đoàn kinh tế (Vinashin - VNS) lại khiến cử tri và đại biểu
Quốc hội quan tâm như vậy, bởi nói như một đại biểu, với
số nợ 120.000 tỉ đồng thì mỗi người Việt Nam (từ Thủ
tướng đến kẻ ăn mày) đều phải gánh cỡ... 1,5 triệu
đồng cho tập đoàn này!
Thế nhưng một dấu hỏi lớn "mới toe" không thể xem
thường: Thực sự VNS nợ bao nhiêu?
Theo số liệu ban đầu đưa ra là 86.000 tỉ đồng nhưng "theo
một nguồn đáng tin cậy" thì Chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng
An ninh của Quốc hội, ông Lê Quang Bình, lại tin rằng "phải
lên tới 120.000 tỉ đồng" bởi sau khi vụ VNS lộ sáng, nhiều
ngân hàng tập hợp số liệu và tổng nợ cộng dồn ra con số
đó. Hơn thế, thay vì xác nhận thì người đứng đầu ngành
kế hoạch - đầu tư, Bộ trưởng Võ Hồng Phúc còn nhắc tới
số liệu... 130.000 tỉ đồng!
Vậy con số nào đúng?
Thật ra việc xác định chính xác số nợ nần của một đơn
vị kinh tế không phải để nhằm "phân bổ" nghĩa vụ cho
từng công dân, mà chủ yếu để giúp chính đơn vị ấy hoạch
định kế hoạch kinh doanh một cách sát thực cho những niên
độ tài chính kế tiếp, cũng như giúp lành mạnh hóa hệ
thống tài chính doanh nghiệp. Đơn giản như các khoản phát sinh
trên nợ như lãi tiền vay, tiền phạt chậm hợp đồng v.v...
chỉ có thể tính được trên những số nợ cụ thể của
những hợp đồng cụ thể.
Báo cáo ban đầu liệt kê 86.000 tỉ đồng, nay một số ngân
hàng "tố" thêm nợ mới. Nhưng trong thực tế kinh doanh đâu
chỉ có ngân hàng là chủ nợ duy nhất, mà số nợ có thể
đến từ tiền ứng trước của khách hàng (trong VNS khoản này
khá lớn bởi đặc thù sản phẩm là con tàu có giá trị hàng
trăm triệu USD, vòng quay vốn dài hàng năm); từ người cung
cấp nguyên vật liệu (như sắt thép, thiết bị...); từ các
khoản dịch vụ phí chậm trả như bảo hiểm, tư vấn, thiết
kế... mua ngoài hoặc đơn giản là khoản tiền công, tiền
lương, BHXH... của 7 vạn lao động thuộc VNS.
Các chủ thể kể trên có "nhạy" như các ngân hàng trong
việc liệt kê các khoản phải đòi với VNS chưa?
Đã có tuyên bố đưa ra "tháng 11 sẽ thấy một VNS khác",
song trước sự thiếu rõ ràng ấy cử tri và đại biểu Quốc
hội chưa thể yên tâm.
Đơn giản là chưa xác định được chính xác số nợ thì chưa
thể xác định được chính xác nghĩa vụ trả nợ!
***********************************
Entry này được tự động gửi lên từ trang Dân Luận
(http://danluan.org/node/6790), một số đường liên kết và hình
ảnh có thể sai lệch. Mời độc giả ghé thăm Dân Luận để
xem bài viết hoàn chỉnh. Dân Luận có thể bị chặn tường
lửa ở Việt Nam, xin đọc hướng dẫn cách vượt tường lửa
tại đây (http://kom.aau.dk/~hcn/vuot_tuong_lua.htm) hoặc ở đây
(http://docs.google.com/fileview?id=0B_SKdt9lFNAxZGJhYThiZDEtNGI4NC00Njk3LTllN2EtNGI4MGZhYmRkYjIx&hl=en)
hoặc ở đây (http://danluan.org/node/244).
Dân Luận có các blog dự phòng trên WordPress
(http://danluan.wordpress.com) và Blogspot (http://danluanvn.blogspot.com),
mời độc giả truy cập trong trường hợp trang Danluan.org gặp
trục trặc... Xin liên lạc với banbientap(a-còng)danluan.org để
gửi bài viết cho Dân Luận!
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét