt Nam là một lãnh đạo thực
sự trong việc tìm những cách để chúng tôi có thể hợp tác
nhằm giảm nhẹ các thiệt hại môi trường đang xảy ra ở Hạ
lưu sông Mekong.
Về thương mại, hai nước chúng ta đã đạt được tiến bộ
lớn. Mười lăm năm trước, thương mại song phương của chúng
ta khoảng $450 triệu đô la. Năm ngoái đã hơn $15 tỷ đô la. Và
bộ trưởng ngoại giao với thủ tướng mà tôi đã nói chuyện
về việc làm thế nào để mở rộng quan hệ thương mại, gồm
cả việc thông qua Đối tác kinh tế chiến lược xuyên Thái
Bình Dương (TPP- Trans Pacific Partnership). Hoa Kỳ, Việt Nam, và
bảy nước khác đã hoàn thành vòng đàm phán thứ ba về TPP
trong tháng này và chúng tôi hy vọng rằng Việt Nam có thể kết
luận nó trong quy trình nội bộ và sớm thông báo tình trạng
của nó như là một thành viên đối tác.
Về y tế, Hoa Kỳ đã cung cấp kinh phí đáng kể cho những nỗ
lực của Việt Nam để nâng cao hệ thống y tế, và phòng
chống HIV/AIDS, cúm gia cầm, và các mối đe dọa đại dịch.
Năm tới, chúng tôi sẽ bắt đầu làm việc về dự án $34
triệu đô la để loại bỏ chất độc dioxin trong đất ở sân
bay Đà Nẵng, di sản quá khứ đau thương chúng ta chia sẻ, và
một dấu hiệu tương lai đầy hy vọng mà chúng ta đang xây
dựng lại với nhau.
Biến đổi khí hậu, như chúng ta hướng vào các cuộc đàm
phán ở Cancun tháng 11 này, chúng tôi hy vọng làm việc với
Việt Nam và các nước khác để xây dựng những tiến bộ mà
chúng ta đã thực hiện ở Copenhagen. Ngoài ra, tại cuộc họp
của Sáng kiến Hạ lưu Mekong, chúng ta đã thảo luận làm thế
nào để cùng làm việc với nhau, thích ứng với những tác
động của biến đổi khí hậu. Và chúng tôi đã có một cuộc
thảo luận rất xây dựng về tác động tiềm năng của các
đập xây dựng ở Hạ lưu Mekong. Hoa Kỳ đã đề nghị tạm
dừng, trước khi công trình chính tiếp tục xây dựng, chúng
tôi sẽ tài trợ một nghiên cứu về vấn đề này.
Bây giờ, mặc dù các quan hệ đối tác giữa hai nước đang
mạnh và ngày càng mạnh hơn, như với tất cả những người
bạn mà chúng tôi có các lĩnh vực bất đồng. Một trong những
lĩnh vực đó [mà chúng tôi] quan tâm là quyền con người. Trong
khi thỏa thuận mà chúng tôi đã chứng kiến được ký kết
hôm nay chắc chắn là một bước đi đúng hướng, Hoa Kỳ vẫn
còn quan ngại về việc bắt giữ và kết án những người bất
đồng chính kiến ôn hòa, đè nặng lên các nhóm tôn giáo,
kiềm chế tự do Internet, bao gồm cả các blogger. Việt Nam có
rất nhiều tiềm năng, và chúng tôi tin rằng cải cách chính
trị và tôn trọng quyền con người là một phần thiết yếu
trong việc nhận ra tiềm năng đó.
Lần trước tôi có mặt ở đây hồi tháng Bảy, chúng ta đã
tổ chức kỷ niệm 15 năm quan hệ Việt – Mỹ. Lần này, chúng
ta kỷ niệm 1.000 năm Hà Nội là thủ đô Việt Nam. Và tôi
muốn gửi lời chúc mừng của tôi đến các công dân của
thành phố xinh đẹp này, và những lời chúc tốt đẹp nhất
của tôi đến tất cả người dân Việt Nam. Tôi mong muốn
được làm việc với các bạn, và với người dân Việt Nam,
để mở rộng công việc của chúng tôi, quan hệ đối tác của
chúng tôi, và tình bạn của chúng tôi trong những năm tới.
Cảm ơn bạn rất nhiều. (Vỗ tay)
<strong>Người điều khiển:</strong> (nói tiếng Việt)
<strong>HỎi:</strong> (bằng tiếng Việt)
<strong>Ngoại trưởng Khiêm:</strong> (nói tiếng Việt)
<strong>Ngoại trưởng Clinton:</strong> Cảm ơn bạn, bởi vì chúng
tôi cũng tin rằng giáo dục là một trong những phần quan trọng
trong mối quan hệ của chúng ta. Và đó là một trong những lĩnh
vực mà chúng ta thấy có sự phát triển tích cực.
Trong ba năm qua, chúng tôi đã đưa các học giả Việt – Mỹ
đến với nhau, các lãnh đạo chính phủ, các doanh nghiệp tư
nhân để thảo luận làm thế nào chúng ta có thể hợp tác
tốt hơn trong việc thúc đẩy giáo dục. Trong thời gian đó,
số lượng sinh viên Việt Nam du học tại Hoa Kỳ gần như tăng
gấp ba, lên tới hơn 13.000. Và chúng tôi hỗ trợ mạnh mẽ trao
đổi giáo dục và cộng tác học thuật, bao gồm thông qua
chương trình Fulbright và chương trình Anh ngữ của chúng tôi.
Chúng tôi cũng cam kết sẽ làm việc với Việt Nam như cải
cách hệ thống giáo dục ở Việt Nam, và khuyến khích các
chương trình giáo dục tư nhân Việt – Mỹ, bao gồm một
trường đại học kiểu Mỹ.
Vì thế, chúng tôi nghĩ rằng có một tiềm năng không giới
hạn ở đây. Và trong hai chuyến đi của tôi trong bốn tháng
qua, đã có một số người trẻ tuổi nói với tôi rằng, họ
rất thích nghiên cứu tại Hoa Kỳ, họ rất thích học tiếng
Anh, và chúng tôi muốn giúp những người trẻ tuổi đạt
được mục đích của họ.
<strong>Người điều khiển:</strong> Xin cám ơn. (nói tiếng
Việt).
<strong>Hỏi:</strong> Xin chào. Tôi ở đài NPR. Chính phủ Trung
Quốc đã bày tỏ một số điều họ không hài lòng về vai trò
của Mỹ trong việc tranh chấp ở đảo Điếu Ngư, hay Senkaku,
bao gồm cả lời nhận xét của bà với Bộ trưởng Ngoại giao
Nhật Bản, ông Maehara. Tôi muốn biết, với tình hình như thế,
nếu có thể, Hoa Kỳ làm điều gì để hành động như một
trung gian hay người môi giới trong vấn đề này?
Tôi cũng muốn biết, nếu Bộ trưởng Ngoại giao Dương [Khiết
Trì] có bất kỳ khẳng định hoặc giải thích nào, như tin đã
đưa, về chính sách xuất khẩu đất hiếm của Trung Quốc? Và
ông ấy có bất cứ đề nghị nào về việc Trung Quốc có thể
làm điều gì để phá vỡ sự bế tắc của trong vấn đề
hạt nhân ở Bắc Hàn? Xin cảm ơn bà.
<strong>Ngoại trưởng Clinton:</strong> Vâng, trước tiên, liên quan
đến quần đảo Senkaku, Hoa Kỳ chưa bao giờ giữ vị thế chủ
quyền, nhưng chúng tôi đã nói rất rõ rằng, các hòn đảo là
một phần nghĩa vụ trong hiệp ước chung của chúng tôi, và
nghĩa vụ đó là bảo vệ Nhật Bản. Chúng tôi chắc chắn đã
khuyến khích cả Nhật Bản và Trung Quốc tìm kiếm giải pháp
hòa bình cho bất kỳ những bất đồng nào mà họ có trong khu
vực này hay với khu vực khác. Tất cả sự quan tâm của chúng
tôi đối với Trung Quốc và Nhật Bản là có quan hệ ổn
định, hòa bình. Và chúng tôi đã đề nghị cho cả hai nước
rằng Hoa Kỳ sẵn sàng đứng ra [trong cuộc đối thoại] tay ba,
nơi chúng tôi sẽ đưa Nhật Bản và Trung Quốc và các bộ
trưởng ngoại giao của họ lại ngồi lại với nhau để thảo
luận về một loạt vấn đề.
Về vấn đề khoáng sản đất hiếm, Bộ trưởng Ngoại giao
Dương [Khiết Trì] đã nói rõ rằng Trung Quốc không có ý
định giữ lại các khoáng chất này ở thị trường. Ông ấy
nói rằng ông muốn nói rõ điều đó. Bây giờ, thực tế là
nó đang được gọi là đất hiếm với một lý do, nó rất
hiếm. Và Hoa Kỳ, cùng với các đồng minh khác – Nhật Bản,
Châu Âu và các nước khác – sẽ tìm kiếm thêm nhiều nguồn
tài nguyên và tìm kiếm thêm các nguồn đất hiếm này. Vì
vậy, trong khi chúng tôi đang hài lòng về tuyên bố rõ ràng này
mà chúng tôi nhận được từ chính phủ Trung Quốc, chúng tôi
vẫn nghĩ rằng, toàn thế giới, cần tìm giải pháp thay thế
và tìm kiếm các nguồn tài nguyên mới, điều mà chúng tôi sẽ
theo đuổi.
Và cuối cùng, tôi đã nói rất lâu với cả Tổng thống Lee
của Nam Hàn, với đối tác Nhật Bản của tôi khi tôi gặp ông
ở Honolulu, và với Bộ trưởng Dương [Khiết Trì] về Bắc
Hàn. Đây là vấn đề mà tất cả chúng ta đều quan tâm, và
chúng tôi tiếp tục kêu gọi Bắc Hàn trở lại bàn đàm phán,
để theo đuổi những gì họ đã bắt đầu hồi năm 2005, đó
là một loạt các cam kết thực hiện các bước không thể
đảo ngược để phi hạt nhân hóa trên bán đảo Triều Tiên.
Vì vậy, chúng tôi giữ liên lạc với những người đồng
nhiệm của chúng tôi: Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc và Nga
để làm những gì chúng ta có thể, cố gắng đưa Bắc Hàn đi
vào con đường hiệu quả hơn.
<strong>Người điều khiển:</strong> Cám ơn. (nói tiếng Việt).
<strong>Hỏi:</strong> (bằng tiếng Việt).
<strong>Ngoại trưởng Clinton:</strong> Vâng, khi Tổng thống Obama
nhậm chức và tôi trở thành ngoại trưởng, một trong những
ưu tiên hàng đầu của chúng tôi là tái khẳng định cam kết
trong khu vực châu Á-Thái Bình Dương. Hoa Kỳ là nước duy nhất
trên thế giới là cường quốc tại Đại Tây Dương và Thái
Bình Dương. Và chúng tôi không chỉ muốn tăng cường quan hệ
song phương, như chúng tôi với Việt Nam, và với các nước
khác trong khu vực, mà chúng tôi còn muốn tham gia tích cực hơn
vào các tổ chức khu vực, như ASEAN.
Vì vậy, một trong những chuyến đi đầu tiên mà tôi thực
hiện – thực ra là chuyến đi đầu tiên tôi thực hiện với
tư cách ngoại trưởng – đã đến Đông Á, như đi đến trụ
sở ASEAN ở Jakarta, và cam kết rằng Hoa Kỳ đồng ý với Hiệp
ước Hữu nghị và Hợp tác, để chúng tôi có thể trở thành
một nước tham gia vào các hoạt động ở các diễn đàn khu
vực ASEAN, và thực hiện một cam kết thực sự đối với tổ
chức các quốc gia ASEAN.
Chúng tôi cũng tin rằng Hội nghị Thượng đỉnh Đông Á là
nơi mang các quốc gia khác lại với nhau ngoài các nước chính
như ASEAN, đến với nhau để thảo luận các vấn đề chính
trị, an ninh, là một diễn đàn rất quan trọng mà Hoa Kỳ là
một phần trong đó. Hôm nay, tôi đã nói tại cuộc họp ở
Hội nghị Thượng đỉnh Đông Á trước đó với các nhà lãnh
đạo rằng hệ quả của các vấn đề chính trị, kinh tế và
an ninh đang được thảo luận trong khu vực, Hoa Kỳ muốn có
mặt ở đó.
Chúng tôi rất vui, rằng Việt Nam hiện làm chủ tịch ASEAN trong
năm 2010, đã tạo điều kiện cho chúng tôi tham gia, và mời
chúng tôi làm khách mời của chủ tịch. Và chúng tôi đã rất
vui mừng khi chúng tôi có cơ hội cùng với Nga tham gia. Hoa Kỳ
có mối quan hệ sâu rộng và lâu dài ở châu Á-Thái Bình
Dương, và chúng tôi muốn là một đối tác tốt, một người
bạn tốt, một hàng xóm tốt. Và tôi nghĩ một trong những cách
chúng ta có thể chứng minh đó là bằng cách tham gia tích cực
vào các tổ chức như Hội nghị Thượng đỉnh Đông Á.
<strong>Người điều khiển:</strong> Cảm ơn bà. (nói tiếng
Việt).
<strong>Hỏi:</strong> Xin cảm ơn. Đây là một câu hỏi dành cho
Ngoại trưởng Clinton và Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Gia Khiêm.
Bà nói bà nêu các vấn đề nhân quyền và những vụ bắt bớ
gần đây với bộ trưởng ngoại giao [Phạm Gia Khiêm]. Tôi chỉ
muốn biết những gì ông ấy đã nói với bà, và bà đã chấp
nhận lời phản hồi như thế nào. Và có lẽ ông bộ trưởng
ngoại giao có thể nói về điều đó.
Và cũng có thể, một phần thú vị về việc sự tiến triển
trong mối quan hệ Việt – Mỹ là thỏa thuận hợp tác hạt
nhân dân sự. Tôi muốn biết tình trạng của những cuộc đàm
phán này là gì, và nếu Hoa Kỳ cho phép Việt Nam sản xuất
nhiên liệu hạt nhân làm giàu uranium, là một thành phần trong
thỏa thuận đó. Và tôi muốn biết [các thoả thuận này] đang
ở vị trí nào. Xin cảm ơn bà.
<strong>Ngoại trưởng Clinton:</strong> Vâng, chúng tôi đang (không
nghe).
<strong>Ông Phạm Gia Khiêm:</strong> (nói tiếng Việt)
<strong>Ngoại trưởng Clinton:</strong> Nhân quyền là vấn đề
rất quan trọng đối với Hoa Kỳ, và chúng tôi thường xuyên
nêu lên mối quan tâm của chúng tôi, như tôi đã nói buổi tối
qua với Thủ tướng Chính phủ, và đã lặp lại hôm nay với
Phó Thủ tướng và Bộ trưởng Ngoại giao. Chúng tôi không chỉ
nêu vấn đề này nói chung, mà chúng tôi còn đặc biệt quan
tâm về các bản án nặng nề dành cho các nhà hoạt động
chính trị, tấn công vào các blogger, hạn chế tự do Internet,
và tự do tôn giáo, thắt chặt kiểm soát đối với các tổ
chức nghiên cứu và các phương tiện truyền thông. Chúng tôi
nêu những vấn đề này ở mọi cấp, cả ở Hà Nội, và tại
Washington, bao gồm cả thông qua đối thoại của chúng tôi về
nhân quyền.
Và như tôi đã nói trong lời phát biểu lúc khai mạc, việc ký
kết Công ước Chống Tra tấn, đưa ra trực tiếp trong cuộc
đối thoại của chúng tôi về nhân quyền. Và tôi rất yên tâm
qua ý kiến của Thủ tướng và Phó Thủ tướng, Bộ trưởng
Ngoại giao đã đưa ra, rằng họ muốn cam kết với Hoa Kỳ về
các vấn đề này, rằng họ muốn nghe từ chúng tôi và quan
điểm của chúng tôi về những vấn đề này. Và chúng ta sẽ
tiếp tục làm như vậy một cách kiên định và theo thời gian,
như chúng tôi làm cho trường hợp Việt Nam gia tăng trong lĩnh
vực kinh tế rất ấn tượng, sẽ trở nên ấn tượng và bền
vững hơn như những lợi ích kinh tế đi đôi với những cải
tiến về tự do chính trị và về quyền con người.
Liên quan đến tình trạng 123 cuộc đàm phán, chúng tôi ký kết
một biên bản ghi nhớ về hợp tác hạt nhân hồi tháng Ba. Và
chúng tôi đang tiếp tục các nỗ lực để mở rộng hợp tác
hạt nhân dân sự. Chúng tôi vẫn chưa khai mạc các cuộc đàm
phán chính thức về 123 thỏa thuận, nhưng chúng tôi đang
hướng tới việc đó. Thực ra, Tổng thống Obama mời Thủ
tướng Chính phủ đến tham dự hội nghị thượng đỉnh an ninh
hạt nhân tại Washington cuối tháng Tư là một dấu hiệu cho
thấy tầm quan trọng của chúng tôi về việc hợp tác với
Việt Nam trong lĩnh vực này, và chúng tôi mong muốn có tiến
triển hơn trong lĩnh vực đó.
<strong>Người điều khiển:</strong> Cảm ơn bà rất nhiều. (nói
tiếng Việt.)
Ngọc Thu dịch từ US Department of State
Người dịch gửi trực tiếp cho BVN
***********************************
Entry này được tự động gửi lên từ trang Dân Luận
(http://danluan.org/node/6897), một số đường liên kết và hình
ảnh có thể sai lệch. Mời độc giả ghé thăm Dân Luận để
xem bài viết hoàn chỉnh. Dân Luận có thể bị chặn tường
lửa ở Việt Nam, xin đọc hướng dẫn cách vượt tường lửa
tại đây (http://kom.aau.dk/~hcn/vuot_tuong_lua.htm) hoặc ở đây
(http://docs.google.com/fileview?id=0B_SKdt9lFNAxZGJhYThiZDEtNGI4NC00Njk3LTllN2EtNGI4MGZhYmRkYjIx&hl=en)
hoặc ở đây (http://danluan.org/node/244).
Dân Luận có các blog dự phòng trên WordPress
(http://danluan.wordpress.com) và Blogspot (http://danluanvn.blogspot.com),
mời độc giả truy cập trong trường hợp trang Danluan.org gặp
trục trặc... Xin liên lạc với banbientap(a-còng)danluan.org để
gửi bài viết cho Dân Luận!
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét