hình tuyên ngày 12.11.2010. Ngoài cảm giác thương xót dành cho
hai gia đình bất hạnh, các thông tin tràn ngập trên các báo
đã đem lại nhiều điều đáng ngẫm nghĩ.
Về lý thuyết, mọi hình phạt từ luật pháp đều phải nhắm
đến một mục đích tối cao là răn đe, ngăn ngừa sự tiếp
diễn của tội phạm. Nhìn vào các tin chém giết, bạo lực
vẫn nhan nhản trên các báo mạng, dường như mục tiêu này đã
thất bại.
Không nói đâu xa, ngay trong ngày xử án Nguyễn Đức Nghĩa, đã
xảy ra một vụ thảm sát ngay chính thủ đô Hà Nội mà những
kẻ thủ ác là những dân chơi thừa tiền để chạy BMW.
Người ta phải điều cảnh sát cơ động đến túc trực tại
bệnh viện để bảo vệ những người bị thương. Chuyện như
đùa, nhưng có thật và nhuốm mùi mafia Ý trong vụ ám sát bố
già Corleone. Luật pháp, tuy rất nghiêm khắc với Nghĩa, nhưng
rõ ràng đã bị những tay anh chị này xem rẻ, rất rẻ.
Một lý do khá thuyết phục cho án tử hình là bảo vệ những
người dân lương thiện bằng cách loại trừ bị cáo ra khỏi
cuộc sống. Lý lẽ này hoàn toàn không biện bạch được cho
án tử hình. Vì một án chung thân cấm cố (trên hoang đảo
chẳng hạn) vẫn có thể làm được điều này, mà không cần
đổi bằng một mạng người.
Lý do cuối cùng và cũng là lý do tệ hại nhất: trả thù.
Nguyên tắc "mạng đổi mạng", "mắt đền mắt, răng đền
răng" thì chưa bao giờ là nền tảng của một xã hội nhân
bản và văn minh. Nó là cách ứng xử của những xã hội bán
khai, tàn bạo theo kiểu Taliban.
Xét về nhiều mặt, án tử hình là một thất bại cho bất kỳ
xã hội nào.
Tuy nhiên, sự tràn ngập tin tức về Nghĩa trên truyền thông
cũng cho thấy một khuôn mặt méo mó và đáng kinh sợ của công
chúng, những người đã theo dõi vụ án với rất nhiều háo
hức, những người đã nồng nhiệt vỗ tay khi tòa tuyên án.
Một thầy thuốc, nhanh nhẩu khuyên Nghĩa hiến xác, trong khi
bản án tử chưa tuyên. Bất kể sự đau đớn của gia đình!
Dù với mục đích rất cao đẹp là cứu người, thời điểm
đưa ra lời khuyên này đã chà đạp lên những giá trị nhân
bản của y khoa là lòng tôn trọng sự sống. Lấy đi một sự
sống này để bổ khuyết cho một hay nhiều sự sống khác, có
phải là nguyên tắc tối hậu của y khoa: "Primum non nocere!"
(Trước hết, không làm tổn hại)
Lòng hiếu kỳ của công chúng hoàn toàn được thỏa mãn bởi
vô số tin tức multimedia. Người ta viết về phạm nhân với
những từ ngữ "hắn", "gã"… Người ta mô tả sự rành
rọt, khúc chiết của một sinh viên như thể đó là dấu hiệu
của một tội phạm máu lạnh không hề run sợ. Người ta quay
cận cảnh những giọt nước mắt của Nghĩa khi nghe tin bố
chết. Người ta chen lấn, xô đẩy nhau để quay phim chụp ảnh
cuộc nói chuyện đầy nước mắt giữa Nghĩa và mẹ. Thậm
chí, một tấm ảnh còn cho thấy một phóng viên đang tươi
cười ngắm lại bức ảnh mình vừa chụp, bên cạnh là ánh
mắt tuyệt vọng của tử tù vừa bị tuyên án…
<div class="boxright220"><img src="http://danluan.org/files/u1/2_1_0.jpg"
width="220" height="165" alt="2_1_0.jpg" /><div class="textholder">Một
bản án tử hình khác do người dân tự tay thi hành với một
kẻ trộm chó</div></div>
Và người ta vỗ tay khi tòa tuyên án tử hình…
Rất nhiều tin bài như thế để thấy một diện mạo khác của
xã hội chúng ta đang sống. Một xã hội có thể đã mang lại
sự no đủ cho một số người, nhưng thiếu hẳn lòng trắc
ẩn. Một công chúng khao khát sự trả thù. Một đám đông sẵn
sàng thay mặt luật pháp để hè nhau đánh chết, đốt xác một
người trộm chó. Một đám đông thèm thuồng những tin
"nóng" để thoát ra khỏi sự nhàm chán. Và cuối cùng,
những người đưa tin – phóng viên với sự "nhiệt tình"
đến mức chà đạp lên những giá trị sống căn bản.
Cái ác không chỉ là tội sát nhân, nó còn biểu lộ qua sự
hiếu kỳ, hả hê của công chúng. Gương mặt của cái ác cũng
hiện rõ qua hành vi tác nghiệp phi nhân của báo chí mà nụ
cười của người phóng viên đó là tiêu biểu.
Vụ án Nguyễn Đức Nghĩa là một lý do để toàn xã hội phải
nhìn lại và đấm ngực ăn năn. Hãy nhớ lại câu của Karl
Marx: "con người là tổng hòa các quan hệ xã hội" để xét
lại mình, xét lại cái cơ cấu xã hội, gia đình, giáo dục…
mà kẻ thủ ác được nuôi dưỡng.
Vì rằng, cái ác không tự sinh ra bao giờ. Nó cũng không tự
mất đi, trừ phi chúng ta bẻ gãy được chu trình tiếp nối và
nảy nở của cái ác. Cách đưa tin và thái độ tiếp nhận tin
đầy hiếu sát của công chúng về vụ án ghê rợn này, phải
chăng là sự bày tỏ và tán dương một dung mạo khác của cái
ác?
Liệu rằng, án tử hình có phải là biện pháp chung cuộc để
đẩy lui cái ác, hoằng dương điều thiện hay không?
Dân tộc chúng ta đã đánh mất đức hiếu sinh của cha ông tự
bao giờ vậy?
***********************************
Entry này được tự động gửi lên từ trang Dân Luận
(http://danluan.org/node/7028), một số đường liên kết và hình
ảnh có thể sai lệch. Mời độc giả ghé thăm Dân Luận để
xem bài viết hoàn chỉnh. Dân Luận có thể bị chặn tường
lửa ở Việt Nam, xin đọc hướng dẫn cách vượt tường lửa
tại đây (http://kom.aau.dk/~hcn/vuot_tuong_lua.htm) hoặc ở đây
(http://docs.google.com/fileview?id=0B_SKdt9lFNAxZGJhYThiZDEtNGI4NC00Njk3LTllN2EtNGI4MGZhYmRkYjIx&hl=en)
hoặc ở đây (http://danluan.org/node/244).
Dân Luận có các blog dự phòng trên WordPress
(http://danluan.wordpress.com) và Blogspot (http://danluanvn.blogspot.com),
mời độc giả truy cập trong trường hợp trang Danluan.org gặp
trục trặc... Xin liên lạc với banbientap(a-còng)danluan.org để
gửi bài viết cho Dân Luận!
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét