TS. Bùi Thế Đức - Hoạt động vu cáo "Việt Nam vi phạm nhân quyền" của các thế lực thù địch

<div class="boxleft400"><img src="/files/u1/image0152.jpg" width="383"
height="347" alt="image0152.jpg" /></div>
Trong khi tiến hành chiến lược "Diễn biến hòa bình", các
thế lực thù địch luôn tìm cách lợi dụng các vấn đề
nhạy cảm: dân chủ, nhân quyền, tôn giáo, dân tộc để chống
phá các nước XHCN. Đặc biệt từ sau năm 1991 đến nay, lợi
dụng sự sụp đổ của chế độ XHCN ở Liên Xô và các nước
Đông Âu, các thế lực thù địch ngày càng gia tăng sử dụng
các vấn đề trên để chống phá, nhằm xóa bỏ vai trò lãnh
đạo của Đảng và chế độ XHCN, hướng lái Việt Nam theo
chế độ TBCN. Hoạt động chống ta về dân chủ, nhân quyền
luôn gắn liền với vấn đề tôn giáo, dân tộc, nhằm can
thiệp, gây sức ép, kích động chủ nghĩa li khai, gây mất ổn
định chính trị – xã hội diễn ra ngày càng gay gắt, tập
trung vào các hoạt động chủ yếu sau đây:

- Thông qua các tổ chức quốc tế, các đạo luật, các báo cáo
vu cáo Việt Nam vi phạm dân chủ, nhân quyền.

Vấn đề nhân quyền và nghĩa vụ thực hiện nhân quyền là
mối quan tâm chung của nhân loại, là một trong những vấn đề
mang tính toàn cầu. Các nước phương Tây đang gia tăng lợi
dụng vấn đề này để can thiệp vào công việc nội bộ
nước ta, tổ chức nhiều cuộc điều trần, hội thảo, họp
báo, ra tuyên bố, ban hành các nghị quyết, dự luật… nhằm
xuyên tạc, bóp méo tình hình nhân quyền ở Việt Nam. Các cơ
quan, tổ chức như: Bộ Ngoại giao Mỹ, Ủy ban tự do tôn giáo
quốc tế Mỹ, Nghị viện châu Âu, các tổ chức theo dõi nhân
quyền, Ân xá quốc tế … trong các báo cáo hàng năm đều
buộc phải thừa nhận Việt Nam có "chuyển biến tích cực",
nhưng luôn cố ý đánh giá tiêu cực về tình hình nhân quyền
Việt Nam. Lợi dụng quan hệ hợp tác với Việt Nam, nhiều
nước, nhất là một số nước EU luôn tìm cách gắn vấn đề
hợp tác phát triển viện trợ, đầu tư với những điều
kiện đòi hỏi về cải thiện dân chủ, nhân quyền. Trên các
diễn đàn đa phương và song phương, các nước phương Tây
thường đưa ra những lập luận tuyệt đối hóa tính toàn
cầu, tính phổ cập của vấn đề dân chủ, nhân quyền với
luận điểm "nhân quyền cao hơn chủ quyền" mà không tính
đến đặc thù văn hóa, xã hội của từng quốc gia, khu vực.

<div class="boxright220"><img src="/files/u1/image0153.jpg" width="218"
height="368" alt="image0153.jpg" /></div>
- Lợi dụng dân chủ, nhân quyền để phá hoại tư
tưởng, tác động "tự diễn biến" vào nội bộ ta.

Các thế lực thù địch luôn tìm cách lợi dụng sự suy thoái
về phẩm chất đạo đức, lối sống, tệ tham những và vi
phạm pháp luật của một bộ phận cán bộ, Đảng viên để
tuyên truyền xuyên tạc, đả kích vai trò lãnh đạo của
Đảng, xuyên tạc chủ nghĩa Mác -Lênin đã lỗi thời nhằm làm
suy giảm niềm tin của quần chúng với chế độ. Chúng triệt
để lợi dụng các phương tiện truyền thông đại chúng để
mở các chiến dịch tuyên truyền đa nguyên, đa đảng, hạ bệ
thần tượng Hồ Chí Minh, gây nghi kị, chia rẽ trong nội bộ
ta. Thông qua các chương trình hợp tác về văn hóa, giáo dục,
đào tạo để truyền bá mô hình lập pháp và nền dân chủ tư
sản phương Tây, cho rằng Việt Nam cần phải cải cách luật
pháp và hệ thống xét xử theo hướng tam quyền phân lập; một
số đối tượng tìm cách tạo dựng "ngọn cờ", tập hợp
lực lượng thực hiện ý đồ hình thành tổ chức chính trị
đối lập với Đảng Cộng sản Việt Nam.

- Lợi dụng chiêu bài "nhân quyền" để kích động
tư tưởng li khai, tự trị ở các vùng dân tộc thiểu số.

Các thế lực thù địch ở bên ngoài công khai ủng hộ khích
lệ bọn phản động trong người dân tộc thiểu số lưu vong,
móc nối, kích động và chỉ đạo số chống đối bên trong
ráo riết phục hồi tổ chức, phát triển cơ sở, kích động
tư tưởng li khai tự trị, kích động quần chúng biểu tình,
bạo loạn. Tại Tây Nguyên, chúng kích động người dân trốn
sang Campuchia, tạo chỗ đứng chân, tập hợp lực lượng gây
mất ổn định lâu dài. Các phần tử phản động Khmer Krom lưu
vong gia tăng các hoạt động tuyên truyền vu cáo Việt Nam vi
phạm nhân quyền, kích động gây hận thù dân tộc Kinh –
Khmer, tìm cách móc nối với số chống đối trong nội địa
tập hợp quần chúng kích động, biểu tình đòi đất, đòi li
khai, tự trị. Ở Tây Bắc, các tổ chức người Mông, Thái lưu
vong cũng đang tích cực tuyên truyền luận điệu Việt Nam phân
biệt đối xử với người Mông, Thái; gia tăng phát triển
đạo trái pháp luật để nắm quần chúng.

<div class="boxright300"><img src="/files/u1/image0154.jpg" width="276"
height="299" alt="image0154.jpg" /></div>
- Gia tăng kết hợp, móc nối số đối tượng chống
đối trong nước và bọn phản động nước ngoài để chống
Việt Nam.

Vận động số nghị sĩ cực đoan trong Hạ viện Mỹ, Nghị
viện châu Âu… ban hành các "Dự luật", "Nghị quyết",
"Báo cáo"… tạo cơ sở pháp lí cho các hoạt động chống
Việt Nam và hợp thức hóa sự ủng hộ với số chống đối;
thu thập thông tin về những sơ hở, thiếu sót của ta trong
chính sách dân tộc, tôn giáo ở cơ sở để tạo cớ vu cáo
Việt Nam vi phạm dân chủ, nhân quyền. Bọn phản động lưu
vong đã tổ chức nhiều cuộc biểu tình, "mit tinh" ủng hộ
"phong trào dân chủ trong nước". Số cơ hội chính trị trong
nước liên kết với "Đảng cấp tiến quốc gia" (TRP) đưa
tổ chức "Quĩ người Thượng" của Ksor Kok đến vu cáo
Việt Nam tại một số diễn đàn của Liên Hợp quốc. Đáng
chú ý là các tổ chức của Võ Văn Ái, Nguyễn Gia Kiểng ở
Pháp; Ngô Thị Hiền ở Mỹ thường xuyên tiến hành các hoạt
động xuyên tạc, vu cáo ta.

<h2>2. Một số nhiệm vụ và giải pháp chủ yếu</h2>

<div class="boxright220"><img src="/files/u1/image0155.jpg" width="259"
height="264" alt="image0155.jpg" /></div>
- Tổ chức tốt công tác tuyên truyền vận động, giáo
dục sát hợp từng vùng, địa phương nhằm nâng cao nhận thức
cho cán bộ, đảng viên và nhân dân về công tác bảo vệ và
đấu tranh nhân quyền trong tình hình mới. Nắm chắc quan
điểm, chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước và những
thành tựu to lớn về nhân quyền chúng ta đã đạt được.
Tập trung giáo dục tầng lớp thanh niên, sinh viên, học sinh…,
chống sự xâm nhập của các loại tư tưởng sai trái, tài
liệu độc hại từ bên ngoài.

- Tăng cường công tác lãnh đạo, quản lí hoạt động
báo chí, xuất bản, giáo dục, đào tạo… ngăn chặn những
biểu hiện lệch lạc, bôi nhọ hình ảnh đất nước, lộ bí
mật, gây phức tạp cho an ninh, tổ chức tốt công tác thông tin
tuyên truyền đối ngoại.

- Nâng cao cảnh giác trước âm mưu, thủ đoạn hoạt
động mới của các thế lực thù địch lợi dụng nhân quyền
chống phá ta, nhất là lợi dụng quyền tự do tôn giáo, quyền
tự trị của dân tộc thiểu số, quyền tự do ngôn luận, báo
chí, bày tỏ ý kiến… để can thiệp vào công việc nội bộ
của Việt Nam. Phải tạo được sự thống nhất nhận thức và
hành động, trước hết là trong cơ quan Đảng, Nhà nước, Mặt
trận Tổ quốc, đoàn thể ở Trung ương và địa phương về
công tác bảo vệ và đấu tranh nhân quyền.

- Tập trung thực hiện có hiệu quả các Nghị quyết,
Chỉ thị, Quyết định của Bộ Chính trị, Ban Bí thư, Thủ
tướng Chính phủ về phát triển kinh tế – xã hội, đảm
bảo an ninh – quốc phòng ở các vùng chiến lược. Đặc biệt
là triển khai thực hiện tốt các Nghị quyết Hội nghị Trung
ương 7 (khóa IX); Nghị quyết số 23 về phát huy sức mạnh
đại đoàn kết dân tộc vì dân giàu, nước mạnh, xã hội
công bằng, dân chủ, văn minh; Nghị quyết số 24 về công tác
dân tộc, Nghị quyết số 25 về công tác tôn giáo…

<div class="boxright300"><img src="/files/u1/image0156.jpg" width="300"
height="276" alt="image0156.jpg" /></div>
- Tiếp tục đầu tư xây dựng hoàn chỉnh hệ thống
pháp luật đi đôi với việc kiện toàn các cơ quan bảo vệ
pháp luật. Đầu tư nghiên cứu cơ bản về vấn đề nhân
quyền làm luận cứ cho việc hoạch định chính sách, pháp
luật, tôn trọng thực quyền và nghĩa vụ của công dân. Đẩy
mạnh việc thực hiện quy chế dân chủ cơ sở, trên cơ sở
đường lối chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước,
đi đôi với chống các luận điểm lợi dụng dân chủ, nhân
quyền của các thế lực thù địch.

- Nắm chắc tình hình, theo dõi, phân tích thông tin dư
luận trong và ngoài nước liên quan đến vấn đề dân chủ,
nhân quyền; dự báo kịp thời âm mưu, hoạt động mới của
các thế lực thù địch, nhất là lợi dụng nhân quyền can
thiệp, gây sức ép của các thế lực thù địch để chủ
động đấu tranh vô hiệu hóa.

- Tăng cường phối hợp chặt chẽ, đồng bộ, thường
xuyên giữa các bộ, ban, ngành, địa phương; phối hợp giữa
hoạt động đối nội và đối ngoại. Trong xử lí các vấn
đề nhạy cảm liên quan đến dân chủ, nhân quyền phải tính
toán, cân nhắc thời điểm phù hợp, đảm bảo yêu cầu chính
trị, pháp luật, đối ngoại; phân biệt rõ mâu thuẫn địch ta
và mâu thuẫn nội bộ nhân dân để giải quyết phù hợp,
không làm phức tạp thêm tình hình, không sơ hở để các thế
lực thù địch lợi dụng vu cáo, xuyên tạc.

- Có biện pháp chủ động tấn công về nhân quyền,
như: công bố thành tựu nhân quyền hàng năm của Việt Nam, phê
phán các hoạt động vi phạm nhân quyền ở chính các nước
phương Tây. Đối với các "vấn đề" nổi cộm mà bên
ngoài quan tâm, cần tập trung giải quyết, không để tình hình
phức tạp thêm.

- Đấu tranh, bảo vệ nhân quyền là đấu tranh, bảo vệ
về chính trị, tư tưởng. Vì vậy, Ban Cán sự Đảng các bộ,
ban, ngành, cơ quan ngang Bộ, cơ quan chính phủ, các tỉnh ủy,
thành ủy chịu trách nhiệm lãnh đạo, chỉ đạo công tác bảo
vệ và đấu tranh nhân quyền theo chức năng, nhiệm vụ được
phân công. Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các đoàn thể chính
trị, xã hội theo chức năng của mình góp phần tích cực tham
gia công tác bảo vệ và đấu tranh về nhân quyền.

- Đẩy mạnh công tác thông tin đối ngoại, xây dựng
nội dung, phương pháp phù hợp nhằm nâng cao hiệu quả công
tác thông tin đối ngoại, xác lập hệ thống lập luận sắc
bén, phù hợp với từng loại đối tượng, đối tác; triển
khai các hoạt động hợp tác quốc tế về nhân quyền, làm cho
các nước và nhân dân thế giới hiểu rõ về những thành tựu
nhân quyền ở Việt Nam, không bị ngộ nhận do những luận
điệu tuyên truyền, xuyên tạc của các thế lực thù địch.
Đặc biệt cung cấp kịp thời thông tin định hướng để giúp
gần 4 triệu người Việt Nam hiểu đúng, hiểu rõ tình hình và
tích cực tham gia công cuộc đổi mới đất nước, như doanh
nhân Nguyễn Công Chánh từ thành phố San Fransisco (Mỹ) về dự
Hội nghị người Việt Nam ở nước ngoài lần thứ nhất đã
nói: "Chúng ta cùng ngồi lại với nhau để giải quyết các
vấn đề giữa trong nước và hải ngoại. Mọi người phải
đoàn kết. Tôi tin tưởng một sự hòa hợp chắc chắn sẽ
trở thành hiện thực".


__________________

[*] Vụ trưởng Vụ Tuyên truyền, Ban Tuyên giáo Trung ương


***********************************

Entry này được tự động gửi lên từ trang Dân Luận
(http://danluan.org/node/5892), một số đường liên kết và hình
ảnh có thể sai lệch. Mời độc giả ghé thăm Dân Luận để
xem bài viết hoàn chỉnh. Dân Luận có thể bị chặn tường
lửa ở Việt Nam, xin đọc hướng dẫn cách vượt tường lửa
tại đây (http://kom.aau.dk/~hcn/vuot_tuong_lua.htm) hoặc ở đây
(http://docs.google.com/fileview?id=0B_SKdt9lFNAxZGJhYThiZDEtNGI4NC00Njk3LTllN2EtNGI4MGZhYmRkYjIx&hl=en)
hoặc ở đây (http://danluan.org/node/244).

Dân Luận có các blog dự phòng trên WordPress
(http://danluan.wordpress.com) và Blogspot (http://danluanvn.blogspot.com),
mời độc giả truy cập trong trường hợp trang Danluan.org gặp
trục trặc... Xin liên lạc với banbientap(a-còng)danluan.org để
gửi bài viết cho Dân Luận!

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét