Lê Diễn Đức - Cách mạng xanh và bùn đỏ ở Việt Nam

<em><strong>Thế giới thực sự đang tiến vào cuộc cách mạng
năng lượng xanh, trong khi người Việt thì hăng hái tìm mọi
cách khai thác tận kiệt mọi tài nguyên và gần như chỉ xuất
khẩu ở dạng thô, song song với việc ham lợi trước mắt nên
sử dụng công nghệ rẻ tiền, bất chấp hậu quả môi trường
để lại cho thế hệ tương lai, mà nguy cơ bùn đỏ từ khai
thác bauxite Tây Nguyên đang là một trong những đề tài gây lo
lắng cho công luận.</strong></em>

United Arab Emirates đang chuẩn bị cho một thế giới mà trong đó
sẽ cần đến dầu ít hơn, mặc dù United Arab Emirates có trữ
lượng dầu lớn thứ bảy trên thế giới.

Hầu hết người dân của quốc gia này sống đầy đủ tại
các thành phố hiện đại nhờ vào sự giàu có mà thương mại
dầu mỏ mang lại. Tuy nhiên, tại United Arab Emirates đang có một
sự phát triển hoàn toàn mới - nguồn gốc cho thu nhập trong
tương lai và khá bất ngờ. Đó là Masdar City.

Thành phố này đang được xây dựng trải dài 17 km từ Abu Dhabi
và là thành phố đầu tiên của thế giới hoàn toàn sử dụng
năng lượng xanh.

Năng lượng sẽ được cung cấp với từ các nguồn tái tạo
và các tòa nhà được che phủ bằng các tấm năng lượng mặt
trời. Mục tiêu là không phát thải khí các-bon và mức độ ô
nhiễm môi trường bằng không.

Chủ tịch cômg ty Masdar, Tiến sĩ Al Jaber, nói rằng công trình
sử dụng công nghệ mới nhất và được xây dựng kéo dài
một thập niên nữa. Các công việc sẽ hoàn thành giữa năm
2020 và năm 2025, nhưng Masdar City mang một sứ mệnh độc đáo
và các công việc sẽ kéo dài mãi mãi. Một số lượng lớn
sẽ phụ thuộc vào sự tiến bộ của công nghệ và tính năng
động của thị trường - Ông Sultan Ahmed Al Jaber cho biết.

Được thành lập vào năm 2006, Masdar cũng được gọi là Abu
Dhabi Future Energy Company. Mục tiêu của nó là phát triển,
thương mại, phổ biến và khuyếch trương các nguồn năng
lượng tái tạo và công nghệ sạch.

Masdar muốn đi đầu trong sự chuyển biến nền kinh tế của
chúng ta từ mô hình dựa trên dầu lửa qua mô hình dựa trên
kiến thức, với sự quan tâm đặc biệt đến những những gì
chúng ta biết rõ nhất, tức là năng lượng - ông Sultan Ahmed Al
Jaber nói.

Masdar City nằm trong trái tim của những tham vọng. Ông hy vọng
nó sẽ trở thành trụ sở cho các công ty, các nhà nghiên cứu
nhà khoa học từ khắp nơi trên thế giới và tạo ra một trung
tâm quốc tế cho các tổ chức tham gia vào năng lượng tái tạo
và công nghệ môi trường.

Tập đoàn Siemens của Đức quốc đã công bố kế hoạch thiết
lập trụ sở khu vực của nó ở đây.

Dự trữ dầu không phải là vĩnh cửu. Masdar City là một ví
dụ về khả năng chuyển đổi tình trạng phụ thuộc vào dầu
sang phương pháp sản xuất năng lượng xanh, bảo vệ thiên
nhiên và đời sống, sức khỏe của con người.

Thế giới thực sự đang tiến vào cuộc cách mạng năng lượng
xanh, trong khi người Việt thì hăng hái tìm mọi cách khai thác
tận kiệt mọi tài nguyên và gần như chỉ xuất khẩu ở dạng
thô, song song với việc ham lợi trước mắt nên sử dụng công
nghệ rẻ tiền, bất chấp hậu quả môi trường để lại cho
thế hệ tương lai, mà nguy cơ bùn đỏ từ khai thác bauxite Tây
Nguyên đang là một trong những đề tài gây lo lắng cho công
luận.

<center><img
src="http://danluan.org/files/u1/75820_101751313231462_100001897802304_10633_4119238_n.jpg"
width="400" height="543"
alt="75820_101751313231462_100001897802304_10633_4119238_n.jpg" /></center>

<center><img
src="http://danluan.org/files/u1/149188_101751459898114_100001897802304_10635_146597_n.jpg"
width="465" height="295"
alt="149188_101751459898114_100001897802304_10635_146597_n.jpg" /></center>

Nguồn: Penny Tweedie, Reuters.

***********************************

Entry này được tự động gửi lên từ trang Dân Luận
(http://danluan.org/node/7023), một số đường liên kết và hình
ảnh có thể sai lệch. Mời độc giả ghé thăm Dân Luận để
xem bài viết hoàn chỉnh. Dân Luận có thể bị chặn tường
lửa ở Việt Nam, xin đọc hướng dẫn cách vượt tường lửa
tại đây (http://kom.aau.dk/~hcn/vuot_tuong_lua.htm) hoặc ở đây
(http://docs.google.com/fileview?id=0B_SKdt9lFNAxZGJhYThiZDEtNGI4NC00Njk3LTllN2EtNGI4MGZhYmRkYjIx&hl=en)
hoặc ở đây (http://danluan.org/node/244).

Dân Luận có các blog dự phòng trên WordPress
(http://danluan.wordpress.com) và Blogspot (http://danluanvn.blogspot.com),
mời độc giả truy cập trong trường hợp trang Danluan.org gặp
trục trặc... Xin liên lạc với banbientap(a-còng)danluan.org để
gửi bài viết cho Dân Luận!

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét