Một cách tiếp cận khi theo dõi những vụ án nghi phạm tội danh về An ninh Quốc gia

Thông thường, ở những Quốc gia nói chung là yên ổn, hay tạm
gọi là yên ổn, trong đó có Việt Nam, án hình sự không phải
khi nào cũng có để mà xử, vậy nên các bộ phận An ninh,
Cảnh sát chuyên trách về chống tội phạm biên chế nhân viên
không nhiều so với toàn bộ lực lượng An ninh, Cảnh sát.

Vậy thì số bộ phận, nhân viên phần đông còn lại họ làm
gì, nếu không tính số nhân viên hậu cần vật chất, y tế,
phục vụ dịch vụ v.v.. thì lượng còn lại này sẽ làm nốt
công việc ngoài công việc của số chuyên tránh chống tội
phạm. Đó là những khâu như tuyên truyền (trực tiếp, lồng
ghép vào loại hình giải trí hay thông qua dịch vụ thông tin),
rồi khâu tư vấn, Hành chính (đăng ký và theo dõi về mặt sổ
sách), điệp báo (hay còn gọi là cài cắm, trinh sát các
kiểu...), khâu vũ trang bạo lực (hạn chế dùng, chỉ dùng khi
cần thiết ).

Khâu điều tra thì của lực lượng chuyện trách chống tội
phạm.

Trong các khâu nói trên, ly kỳ nghệ thuật nhất là khâu điệp
báo (cài cắm, trinh sát..), nó được tiến hành thường xuyên
liên tục, tất cả mọi nơi được pháp luật cho phép (hay
Tổng thống ký sắc lệnh), kể cả đối với những người
không hề có dấu hiệu phạm tội cho đến có dấu hiệu phạm
tội, những việc không hề có dấu hiệu tội phạm hay có dấu
hiệu tội phạm. Nghĩa là, chỉ cần đánh giá được ở môi
trường nào, với những điều kiện gì làm cho con người ta có
thể (có thể thôi) vì đó mà dẫn đến phạm pháp hay bị lợi
dụng phạm pháp thì đều bị "cài cắm, trinh sát" cả.

"Cài cắm" thường được làm bởi ba dạng, thứ nhất là
những người được cho là tốt, hoặc không tốt không xấu,
có quan hệ ít nhiều với "mục tiêu", tiếp cận "mục tiêu",
có thể hàng năm trời. Dạng hai là những người là "phe của
đối tượng", thân cận và đáng tin của đối tượng. Và
dạng ba là trực tiếp các nhân viên An ninh, Cảnh sát ngụy
trang.

"Trinh sát" bao hàm nghĩa cài cắm, nhưng không đồng nghĩa chỉ
đơn thuần là theo dõi, hay công nghệ thông tin, do thám, mà có
khi lại chính là một khâu quan trọng vừa hư vừa thực, là
một công đoạn quan trọng "đóng kịch" trong toàn bộ công
đoạn của người hay nhóm, tổ chức đang bị An ninh, Cảnh sát
theo dõi; "công đoạn đóng kịch" có thể chỉ để moi tin, hay
ngăn ngừa tội phạm xảy ra, hay thậm chí chính nó xúi dục
tội phạm bộc lộ hành vi phạm pháp ra mặc dù ý định có
thể chưa muốn, nhằm thuận đường cho thu thập chứng cứ
buộc tội.

Hầu hết các nước trên thế giới, không như Cảnh sát mỗi
khi bắt thường "trưng" chứng cứ hết ra viện Công tố (hay
Viện kiểm sát) nhằm lấy thành tích buộc tội nghi phạm,
đối với lực lượng bảo vệ An ninh quốc gia của mỗi nước
thì ngược lại, chứng cứ luôn dè sẻn, chỉ "trưng" ra đủ
để khởi tố, đề nghị truy tố, xét xử về một tội danh
nào đó gọi là có.

Nếu nghị phạm tội danh An ninh quốc gia là công dân nước
khác, thì việc có "trưng" tiếp chứng cứ ra nữa hay không còn
tuỳ thuộc qua kênh ngoại giao giữa hai nước (nước bắt và
nước có công dân bị bắt, như vụ Võ Đại Tôn về Việt Nam,
cuối thế kỷ trước).

Nếu nghi phạm là công dân của quốc gia bắt, thì cũng không
cần phải "trưng" hết chứng cứ ra, vì liên quan nhiều chuyện,
chẳng hạn thái độ của các nước là đối tác kinh tế,
đối tác về chính trị, hoặc một mặt để còn "dục cầm
cố túng" (muốn bắt phải thả) ai đó, hay cũng có thể để
thành khẩn hối cải, bằng không sẽ cứng rắn.

Điều đó lý giải tại sao các vụ về An ninh quốc gia ở
Việt Nam năm ngoái, khi bị bắt chỉ với nghi can tội danh
"tuyên truyền chống Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa
Việt Nam", nhưng sau lại bị khởi tố về tội "Tội hoạt
động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân". Không phải bởi
"bị tra tấn nên khai" (quan niệm này ngây thơ chính trị), mà do
lý do nêu trên.

Vậy nên, khi ai đó bị bắt vì nghi phạm thuộc lĩnh vực quy
định trong luật hiện hành là An ninh Quốc gia, nên thẩm quyền
khởi tố, điều tra là của cơ quan An ninh điều tra. Và như
đã nêu ở trên, thì không chỉ là việc của riêng Cơ quan
điều tra, mà thực chất là việc của nhiều cơ quan, bộ phận
khác nữa trước đó rât lâu đã tiến hành đồng bộ rồi;
khâu bắt nghi phạm, khởi tố, điều tra chỉ là một công
đoạn rất hẹp so với toàn bộ quy mô khối lượng công việc
của Cảnh sát, An ninh.

Do đó, trong các vụ luật sư bào chữa cho thân chủ mà Viện
kiểm sát buộc tội danh về An ninh Quốc gia ở Việt Nam
thường không mấy hiệu quả, thì ngoài lý do vai trò vị trí
của Luật sư trong Tố tụng ở Việt Nam còn chưa cao do hạn
chế của nền tư pháp chưa tiến bộ, về mặt bằng chung trình
độ của Luật sư trong nước, nói đa số là như thế, thì còn
một lý do nữa là sự củng cố vững chắc về chứng cứ (đã
đưa ra trước công luận hay chưa đưa ra) của hệ thống đồ
sộ và hiệu quả của cơ quan phòng chống tội phạm đã tiến
hành liên tục từ rất lâu, đồng bộ nhịp nhàng các biện
pháp công tác đặc biệt thu thập chứng cứ, kích động đối
tượng bọc lộ hành vi phạm pháp được luật pháp cho phép
đối với Cảnh sát, An ninh (ở các nước Tam quyền phân lập
thì phần lớn Tổng thống công khai biện pháp ra Nghị viện).

Trong quá trình điều tra, nếu tuỳ theo đó thái độ hợp tác
hay thiếu hợp tác của nghi phạm, hay ý đồ "dùng người" của
cơ quan Cảnh sát, An ninh, hay ý đồ Chính trị, ngoại giao của
Chính quyền, mà sẽ "trưng" ra chứng cứ nhiều hay ít.

Bởi vấn đề An ninh nó là như vậy, nên nếu là thiết chế
Tam quyền phân lập, thì khâu "điệp báo" người ta không giao
cho Cảnh sát nhiều, mà lập một cơ quan Tình báo riêng biệt
không có quyền như Cảnh sát (bắt và vũ trang công khai) để
hạn chế "lạm quyền". Còn các nước theo hệ thống Xã hội
Chủ nghĩa trước đây thì cả An ninh lẫn Cảnh sát đều
được sử dụng các "biện pháp công tác cá biệt" trong việc
nắm tình hình, thu thập thông tin, chứng cứ, kích động bộc
lộ ý đồ, bắt người v.v....

Về vấn đề khiếu nại Hành chính, khiếu kiện Dân sự, Hình
sự liên quan đến nghi phạm, cần phải hiểu là vai trò của
Luật gia, Luật sư, bào chữa viên nhân dân v.v... thì trình độ
nghiên cứu khoa học pháp lý hoàn toàn không đồng nghĩa với
trình độ Điều tra tội phạm hiểu theo toàn bộ quy trình như
đã trình bày, nên việc trợ giúp pháp lý cho thân chủ trong
vị án hay các vụ việc nảy sinh thường ở thế yếu hơn.

Nếu Việt Nam mà có nghề Thám tử được Luật cho phép và
hoạt động rộng rãi, thì cho dù thế mạnh luôn về phía cơ
quan Công quyền, song giới Luật sư cũng gỡ gạc được phần
nào.

<div class="special_quote">Những bài của tác giả đã có đăng
trên Dân Luận:

- Vụ đất đai Nghi Sơn sẽ tác động tâm lý Công An khi làm
nhiệm vụ sau này ?

- Nên chăng cần sớm ban hành Luật và Nghị định về biểu
tình ?

- Cần lắm sự bình đẳng cho nghi phạm tội danh An ninh Quốc
gia về quyền được bảo vệ bởi Luật sư khi bị tạm giữ.

- Cần xem xét sửa đổi khoản 5, điều 9 Điều lệ Đảng
Cộng sản Việt Nam.</div>

***********************************

Entry này được tự động gửi lên từ trang Dân Luận
(http://danluan.org/node/7001), một số đường liên kết và hình
ảnh có thể sai lệch. Mời độc giả ghé thăm Dân Luận để
xem bài viết hoàn chỉnh. Dân Luận có thể bị chặn tường
lửa ở Việt Nam, xin đọc hướng dẫn cách vượt tường lửa
tại đây (http://kom.aau.dk/~hcn/vuot_tuong_lua.htm) hoặc ở đây
(http://docs.google.com/fileview?id=0B_SKdt9lFNAxZGJhYThiZDEtNGI4NC00Njk3LTllN2EtNGI4MGZhYmRkYjIx&hl=en)
hoặc ở đây (http://danluan.org/node/244).

Dân Luận có các blog dự phòng trên WordPress
(http://danluan.wordpress.com) và Blogspot (http://danluanvn.blogspot.com),
mời độc giả truy cập trong trường hợp trang Danluan.org gặp
trục trặc... Xin liên lạc với banbientap(a-còng)danluan.org để
gửi bài viết cho Dân Luận!

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét