width="600" height="392" alt="corruptionMap_750x490.gif" /></center>
Tham nhũng được nhìn nhận ở khắp nơi trên thế giới như
một tai họa. Nó bóp nghẹt thương mại, làm hư hỏng các chính
quyền và làm nảy sinh những bất công trong xã hội. Nguyên
nhân thường thấy nhất dẫn đến tham nhũng là sự kết hợp
giữa sự tự do làm theo ý mình (discretion) và trách nhiệm giải
trình (accountability). Chính quyền với nhiều quyền lực tự do
làm theo ý mình và thiếu trách nhiệm giải trình thường tham
nhũng lớn hơn các chính quyền ít tự do làm theo ý mình và
nhiều trách nhiệm giải trình hơn. Quan sát này dẫn tới việc
người ta phải tìm kiếm các cải cách thể chế cho phép hạn
chế quyền lực tùy tiện của chính quyền, đồng thời khiến
chính quyền phải giải trình và chịu trách nhiệm trước công
chúng lớn hơn.
<div class="boxright200"><div class="quotebody"><div class="quoteopen"><img
class="quoleft" src="/misc/quoleft.png"/></div>Tham nhũng sẽ giết
Đảng, nhưng chống tham nhũng cũng giết Đảng luôn!<img
class="quoright" src="/misc/quoright.png"/> <br
class="quoteclear"></div></div>
Lý luận đến đây có vẻ tạm ổn. Nhưng trong cuộc chiến
chống lại tham nhũng, chúng ta thường quên mất một thực tế
cơ bản - tham nhũng có thể là một tai họa đối với những
thường dân, nhưng nó lại là một công cụ cai quản quan trọng
cho các thể chế độc tài.
Tất nhiên, tham nhũng cũng tồn tại trong các nền dân chủ,
nhưng tham nhũng ở đây, so sánh cả về bản chất lẫn số
lượng, là khác nhau về cơ bản so với sự cướp bóc trắng
trợn bởi những lãnh đạo trong thể chế độc tài. Đó là lý
do tại sao các quốc gia ít tham nhũng nhất, với một vài ngoại
lệ, đều là các nền dân chủ, trong khi các quốc gia tham nhũng
nhiều nhất lại phần lớn là các nền độc tài. Trong bảng
Chỉ Số Cảm Nhận Tham Nhũng (Corruption Perception Index) năm 2008
của Tổ chức Minh Bạch Thế Giới (Transparency International),
đánh giá tổng cộng 180 nước, thì 90% trong số 60 quốc gia ít
tham nhũng nhất trên thế giới là các nước dân chủ. Sáu
quốc gia phi dân chủ [nhưng vẫn ít tham nhũng] còn lại là các
quốc gia nhỏ (Singapore, Hong Kong, United Arab Emirates, Oman, Qatar và
Bahrain). Ngược lại, khoảng 60% trong số 60 quốc gia tham nhũng
nhất là các nước độc tài, bao gồm Nga, Iran, Venezuela, Belarus,
Syria, Sudan và Miến Điện. Gần như tất cả 30 quốc gia tham
nhũng nhất thế giới là nhà nước độc tài. (Trung Quốc nằm
trong số 60 quốc gia "có mức độ tham nhũng trung bình").
Tham nhũng phát triển hơn ở các quốc gia độc tài không phải
là một sự trùng hợp. Trong khi các nền dân chủ đón nhận
tính chính danh và sự ủng hộ của đa số thông qua các cuộc
bầu cử cạnh tranh và một nền pháp trị, các quốc gia độc
tài dựa vào sự ủng hộ của một thành phần tinh túy nhỏ
trong xã hội và bộ máy chính trị, trong quân đội, chính
quyền và cảnh sát mật. Bởi vì thành phần tinh túy này và
những kẻ ủng hộ [cho thể chế độc tài] không có giá trị
cốt lõi nào ngoại trừ những bản năng tự thỏa mãn, sự
trung thành và ủng hộ của họ rất dễ thay đổi và phải
được đảm bảo bằng hối lộ liên tục dưới dạng các hình
thức ưu đãi đặc biệt. Họ không chỉ có những đặc quyền
hợp pháp bề ngoài như chăm sóc sức khỏe miễn phí, nhà công
xa hoa và những bữa tiệc đắt giá, mà còn kiếm những khoản
lợi nhuận bất hợp pháp khổng lồ bằng những gian lận trong
các hợp đồng chính phủ và cướp bóc tài sản công qua các
giao dịch tư hữu hóa đầy khuất tất.
Khi đạt tới mức độ mà tham nhũng trở thành một phần trong
thông lệ điều hành của các chính quyền độc tài, thì chính
quyền độc tài bắt buộc phải duy trì bằng được kiểm soát
đối với nền kinh tế. Nếu không có quyền kiểm soát, chính
quyền độc tài sẽ mất đi khả năng hối lộ cho các nhóm
ủng hộ quan trọng của nó. Vì thế, dễ hiểu tại sao các nhà
độc tài lại thích duy trì nền kinh tế trong vòng tay của Nhà
nước. Ngay cả các quốc gia độc tài tỏ ra nỗ lực cải cách
nền kinh tế của mình như Trung Quốc và Việt Nam, thì đảng CS
cầm quyền vẫn phải duy trì sự độc quyền của doanh nghiệp
nhà nước trong các lĩnh vực quan trọng, như ngân hàng, dịch
vụ tài chính, tài nguyên thiên nhiên, viễn thông, năng lượng
và vận tải. Dẫn dắt bởi nguyện vọng duy trì thể chế, sự
can thiệp của nhà nước như thế đơn giản là để kéo dài
tham nhũng.
Tham nhũng còn đóng một mục tiêu chính trị quan trọng trong
các quốc gia độc tài bởi vì nó có thể dùng như một lý do
đơn giản để kỷ luật tay chân và tiêu diệt đối thủ cạnh
tranh. Bởi vì tham nhũng lan tràn khắp nơi dưới thể chế độc
tài, và biên giới giữa cái gì hợp pháp và cái gì bất hợp
pháp bị xóa nhòa, những nhà cai trị độc tài có quyền tùy
tiện to lớn trong việc quyết định ai cần được bảo vệ và
ai cần đưa ra truy tố. Kết cục là, những kẻ cấp dưới
trung thành với thể chế sẽ vĩnh viễn nằm dưới sự thương
xót của các lãnh đạo cấp cao, những người mà thỉnh thoảng
lại quyết định diệt một vài kẻ bất trị để chứng tỏ
mình mới thực sự là chủ. Ở Trung Quốc, kế sách này được
gọi dưới cái tên "giết gà dọa khỉ".
Trong vài trường hợp, tuy nhiên, thậm chí cả khỉ - hay những
chính trị gia cấp cao - cũng cần bị thịt. Và như thế khi
lãnh đạo Đảng CS Trung Quốc quyết định tống giam một cựu
đảng viên lãnh đạo Thượng Hải vào năm ngoái với lý do tham
nhũng, đa số những nhà quan sát Bắc Kinh đều biết rằng lỗi
thực sự của anh ta không phải là tham nhũng, mà là kiêu ngạo
và bất trung chính trị.
Đến bây giờ chúng ta đã cảm nhận được sâu sắc hơn câu
nói, mà nghe đồn là của một cựu lãnh đạo cấp cao Trung
Quốc, rằng "tham nhũng sẽ giết Đảng, nhưng chống tham nhũng
cũng giết Đảng luôn". Điều ông ta ám chỉ, thực sự là thể
chế một đảng lãnh đạo không thể cầm quyền mà thiếu tham
nhũng.
<em>Minxin Pei là một cộng tác viên lâu năm tại Carnegie Endowment
for International Peace và là tác giả của cuốn China's Trapped
Transition: The Limits of Developmental Autocracy (Harvard 2006).</em>
***********************************
Entry này được tự động gửi lên từ trang Dân Luận
(http://danluan.org/node/5945), một số đường liên kết và hình
ảnh có thể sai lệch. Mời độc giả ghé thăm Dân Luận để
xem bài viết hoàn chỉnh. Dân Luận có thể bị chặn tường
lửa ở Việt Nam, xin đọc hướng dẫn cách vượt tường lửa
tại đây (http://kom.aau.dk/~hcn/vuot_tuong_lua.htm) hoặc ở đây
(http://docs.google.com/fileview?id=0B_SKdt9lFNAxZGJhYThiZDEtNGI4NC00Njk3LTllN2EtNGI4MGZhYmRkYjIx&hl=en)
hoặc ở đây (http://danluan.org/node/244).
Dân Luận có các blog dự phòng trên WordPress
(http://danluan.wordpress.com) và Blogspot (http://danluanvn.blogspot.com),
mời độc giả truy cập trong trường hợp trang Danluan.org gặp
trục trặc... Xin liên lạc với banbientap(a-còng)danluan.org để
gửi bài viết cho Dân Luận!
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét