và bất bình trước tuyên bố của Chủ tịch HĐQT tập đoàn
điện lực Việt Nam (EVN) Đào Văn Hưng khi ông yếu đuối bày
tỏ sự bất lực trước tình trạng thiếu điện hiện nay.
Ngỡ ngàng vì tuyên bố từ chính người đứng đầu ngành
điện. Bất bình từ một ngành độc quyền, được hưởng
mọi ưu đãi của cơ chế chính sách để có thể xây dựng
được hệ thống điện quốc gia làm bệ phóng cho đất nước
bước vào thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Độc
quyền từ việc quản lý hệ thống nhà máy phát điện chính
của đất nước, đến độc quyền trong việc truyền tải và
mua bán điện. Thế nhưng, những gì EVN làm được trong những
năm qua đã không đáp ứng được lòng mong mỏi của nhân dân.
Trước tiên, chiến lược dựa vào thuỷ điện mà không tính
tới những biến đổi của khí hậu, môi trường đã làm cho
các nhà máy thuỷ điện không phát huy được hết công suất,
ảnh hưởng nghiêm trọng tới môi trường. Những ngày này, các
tỉnh miền Trung đang ngập chìm trong nước xả lũ của các nhà
máy thuỷ điện. Các nhà máy của sơ đồ điện 6 đã rơi hết
vào tay các nhà thầu Trung Quốc, hầu hết đều bị chậm tiến
độ và đội giá thành. Tại sao lại trao các dự án điện vào
tay các nhà thầu kém chất lượng? Nghiêm trọng hơn là không
phát được điện theo kế hoạch nhằm đáp ứng nhu cầu phát
triển của nền kinh tế. Trách nhiệm của EVN ra sao thì không
thấy đả động tới. Thế là điệp khúc năm này sang năm khác
tiếp tục diễn ra: cắt điện, cắt điện và cắt điện!
Điện cúp làm ảnh hưởng tới mọi khía cạnh của đời sống
xã hội và toàn bộ nền kinh tế. EVN than phiền do giá điện
thấp nên không ai muốn đầu tư vào ngành điện. Nhưng kiến
nghị của EVN với nhà nước ra sao, từ bỏ độc quyền mua bán
điện như thế nào thì không thấy EVN đề xuất. Trong khi, EVN
vẫn đầu tư ra ngoài ngành điện hàng ngàn tỉ đồng, mặt
khác lại kêu thiếu vốn để xây dựng nhà máy điện. Mọi
người đều biết, giá điện cho sản xuất của ta cũng đã
ngang bằng với giá các nước trong khu vực. Còn giá điện sinh
hoạt do phải bao cấp 100 số đầu nên EVN phải bù lỗ. Ai cũng
biết, trong kinh tế thị trường, không thể cào bằng trong sử
dụng điện. EVN cần kiến nghị với nhà nước sớm đưa thị
trường điện cạnh tranh áp dụng trên cả nước, không thể
bao cấp tràn lan. Chúng ta đã có danh sách các hộ nghèo trên
cả nước. Nhà nước cứ việc chiếu theo danh sách đó mà hỗ
trợ. Còn lại tất cả đều sử dụng điện theo mặt bằng
giá chung. Có như vậy mới tạo động lực cho các nhà đầu tư
rót vốn vào phát triển nguồn và lưới điện. Kiên quyết
tách khâu truyền tải và mua bán điện ra khỏi EVN để tạo
môi trường cạnh tranh bình đẳng. Cần đa dạng hoá nguồn
điện, hạn chế tối đa thuỷ điện. Ưu tiên phát triển năng
lượng tái tạo. Lâu nay chúng ta quan tâm quá nhiều đến những
công trình hoành tráng như thuỷ điện phải… nhất Đông Nam
Á. Những dự án nhà máy điện hạt nhân dày đặc trong tương
lai tại tỉnh nghèo Ninh Thuận. Nhưng các dự án năng lưọng
tái tạo lại không được quan tâm đúng mức. Trong khi tiềm
năng về gió, mặt trời, thuỷ triều… của ta rất lớn.
Một ví dụ: Dự án nhà máy điện hạt nhân sắp tới tại Ninh
Thuận có giá khoảng 20 tỉ USD, dự kiến sẽ phát điện vào
năm 2020.Với số tiền đó, nếu gửi vào ngân hàng, mỗi năm
số tiền lãi sẽ vào khoảng 2 tỉ USD, đem số tiền đó đầu
tư cho năng lượng tái tạo. Theo thời giá hiện nay, 1MW điện
gió giá khoảng 2 triệu USD. Mỗi năm chúng ta có 1000MW điện
gió. Sau 10 năm ta sẽ có 10.000MW điện, tương đương với công
suất của nhà máy điện hạt nhân sẽ được xây dựng. Cái
được lớn nhất là chúng ta hoàn toàn không phải lo lắng cho
sự nguy hiểm đối với đất nước, môi trường không bị
ảnh hưởng. Chúng ta không phải nhập khẩu nhiên liệu hạt
nhân để vừa sử dụng vừa nơm nớp lo sợ sự cố. Một bài
toán đơn giản như vậy, không biết đã có ai tính đến chưa?
Trong khi không tiếc tiền mua điện giá cao của Trung Quốc, để
tạo ra khoản lỗ hàng ngàn tỉ đồng trong thời gian ngắn, thì
mặt khác EVN lại cò kè từng xu với các nhà đầu tư năng
lượng tái tạo. Có năng lượng điện gió, phát điện cả năm
nay vẫn không ký được hợp đồng bán điện cho EVN, làm nản
lòng các nhà đầu tư. Điện năng là điều kiện tối cần
thiết, là bệ phóng cho đất nước phát triển. Không thể hô
khẩu hiệu đưa đất nước lên công nghiệp hoá, hiện đại
hoá trong khi điện thiếu, không theo kịp đà phát triển. Tại
sao một lãnh đạo ngành điện tuyên bố bất lực trước bàn
dân thiên hạ mà vẫn yên vị để đưa những người có đủ
năng lực lên thay thế? Tại sao ông Hưng vẫn chưa rũ áo từ
quan nhỉ? Không lẽ đất nước lại thiếu những người tâm
huyết có năng lực gánh vác nhiệm vụ phát triển ngành điện
hay sao? Cần phải kiên quyết thay đổi nhân sự EVN, để đưa
những người có tâm và tầm vào đội ngũ lãnh đạo nhằm
đưa ngành điện phát triển kịp với yêu cầu hiện tại.
<em>[*] Bài viết riêng cho HuyBom&Sam blog</em>
***********************************
Entry này được tự động gửi lên từ trang Dân Luận
(http://danluan.org/node/6982), một số đường liên kết và hình
ảnh có thể sai lệch. Mời độc giả ghé thăm Dân Luận để
xem bài viết hoàn chỉnh. Dân Luận có thể bị chặn tường
lửa ở Việt Nam, xin đọc hướng dẫn cách vượt tường lửa
tại đây (http://kom.aau.dk/~hcn/vuot_tuong_lua.htm) hoặc ở đây
(http://docs.google.com/fileview?id=0B_SKdt9lFNAxZGJhYThiZDEtNGI4NC00Njk3LTllN2EtNGI4MGZhYmRkYjIx&hl=en)
hoặc ở đây (http://danluan.org/node/244).
Dân Luận có các blog dự phòng trên WordPress
(http://danluan.wordpress.com) và Blogspot (http://danluanvn.blogspot.com),
mời độc giả truy cập trong trường hợp trang Danluan.org gặp
trục trặc... Xin liên lạc với banbientap(a-còng)danluan.org để
gửi bài viết cho Dân Luận!
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét