là một vấn đề rất đáng quan tâm khi người Mỹ cân nhắc
tương lai việc can thiệp của mình tại Afghanistan. Tháng Mười
một năm trước, tờ Newsweek đã đăng trên trang chủ bài viết
mang tên "<em>Chúng ta (đã có thể) thắng ra sao tại Việt
Nam.</em>"
Đối với tôi thì rõ ràng là từ ba chuyến viếng thăm Việt
Nam trong hai năm qua -- bao gồm cả một chuyến đi cùng một nhóm
người lớn mà tôi làm trưởng đoàn cùng với một chuyến đi
với các sinh viên Đại học Millsaps vào tháng Năm -- cho thấy
rằng bài học thật sự bắt đầu bằng việc loại bỏ cụm
từ "<em>(đã có thể)</em>" từ đầu đề bài báo ấy.
Hoa Kỳ đã thắng tại Việt Nam. Chiến thắng của người Mỹ,
đã bị chậm trễ hơn bốn mươi năm vì diễn tiến của cuộc
chiến tranh, cuối cùng đã đạt được bất chấp những nỗ
lực của Lyndon Johnson và Richard Nixon tìm cách ngăn cản nó.
Hoa Kỳ đã thua trong cuộc chiến tranh, nhưng chắc chắn đã
thắng về hoà bình. Cuộc đấu tranh, từ câu nói nổi tiếng
của Tổng thống Johnson, là vì "trái tim và khối óc" của
người dân Việt Nam. Trái tim và khối óc không thể chiến
thắng được bằng vũ lực; chúng được thắng qua lực lượng
của tư tưởng và văn hoá.
Một khi Việt Nam tiếp tục chiến đấu, họ sẽ không thể thua
cuộc trong cuộc chiến quân sự.
Một khi Hoa Kỳ ngừng chiến đấu, họ không thể thua cuộc vì
hoà bình.
Và nếu Hoa Kỳ đã không tham gia cuộc chiến ngay từ đầu, họ
đã chiến thắng cuộc chiến văn hoá ấy sớm hơn nhiều.
<div class="boxright220"><img
src="http://images.huffingtonpost.com/2010-10-12-SaigonAmericanizationSM.jpg"
/><div class="textholder">Một bảng hiệu tại "Thành phố Hồ Chí
Minh" (Sài Gòn)</div></div>
Những người Cộng sản đã thắng trận đầu bằng một thứ
chiến tranh du kích. Hoa Kỳ đã chiến thắng cuộc đấu tranh
rộng lớn hơn để chiếm lấy trái tim và khối óc của người
dân qua một thứ chiến tranh du kích về văn hoá.
Tờ thị thực nhập cảnh của chúng tôi đề "<em>Cộng hoà Xã
hội Chủ nghĩa Việt Nam</em>". Trên thực tế thì hiện nay đất
nước này là "Phi-Cộng hoà Tư bản Chủ nghĩa Việt Nam". Một
hệ thống chính trị độc đảng vẫn còn nắm quyền, và có
những cố gắng nửa vời, gián đoạn nhằm ngăn cản người
dân truy cập thông tin. Đôi khi bạn có thể truy cập được
Facebook; đôi khi lại không. Đôi khi truyền hình tiếp dẫn các
đài CNN và BBC, đôi khi không.
Một trong những kênh truyền hình trong khách sạn chúng tôi ở
tại Hội An trong chuyến đi vào tháng Năm đã chiếu đi chiếu
lại cả ngày những chương trình biểu diễn thời trang của
hãng đồ lót Victoria Secret. Tôi đoán rằng những chương trình
này đã thay thế các kênh CNN và BBC và nhà cầm quyền cho rằng
việc chiếu những cô gái đẹp biểu diễn đồ lót nhằm thay
thế tin tức chính xác sẽ giúp giảm bớt những than phiền về
việc ngăn cản thông tin.
Chúng tôi hỏi một phụ nữ về những dạng cấm đoán và đàn
áp dưới chế độ Cộng sản trong thập niên sau khi miền Nam
sụp đổ năm 1975, và đã nhận được một câu trả lời tóm
tắt tình hình Việt Nam hiện tại: "But now -- it's OK!"
Nếu lấy bất cứ tiền đề nào để thay thế cho "it", thì
nhận định trên đều hợp nghĩa. Đây có thể là khẩu hiệu
mới của Việt Nam: "But now -- it's OK!"
Còn về phần "xã hội chủ nghĩa" trong danh hiệu chính thức
của đất nước thì nó cũng chẳng còn chính xác, chẳng khác
nào một số người đang mắng Tổng thống Obama là một "kẻ
theo chủ nghĩa xã hội." Chủ nghĩ tư bản đang thống lĩnh trên
đỉnh cao bất cứ mọi nơi.
Ngược lại, quốc gia cựu Cộng sản này đã áp dụng chế
độ kinh tế tự do quá trớn. Để tôn trọng di sản Mác-xít
của mình, người Việt không thích mô tả thực tế hiện tại
của mình với cụm từ "chủ nghĩa tư bản" đầy thô bỉ, thay
vì thế họ sử dụng cụm từ "nền kinh tế thị trường."
Việt Nam hôm nay còn ít tính chất xã hội chủ nghĩa hơn cả
tiểu bang Mississippi quê tôi. Tôi nói thật. Nước Mỹ đang rất
cần hệ thống y tế toàn khắp, nhưng chúng ta cũng còn chế
độ trợ cấp y tế Medicaid cho người nghèo. Một số trường
học công cộng vẫn còn nhiều điều chưa thoả mãn, nhưng ta
vẫn được miễn phí giáo dục đến hết cấp trung học. Chúng
ta lại có hệ thống An sinh Xã hội. Ở Việt Nam thì không, ở
đây người nghèo vẫn phải trả chi phí y tế lẫn chi phí giáo
dục cho con em họ từ cấp tiểu học trở lên và chỉ có công
chức nhà nước mới được những khoản lương hưu ít ỏi.
Tôi trông đợi cảnh Hồ Chí Minh sẽ phải ngồi dậy trong cái
hòm kính của mình khi chúng tôi thăm viếng ông ở Hà Nội,
nhưng trông ông có vẻ thanh thản trước hiện trạng cuộc cách
mạng của ông đang sụp đổ qua một đổi thay có thể đặt
tên là Cuộc Cách mạng Văn hoá Tư sản Vĩ đại.
Tự do là một cơn bệnh truyền nhiễm có thể tự lây lan; nó
là một loại vi khuẩn tự sao chép; nhưng nó không thể được
trang bị vũ khí và truyền tải bằng chiến tranh.
Hiện tình tại Afghanistan thì phức tạp và khó khăn hơn nhiều,
và những bài học của Việt Nam có thể không áp dụng được.
Nhưng ít nhất chúng ta cũng nên thấy rõ những bài học này là
gì.
Vì thế, hãy bỏ đi cụm từ "(đã có thể)". "Chúng ta đã
thắng Việt Nam" bằng cách chấm dứt cuộc chiến.
Nguồn: <a
href="http://www.huffingtonpost.com/robert-s-mcelvaine/we-have-won-in-vietnam_b_758810.html"></a>
***********************************
Entry này được tự động gửi lên từ trang Dân Luận
(http://danluan.org/node/6841), một số đường liên kết và hình
ảnh có thể sai lệch. Mời độc giả ghé thăm Dân Luận để
xem bài viết hoàn chỉnh. Dân Luận có thể bị chặn tường
lửa ở Việt Nam, xin đọc hướng dẫn cách vượt tường lửa
tại đây (http://kom.aau.dk/~hcn/vuot_tuong_lua.htm) hoặc ở đây
(http://docs.google.com/fileview?id=0B_SKdt9lFNAxZGJhYThiZDEtNGI4NC00Njk3LTllN2EtNGI4MGZhYmRkYjIx&hl=en)
hoặc ở đây (http://danluan.org/node/244).
Dân Luận có các blog dự phòng trên WordPress
(http://danluan.wordpress.com) và Blogspot (http://danluanvn.blogspot.com),
mời độc giả truy cập trong trường hợp trang Danluan.org gặp
trục trặc... Xin liên lạc với banbientap(a-còng)danluan.org để
gửi bài viết cho Dân Luận!
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét