width="500" height="230" alt="5113442270_b5fca6a8d9.jpg" /></center>
"Một làn sóng đàn áp giới truyền thông tại Việt Nam" là
tựa đề bài <a
href="http://cpj.org/2010/10/a-wave-of-media-suppression-in-vietnam.php">Alert</a>
(báo động) của Ủy ban Bảo vệ Nhà báo (CPJ) về vụ bắt
<em><strong>Anhbasg</strong></em>, vụ kéo dài hạn tù của
<em><strong>Điếu Cày</strong></em>, và vụ bắt giảng viên
<em><strong>Phạm Minh Hoàng</strong></em>. CPJ cũng nêu vấn đề về
<em><strong>Phan Hà Bình</strong></em> báo Tiền Phong.
Trong bản tin đề ngày 22 tháng 10, CPJ nói Phan Thanh Hải, tức
blogger Anhbasg, bị bắt với lệnh tạm giam và bị tịch thu máy
computer, cả desktop lẫn laptop. Công an tố cáo Anhbasg đưa tin sai
trái trên blog, nhưng blog Anhbasg chỉ có mỗi tội là đưa thông
tin "mà nhà cầm quyền cho là nhạy cảm," theo CPJ — như
tranh chấp biển đảo và dự án bô xít.
Về Điếu Cày, CPJ báo tin ông vẫn còn bị giam mặc dù hạn tù
đã hết vào ngày 20 tháng 10. Blog Điếu Cày đã dám tường
trình biểu tình chống Trung Quốc và kêu gọi tẩy chay cuộc
rước đuốc Thế vận hội Bắc Kinh.
CPJ cũng gọi tội danh "trốn thuế" đối với Điếu Cày là
sự "dựng chuyện" — "trumped-up."
Về Phạm Minh Hoàng, CPJ "cũng quan ngại" về vụ bắt người
này. Họ quan ngại vì chính quyền Việt Nam đã bắt ông Hoàng
vì những gì ông viết – tức là vì tự do ngôn luận của
ông.
"Việt Nam vẫn tiếp tục đàn áp nhà báo và blogger, không
thuyên giảm, và niềm hy vọng cho một nền truyền thông ngày
càng bé đi, giảm theo tỷ lệ nghịch với nền kinh tế. Chúng
tôi kêu gọi chính quyền đảo ngược chính sách này," ông Bob
Dietz, điều hợp viên CPJ cho châu Á, nói.
Về Phan Hà Bình, CPJ nói họ "lo ngại về tính xác thực của
tội danh" ("worried about the validity of charges") vì, trong quá
khứ, chính quyền Việt Nam đã dùng tội danh này để bịt
miệng truyền thông khi tiết lộ thông tin về các cơ sở
thương mại có rễ có dù.
Ủy ban Bảo vệ Nhà báo (Committee to Protect Journalists, CPJ) là
một tổ chức do 13 phóng viên Mỹ hoạt động tại nước ngoài
lập ra, với mục đích bảo vệ các đồng nghiệp ngoại quốc
của họ. (Việt Nam không phải là xứ duy nhất vì ngại đập
thẳng nhà báo Mỹ nên đập xéo qua đồng nghiệp địa phương
của họ.)
Không nước nào nằm ngoài tầm nhắm của CPJ, kể cả Mỹ.
Chẳng hạn, <a href="http://cpj.org/awards/2008/">giải thưởng Press
Freedom Award năm 2008 của CPJ</a> được trao cho Bilal Hussein, một
phóng viên ảnh người Iraq từng chụp ảnh phiến quân bắn
lại lính Mỹ. Nhà báo này bị quân đội Mỹ tại Iraq giam 2
năm.
***********************************
Entry này được tự động gửi lên từ trang Dân Luận
(http://danluan.org/node/6799), một số đường liên kết và hình
ảnh có thể sai lệch. Mời độc giả ghé thăm Dân Luận để
xem bài viết hoàn chỉnh. Dân Luận có thể bị chặn tường
lửa ở Việt Nam, xin đọc hướng dẫn cách vượt tường lửa
tại đây (http://kom.aau.dk/~hcn/vuot_tuong_lua.htm) hoặc ở đây
(http://docs.google.com/fileview?id=0B_SKdt9lFNAxZGJhYThiZDEtNGI4NC00Njk3LTllN2EtNGI4MGZhYmRkYjIx&hl=en)
hoặc ở đây (http://danluan.org/node/244).
Dân Luận có các blog dự phòng trên WordPress
(http://danluan.wordpress.com) và Blogspot (http://danluanvn.blogspot.com),
mời độc giả truy cập trong trường hợp trang Danluan.org gặp
trục trặc... Xin liên lạc với banbientap(a-còng)danluan.org để
gửi bài viết cho Dân Luận!
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét