sẽ tròn 9 tuổi và xin nói lời chia tay độc giả. Chúng tôi
sẽ nhìn lại chặng đường 9 năm qua và trình bày nguyên nhân
kết thúc hoạt động. Nhân dịp này, chúng tôi cũng mời các
cộng tác viên tham gia trả lời 3 câu hỏi của talawas sau đây:
1. Theo anh, 5 vấn đề hệ trọng nhất của Việt Nam hiện nay
là gì?
2. Nếu được cầm quyền tuyệt đối tại Việt Nam trong vòng
24 tiếng đồng hồ, anh sẽ làm gì?
3. Hình dung của anh về Việt Nam năm 2010, 2020 và 2030.</div>
____________
<strong>I.</strong>
1. Xã hội phân hóa ra nhiều giai cấp, tầng lớp, nhưng lại do
một Đảng độc quyền lãnh đạo, nhân danh bộ tham mưu của
giai cấp công nhân, một giai cấp bị thất học, nơm nớp lo
thất nghiệp, muốn đình công đòi tiền lương còm không biết
dựa vào ai, tự đình công thì bị coi là bất hợp pháp. Ai
cũng thấy là xã hội đang đi vào con đường của chủ nghĩa
tư bản, nhưng lúc nào cũng được nhắc nhở phải kiên trì
chủ nghĩa xã hội. Nói hướng tới nền kinh tế tri thức,
nhưng tầng lớp trí thức được xếp sau công, nông (hai giai
cấp lao động chân tay).
2. Đất nước trải qua 65 năm dân chủ, nhưng những người
cầm quyền thảo văn kiện nào, bài viết nào cũng nhắc đi
nhắc lại, nhắc tới nhắc lui, phải thực hiện dân chủ, mở
rộng dân chủ, thực hiện quyền làm chủ, khắc phục dân chủ
hình thức, chống lợi dụng dân chủ, dân chủ phải đi đôi
với kỷ cương… Bạn có thấy trên thế giới có quốc gia nào
như thế không? Vậy là yêu dân chủ hay sợ dân chủ? Vậy là
dân chủ còn xa vời lắm, vẫn là mơ ước chưa thành?
3. Hiến pháp đã ghi nhận đủ mọi quyền tự do, các văn kiện
chính thức đều nhắc con người là trung tâm, phải tôn trọng
quyền con người. Nhưng các sắc luật, bộ luật đã tạo ra
các điều cấm trái với Hiến pháp và bất chấp Tuyên bố
Vienna của Hội đồng Nhân quyền Liên Hiệp Quốc: "<em>Tất
cả quyền con người đều mang tính phổ cập, không thể chia
cắt, phụ thuộc lẫn nhau, liên quan đến nhau</em>" và
"<em>không thể viện dẫn sự kém phát triển để biện minh
cho việc cắt xén các quyền con người</em>."
4. Kinh tế thị trường, nhà nước pháp quyền, xã hội dân sự
là kiềng ba chân của một xã hội dân chủ. Ở Việt Nam, hai
chân kiềng trước bị áp đặt tính từ "xã hội chủ
nghĩa", do đó chân kiềng thứ ba vẫn là một xã hội chính
trị như nửa thế kỷ trước; Các đoàn thể đều không cần
che giấu mình là công cụ của Đảng, tập hợp người dân
thuộc giới mà mình phụ trách trước Đảng. Không có xã hội
dân sự thì cũng không thể có nhà nước pháp quyền thực sự,
không thể có nền kinh tế thị trường lành mạnh.
5. Bốn vấn đề bất cập kể trên đưa tới khủng hoảng văn
hóa, đặc biệt là băng hoại đạo đức, có người e rằng vô
đạo đức đang trở thành dân tộc tính! Văn hóa đạo đức
giả: Nói dối như cuội, bằng giả tràn lan, báo cáo láo mọi
cấp, mọi nơi; Văn hóa không trả lời: Các đại công thần và
có tuổi ngang cha, chú như Võ Nguyên Giáp, Võ Văn Kiệt gửi
kiến nghị không ai trả lời; Hằng ngàn trí thức kiến nghị
dừng Bauxite không ai trả lời…; Con đánh giết cha mẹ, cháu
đánh giết ông bà, học trò đánh thày, công an đánh chết
dân…
<strong>II.</strong>
1. Lập tức đổi mới Đảng, từ bỏ chủ nghĩa xã hội mô
hình Xô-viết Stalin, xây dựng một Đảng của dân tộc.
2. Mở Hội nghị Diên Hồng mới dự thảo Hiến pháp có độ
sáng đủ sức soi đường 1000 năm cho dân tộc.
3. Thực hiện ngay tự do ngôn luận để phát huy dân trí, dân
khí, dân quyền, làm cho tiếng dân vang lên một ý chí tự
cường dựng nước giữ nước.
<strong>III.</strong>
2030: một nước Việt Nam đã ra khỏi chế độ toàn trị, chế
độ dân chủ đã có nền móng; một dân tộc Việt Nam xóa
sạch hận thù, hòa hợp trong tình đồng bào thiêng liêng; một
nền văn hóa dân tộc hiện đại đang hình thành.
© 2010 Tống Văn Công
© 2010 talawas
***********************************
Entry này được tự động gửi lên từ trang Dân Luận
(http://danluan.org/node/6806), một số đường liên kết và hình
ảnh có thể sai lệch. Mời độc giả ghé thăm Dân Luận để
xem bài viết hoàn chỉnh. Dân Luận có thể bị chặn tường
lửa ở Việt Nam, xin đọc hướng dẫn cách vượt tường lửa
tại đây (http://kom.aau.dk/~hcn/vuot_tuong_lua.htm) hoặc ở đây
(http://docs.google.com/fileview?id=0B_SKdt9lFNAxZGJhYThiZDEtNGI4NC00Njk3LTllN2EtNGI4MGZhYmRkYjIx&hl=en)
hoặc ở đây (http://danluan.org/node/244).
Dân Luận có các blog dự phòng trên WordPress
(http://danluan.wordpress.com) và Blogspot (http://danluanvn.blogspot.com),
mời độc giả truy cập trong trường hợp trang Danluan.org gặp
trục trặc... Xin liên lạc với banbientap(a-còng)danluan.org để
gửi bài viết cho Dân Luận!
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét